Câu Nói Hay

Người Nhật động viên và khuyến khích con cái như thế nào?

Người Nhật động viên và khuyến khích con cái như thế nào?

0.0
00

Người Nhật động viên và khuyến khích con cái như thế nào?Để động viên, khích lệ tinh thần người khác trong công việc, học tập người Nhật hay có thói quen sử dụng những câu nói kiểu như “Cố lên!” hoặc “Hãy cùng nhau làm việc tốt nhé!”. Giám đốc Nhật sẽ hay nói với nhân viên của mình: “Tôi hy vọng các bạn sẽ cùng nhau cố gắng làm tốt công việc! Cùng cố gắng nhé!”

Loading…

<a style=”color: #ff0000″ Người Nhật động viên và khuyến khích con cái như thế nào?

Tùy vào từng hoàn cảnh, tình huống khác nhau mà những bố mẹ người Nhật sẽ có những cách để động viên và khuyến khích con cái, chẳng hạn như khi con đứng trước một kỳ thi quan trọng, bố mẹ không nên chỉ dừng lại việc nói nhũng lời đại loại như: “Học đi con, con phải cố gắng mà học đi chứ!”, lúc này các bậc cha mẹ nên nhìn nhận tâm lý và sâu sắc hơn, hãy đặt mình vào tâm lý, tinh thần của con trẻ, lúc này bố mẹ hãy giúp đỡ con hiểu rõ về mục tiêu cần phấn đấu trước mắt. Như vậy, bạn đã định hướng và đặt nền tảng quan trọng cho những phấn đấu, nỗ lực của con cái mình.
Người Nhật động viên và khuyến khích con cái như thế nào?Người Nhật động viên và khuyến khích con cái như thế nào?Người Nhật động viên và khuyến khích con cái như thế nào?
Ngoài ra, khi con cái bị điểm kém thi trượt hoặc gặp một thất bại nào đó trong cuộc sống thái độ của bố mẹ cũng hết sức quan trọng. Trong trường hợp này, nguyên tắc đầu tiên là không trách móc hoặc có những hành động gay thêm áp lực cho con, lúc này bố mẹ cũng không nên chỉ dừng ở việc nói con hãy cố gắng ở những lần sau.
Vậy tình huống này những bậc cha mẹ người Nhật họ sẽ làm gì? Họ sẽ dành những lời khích lệ để át dần tâm trạng rầu rĩ của con trẻ. Chẳng hạn:
“Bố nghĩ ai cũng có một đôi lần thất bại”.
“Con cũng không nền vì một lần thất bại mà cho rằng tất cả đã hết”.
“Mẹ nghĩ là chắc chắn con sẽ làm tốt hơn”.
“Không sao cả! Việc gì rồi cũng sẽ qua!”.
Những lời động viên của bộ mẹ trong những lúc như thế này này sẽ là niềm động lực rất lớn cho con bạn, đây là cơ sở để củng cố lòng tin, ý chí tiến thủ của con trẻ. Nó giúp trẻ lấy lại cân bằng tinh thần, dần rủ bỏ gánh nặng tâm lý về thất bại vừa qua.
Tiếp sau khi an ủi động viên, cha mẹ sẽ có một cuộc nói chuyện thẳng thắn với con cái, phân tích một cách cụ thể nhất nguyên nhân thất bại.
Bố mẹ nên dành thời gian để trò chuyện với con cái hàng ngày, cùng bàn luận những lý do dẫn đến thất bại, hãy cố gắng để con tự nói ra, tự nhìn nhận những vấp váp đã gặp phải. Trải qua những việc này sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn với thất bại, hiểu rõ hơn bản thân, từ đó có phương hướng rõ ràng để sửa chữa và phấn đấu trong những “thử thách” về sau.
Chuyên gia giáo dục sớm Nhật Bản IBUKAI Masaru đã đưa ra những lời khuyên cho các bậc cha mẹ để khuyến khích con cái có hứng thú học tập.
1. Khi con cái tập trung hay đang có hứng thú với một cái gì thì không nên ngắt giữa chừng mà cứ để trẻ làm, dù lúc đó chuẩn bị ăn cơm hay có việc gì.
2. Để tạo hứng thú cho trẻ thì tốt nhất là khen thay vì chê, vì nếu ba mẹ chê việc gì trẻ làm thì tự nhiên trẻ sẽ không có tự tin để làm cái đó nữa.
3. Khi khen trẻ thì nên khen là tốt, con đã cố gắng, con giỏi và thể hiện sự hài lòng, vui mừng của mình hơn là việc đánh giá việc trẻ làm là đẹp hay xấu. Nghĩa là chú ý đến quá trình trẻ cố gắng hơn là kết quả mà trẻ đã làm được tốt hay xấu.
4. Tránh dùng những từ ra lệnh với trẻ ví dụ mẹ cấm con…, hãy ăn cơm đi, hãy tắm đi, hãy thu dọn đồ chơi vào…mà thay bằng những từ như sao con không… nếu con làm…thì mẹ sẽ rất vui…
5. Nếu trẻ không ăn thì hãy nghĩ cách cải thiện món ăn để phù hợp với trẻ thay vì ép trẻ ăn đến phát khóc.
6. Cha mẹ cùng học với con cái là cách tốt nhất giúp con học hiệu quả. Ví dụ khi cho trẻ xem ti vi thì nên ngồi bên cạnh coi cùng trẻ rồi giải thích cho trẻ thay vì để trẻ ngồi coi ti vi một mình, cùng đọc truyện, cùng chơi…
7. Khi để trẻ trong trạng thái đói sẽ là điều kiện kích thích khả năng thích ứng của trẻ.
8. Không phải lúc nào cũng đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ, mà hãy để trẻ trải qua cảm giác không có được điều mình muốn. Và đừng bao giờ đánh mất quyền và uy nghiêm của một người mẹ đó là con cái phải biết vâng lời và sợ lời mẹ nói. Nếu ta quá nuông chiều và cung phụng trẻ thì uy quyền của người mẹ sẽ không còn, con cái sẽ không còn sợ lời mẹ nói nữa.
9. Khi trẻ hỏi vì sao thì không nên giả vờ bỏ qua mà hãy trả lời. Nếu ta không biết câu trả lời thì hãy thành thực với trẻ và trả lời là để cha mẹ sẽ tìm hiểu sau. Không nhất thiết phải giải đáp cặn kẽ, hãy để câu trả lời sẽ là một kích thích để trẻ muốn tìm hiểu sâu hơn.
10. Học và chơi kết hợp song song chứ không nhất thiết phải phân biệt rõ ràng 2 công việc này.
11. Đối với những khái niệm trừu tượng thì hãy lấy hình ảnh hay tự mình làm ví dụ để minh họa.
12. Hãy chọn những đồ chơi kích thích khả năng sáng tạo của trẻ thì trẻ sẽ không bị mau chán. Ví dụ như chơi ghép hình, lấy cây gỗ để xếp nhà, nặn đất sét, vẽ tranh….
13. Đối với hứng thú của trẻ thì không nên đánh giá cái nào là tốt hơn. Cái nào trẻ tỏ ra có hứng thú ta cũng đều nên ủng hộ hết. Nó sẽ giúp trẻ tự tin, đồng thời đó là cách giúp cha mẹ tìm ra được năng khiếu đặc biệt ở trẻ để có thể giúp trẻ phát huy tối đa khả năng đó.
14. Khi dạy nói cho trẻ thì không nên phân biệt ngôn ngữ trẻ con với ngôn ngữ người lớn, hãy dạy tiếng chuẩn, ngôn ngữ người lớn luôn cho trẻ để sau này không mất công đoạn trẻ chuyển từ ngôn ngữ trẻ con sang ngôn ngữ chuẩn. Ví dụ dạy là “con chó” tốt hơn là dạy từ “con cún”.
15. Đừng bao giờ so sánh trẻ với đứa trẻ khác vì như thế sẽ làm chúng mất tự tin, nhút nhát và không muốn cố gắng. Khi có hai anh em (chị em) thì cũng không nên so sánh hai anh em với nhau sẽ làm chúng trở nên không yêu thương nhau.
16. Trong học tập thì hãy ưu tiên dành thời gian dạy đứa lớn thì sẽ hiệu quả hơn. Khi đang chỉ bài cho đứa lớn mà đứa em cũng sà vào muốn làm theo thì hãy khuyến khích đứa em, hãy để đứa em học cùng anh. Hãy chuẩn bị hai bộ dụng cụ giấy bút để đứa em cũng có thể tham gia học hành hay chơi cùng. Đó là phương pháp rất hiệu quả để kích thích tinh thần ham học của đứa em. Hãy để hai anh em cùng chơi với nhau.
17. Khi hai anh em tranh giành đồ chơi thì hãy công bằng với cả hai. Nếu đứa em muốn có đồ chơi là đồ chơi của anh thì hãy nói đứa em xin phép anh để chơi, không nên can thiệp bảo anh hãy nhường cho em.
18. Không nên mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ, vì như vậy sẽ khiến trẻ chóng chán và giảm hứng thú học hành.

 

 

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

câu nói hay về tình yêustt thả thính ,stt thả thính hay

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

stt thả thính stt thả thính tán trai stt thả thính cực mạnh stt thả thính hài hước stt thả thính crush ngắn stt thả thính tán gái stt thả thính bằng tiếng anh status thả thính tiếng anh stt thả thính tiếng anh stt thả thính của con trai stt thả thính người yêu cũ stt thả thính về nụ cười stt thả thính về bóng đá stt thả thính gái bằng tiếng anh stt thả thính bằng môn học stt thả thính bạn trai stt thả thính crush bằng tiếng anh stt thả thính tiếng anh ngắn stt thả thính hay của con trai stt thả thính phi công stt thả thính bằng tiếng anh ngắn stt thả thính tiếng hàn stt thả thính bằng đồ ăn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *