Thu Tục Ly Hôn

Quy định về tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn

Quy định về tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn

 

Quy định về tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn

Quy định về cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn được thể hiện cụ thể về nghĩa vụ, mức cấp dưỡng nuôi con và các quy định khác liên quan, cụ thể như sau:

Việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH năm 2014 và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000.

Theo đó, “Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”.

Như vậy, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn.

Tiền cấp dưỡng nuôi con được quy định tại mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP như sau: “Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý…”.

Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.

Theo quy định tại: “Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về mức cấp dưỡng như sau: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng… Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết”.

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.”

Trân trọng

P. Luật sư HNGĐ – Công ty Luật Minh Gia

Có thể bạn quan tâm:

>> Tư vấn về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con

>> Cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

>> Đương sự có phải chịu án phí cấp dưỡng nuôi con không?

Gửi câu hỏi tại đây
Đặt lịch gặp luật sư
Yêu cầu báo giá vụ việc

Nếu có vướng mắc cần tư vấn, hãy liên hệ qua Hotline: 1900.6169 để Luật Minh Gia hỗ trợ bạn.


Tag

cấp dưỡng nuôi con mức cấp dưỡng nuôi con cấp dưỡng khi bố mẹ ly hôn ly hôn thủ tục ly hôn quyền nuôi con quyền tài sản tài sản chung vợ chồng

 

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

 

kinh nghiêm cưới

bài Thơ Haycây thuốc quý ,Lời chúc Mừng Sinh Nhật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *