Thu Tục Ly Hôn

Quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật

Quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật

 

Quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật được quy định về người có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật, và hậu quả của việc kết hôn trái pháp luật…là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định, được quy định cụ thể như sau:

Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

+   Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định về “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”.

+   Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định về “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” và những trường hợp cấm kết hôn theo quy định như “Người đang có vợ hoặc có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự; Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Giữa những người cùng giới tính..”

+   Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định về “Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ  đủ mười tám tuổi trở lên” và những trường hợp cấm kết hôn theo quy định như “Người đang có vợ hoặc có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự; Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Giữa những người cùng giới tính..”

–    Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

–    Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;

–    Hội liên hiệp phụ nữ.

+   Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

Hủy việc kết hôn trái pháp luật

Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đã nêu trên đây, Toà án xem xét và quyết định việc hủy kết hôn trái pháp luật và gửi bản sao quyết định cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn. Căn cứ vào quyết định của Toà án, cơ quan đăng ký kết hôn xoá đăng ký kết hôn trong Sổ đăng ký kết hôn.

Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

+   Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

+   Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.

+   Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

Trân trọng

P. Luật sư HNGĐ – Công ty Luật Minh Gia

Gửi câu hỏi tại đây
Đặt lịch gặp luật sư
Yêu cầu báo giá vụ việc

Nếu có vướng mắc cần tư vấn, hãy liên hệ qua Hotline: 1900.6169 để Luật Minh Gia hỗ trợ bạn.


Tag

điều kiện kết hôn tuổi kết hôn kết hôn trái pháp luật hủy việc kết hôn

 

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

 

kinh nghiêm cưới

bài Thơ Haycây thuốc quý ,Lời chúc Mừng Sinh Nhật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *