Gia Đình

Chó Phốc sóc – cách chăm sóc toàn diện và đặc điểm tính cách

Chó Phốc sóc – cách chăm sóc toàn diện và đặc điểm tính cách

 

Chó Phốc sóc – cách chăm sóc toàn diện và đặc điểm tính cách

Chó Phốc sóc thực ra là cái tên Việt hóa của cái tên này mà thôi: Fox sóc. Tên tiếng Anh nguyên bản và đầy đủ của nó là Pomeranian. Nhiều người gọi tắt em nó là các em chó Pom. Em này thì đáng yêu thôi rồi.

Chó Phốc Sóc

Chó Phốc Sóc

Thật sự chỉ cần nhìn ngoại hình em nó đã thấy đáng yêu vô đối rồi. Em này hiện này đang là giống chó cảnh được yêu thích bậc nhất trên thế giới đấy! Xuất xứ của em này từ châu Âu xa xôi và được du nhập vào Việt Nam khá lâu rồi.

Vậy rốt cuộc các em này có gì hấp dẫn mà nhiều người yêu thích thế? Nếu muốn mua 1 em về nuôi thì kỹ thuật nuôi và chăm sóc chó phốc sóc như nào là chuẩn?…. Cùng vô vàn câu hỏi khác sẽ được giải đáp trong bài viết này đấy!

Mục lục

1. Tìm hiểu về đặc điểm của chó Phốc sóc

Chó Phốc sóc có nguồn gốc từ đâu?

Thực ra cái tên Pomeranian chính là bắt nguồn từ nơi sinh ra nó đấy – vùng đất Pomeranian. Nói chính xác hơn thì hiện tại vùng đất này nằm ở 2 nước Ba Lan và Đức. Các em này và các em Alaska, Husky hay Samoyed có chung đặc điểm bộ lông với nhau. Lông đều dài, dày và xù bông lên. Mục đích ban đầu của em này được nhiều người sử dụng chỉ để chăn gia súc mà thôi.

Tổ tiên của em này chính là loài Spitz – một giống chó cổ. Đến tận thế kỷ 16 thì mới bắt đầu phân hóa thành em chó Pom như bây giờ bạn thấy đấy! Như mình đã nói có lẽ vì để nhớ đến nơi đã sinh ra nói nên người ta lấy luôn tên tỉnh Pomerania đặt cho em nó. Hiện nay tỉnh này là 1 tỉnh của nước Đức.

Đến thế kỷ 18 có thể coi là thời kỳ cực thịnh của em chó này luôn. Bởi vì công chúa Sophia khi kết hôn với hoàng tử Anh thì mang theo 2 em này đi cùng. Và thế là em nó nổi tiếng hơn bao giờ hết. Vẻ ngoài đáng yêu của em nó đánh bại sự sang chảnh của giới quý tộc. Ngay lập tức em nó được săn lùng ráo riết.

Đến thế kỷ 20 em nó không chỉ nổi tiếng ở châu Âu nữa mà đã tiến ra cả thế giới rồi. Tại Mỹ và Canada người ta thi nhau tìm mua em chó này. Người ta còn cho em nó thi Dog show thế giới và cũng có giải như ai. AKC đã xếp em này thứ 14 trong những loài chó cảnh được yêu thích nhất trên toàn thế giới.

Du nhập vào Việt Nam từ bao giờ?

Khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam cũng là lúc em chó này đặt chân đến nước ta. Giới thượng  lưu Pháp khi đó mang em này theo như 1 chú thú cưng sang chảnh, thể hiện địa vị. Ngay lập tức nhờ sự Tây hóa mà quan chức và giới quý tộc Việt cũng đua nhau tìm mua em này cho bằng được. Có thể chẳng yêu quý hay thấy được vẻ đẹp của em nó đâu. Nhưng cứ có em này là thể hiện được độ giàu có và đẳng cấp của mình rồi.

Mãi cho đến năm 2003 thì mới bắt đầu được ưa chuộng nhiều hơn. Dần dần thú chơi em này cũng lan rộng ra cả nước. Nhưng nhìn chung cũng chỉ có tầng lớp trung lưu trở lên mới mua và nuôi nổi em này thôi. Những em chó Pom khi đó đều là chó ngoại nên giá rất cao. Vì thế mà không phải ai cũng nuôi được.

Hiểu được nhu cầu và thị hiếu của người dân Việt nên năm 2006 người ta đã nhân giống em chó này lên. Thế là em Pom đầu tiên sinh ra ở Việt Nam ra đời như thế. Đương nhiên em này giá rẻ hơn nhiều so với em nhập ngoại rồi. Cũng từ đây thời kỳ nhân giống em Pom trong nước phát triển mạnh mẽ. Từ đó em này trở nên phổ biến với nhiều tầng lớp hơn. Kể cả người thu nhập bình thường vẫn nuôi và mua em nó được.

Vì ngoại hình của em nó khá giống cáo nên mới có tên là Fox Dog đấy! Về Việt Nam rồi thì em nó được việt hóa thành Phốc Sóc. Mục đích chính là để khỏi nhầm với em Phốc Hươu mà thôi.

Đặc điểm hình thể

Đặc điểm hình thể

Đặc điểm ngoại hình của Phốc Sóc

Phần đầu

Như mình vừa nói do em này có ngoại hình giống cáo nên mới có tên là Fox Dog. Mà bộ phận giống cáo nhất không gì khác chính là khuôn mặt em này. Mắt trái hạnh to tròn đặc trưng lại hơi xếch và lồi. Tường thì mắt em nó có màu đen hoặc nâu. Nhưng cũng có thể có màu khác. Viền mõm và mũi em ấy thì cùng là màu đen.

Em này khá giống em Corgi nên tai cũng là tam giác dựng đứng lên. Tai và khuôn mặt rất cân đối với nhau nên nhìn khá đẹp. Em này có chiếc đuôi dài cong cong mềm mại trên lưng. Lông đuôi không những dài mà còn xù nữa chứ!

Bộ lông

Có lẽ tổ tiên của chúng gần giống các em Alaska hay Husky nên lông của nó cũng có  lớp và dày như thế. Lớp giữ ấm thì ngắn, mỏng nhưng mềm. Lớp chống nước thì dài, dày và cứng hơn. Vùng lông ở cổ, ngực thường thì dài hơn lông ở chỗ khác. Có lẽ cũng vì lớp lông bông xù như thế mà trông em nó như cục bông di động ấy! Đáng yêu vô cùng.

Em này thì có nhiều màu lông khác nhau. Nhưng mình hay gặp nhất là trắng tuyết. Đây cũng là màu phổ biến của em nó luôn. Ngoài ra còn nhiều màu lạ lắm. Ví như kem, cam, trắng vàng hay trắng xanh,… Đây toàn là màu hiếm và lạ thôi.

Những lý do bạn nên sở hữu ngay 1 chú cún này

Là giống chó tình cảm và thân thiện

Em này quấn chủ thì thôi rồi. Ngoài ra em nó cũng thân thiện, sống tình cảm với các thành viên khác trong gia đình. Kể cả các con vật nuôi em nó cũng hòa đông được. Em chó này thích được cưng nựng, ôm ấp, vuốt ve. Nhưng không vì thế mà bạn chiều em nó quá nhé! Sẽ sinh hư và đôi khi không nghe lời bạn đâu. Thậm tệ hơn còn chống đối lại mệnh lệnh của bạn nữa.

Dù có thể nói em này cũng quý trẻ con đấy nhưng lại không phải dành cho trẻ em chơi. Càng trẻ nhỏ thì càng nên tránh xa em nó. Vì trông đáng yêu là thế nhưng tính cách lại thay đổi nhanh chóng. Trêu chọc tý thôi là có thể quay ra tấn công ngay được. Tốt nhất khi chơi cùng trẻ em thì bạn nên ở đó. Hoặc em nào trên 5 tuổi thì hãy cho chơi.

Bạn có thể cho em Pom chơi với người già được nhé! Neus chúng yêu quý ai thì sẽ chẳng ngần ngại thể hiện tình cảm mến thương đâu. Em nó cũng rất biết cách khuấy động không khí, mang lại tiếng cười cho mọi người nhờ sự tinh nghịch và đáng yêu của mình. Nhìn cái chân ngắn lại có lớp lông xù chạy nhảy thôi người ta đã phải phì cười rồi.

Kỹ thuật nuôi chó phốc sóc

Kỹ thuật nuôi chó phốc sóc

Rất năng động và thông minh

Ngoại hình của em nó bé nhỏ vậy thôi chứ nghịch lắm luôn. Lại còn cực thông minh nữa chứ! Vì thế khi dạy em nó bạn tương đối nhàn đấy! Ở châu Âu em nó hay được huấn luyện để diễn xiếc. Em này cũng giống như các em chó khác rất trung thành. Ngoài ra thì cũng liều lĩnh lắm đấy! Kể cả là các em chó lớn hơn nhưng nếu đã chọc giận là lao vào đánh ngay.

Em này bản tính năng động cực kỳ. Đôi khi còn bị tăng động thái quá đấy! Vì thế bạn cần nghiêm túc dạy dỗ nó để không cắn phá đồ đạc. Do đó mỗi ngày bạn cần dành 1 chút thời gian cho em nó ra ngoài để giải tỏa năng lượng. Em nó sẽ đỡ nghịch ngợm phá phách hơn đấy!

Là một người bảo vệ nhà tốt

Đừng nhìn vẻ ngoài của em nó mà đánh giá sai nhé! Em nó trông nhà cũng thuộc top xuất sắc luôn đấy! Nếu là người thân thì em này thân thiện lắm luôn. Nhưng là người lạ thì lại cảnh giác cao độ. Chính vì thế cho em này coi nhà bạn cxng yên tâm được nhiều đấy! Mỗi khi có sự lạ em này sẽ sủa ầm lên. Mà tiếng sủa của em này thì vang thôi rồi. Cứ sủa dai như thế đến khi chủ nhà nahwsc mới thôi.

Em này không chỉ sủa dai mà còn sủa nhiều. Cảm giác như hứng lên là sủa ấy. vì thế bạn cần dạy em nó lúc nào được sủa lúc nào không. Luyện nhiều lần. Còn khi nào em nó mà sủa hăng quá thì nhớ quát em nó 1 câu cho im nhé!

Vậy chó Phốc sóc có tuổi thọ bao lâu?

Ở điều kiện lý tưởng nghĩa là khí hậu và chăm sóc đều ok thì em nó thọ được 15 đến 16 năm. So với các em chó cảnh khác thì tuổi thọ này cũng cao đấy!

2. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chó Phốc Sóc

Môi trường sống

Em này hợp nhất là nơi nào thoáng đãng và mát mẻ. Nhà bạn mà có sân vườn cho em nó chơi là tốt nhất luôn. Dù chịu lạnh rất giỏi do có bộ lông 2 lớp nhưng lại chẳng thể chịu nóng nổi.

Khi trời mùa hè thì bạn cho em nó chơi trong nhà hoặc nơi nào thật mát mẻ ấy. Miễn sao nhiệt độ đừng quá 30 độ là được.

À kích thước em này nhỏ bé nên cũng có cái hay đấy nhé. Em nó sống trong chung cư rất ổn nè. Nhưng mỗi ngày bạn cũng nên cho em nó ra ngoài hoạt động, đi dạo thư giãn khoảng 15-20p. Như vậy em nó sẽ hạn chế được việc cáu kỉnh mà cắn phá đồ trong nhà. Mùa hè thì phải đợi khi trời thật mát mẻ mới cho em nó ra ngoài nhé!

Chó Phốc Sóc ăn gì? Thức ăn cho chó Phốc Sóc

Em này kén ăn thì thôi rồi. Em này ăn không nhiều nhưng đòi hỏi phải đủ chất mới được. Vì thế bạn cần chú ý 1 số thực phẩm trong khẩu phần ăn cho em nó nhé!

Các loại thịt

Thịt là loại thức ăn không thể thiếu cho em này được. Em nó thích món này và món này cũng có đủ dinh dưỡng cho em nó nữa. Nếu dư dả thì cho em nó ăn thịt bò cho nhiều chất đạm này. Hơn nữa thịt bò cũng ít mỡ, bạn không lo em nó thừa cân đâu. Ngoài ra cũng cần bổ sung các loại thịt khác như thịt gà, thịt lợn,… Hãy nhớ 1 điều rằng mỗi ngày đều phải cho em nó ăn thịt.

Chó phốc sóc ăn gì?

Chó phốc sóc ăn gì?

Bổ sung chất béo

Chất béo dù không cho em nó ăn nhiều nhưng cũng không thể lơ là được. bạn cần cho em nó ăn lượng chất béo phù hợp. Thường thì các loại thịt cũng có chất béo rồi. Nên bạn có thể bỏ qua các món nhiều dầu mỡ cho em nó. Nhưng thỉnh thoảng vẫn nên cho thêm 1 tý cho em nó có sức chơi đùa nhé! Đừng cho nhiều quá kẻo lại béo phì thì khổ.

Cung cấp chất xơ

Dù em chó này ghét ăn rau củ nhưng bạn nhất định phải bắt nó ăn. Vì có ăn thì hệ tiêu hóa của nó mới tốt được. Bạn có thể nấu chín cà rốt hoặc bí đỏ cho nó ăn. Nếu không cho ăn riêng được thì trộn cùng chút thịt để nó phải ăn. Ngoài ra các loại rau như rau mầm, rau cải cũng cần cho em nó ăn nữa đấy!

Các loại khoáng chất, vitamin khác

Hải sản luôn chứa nhiều vitamin như E hay B1 và các khoáng chất như natri, kẽm, magie… Vì thể thỉnh thoảng bạn cho chúng ăn thêm cua, ốc, tôm, cá,… để em nó đủ chất nhé! Đừng cho ăn quá 3 bữa 1 tuần là được. Mỗi lần cho ăn vừa phải thôi. Ăn nhiều quá lại thừa chất rồi đi ngoài.

Nếu không có thời gian thì thỉnh thoảng lấy đồ ăn khô cho em nó ăn. Thức ăn khô cũng đầy đủ chất dinh dưỡng mà. Nhưng đây chỉ là thỉnh thoảng thôi. Đừng lạm dụng ngày nào cũng cho em nó ăn. Không tốt đâu.

Kỹ thuật chăm sóc bộ lông cho Phốc Sóc

Nói chẳng ngoa đâu khi bọ lông mới làm em nó có giá trị khác biệt so với các em chó khác. Vì bộ lông em nó dày lại còn xù nên bạn cần thường xuyên chăm chút chải chuốt cho em nó nhé! Để lông không bị rối ấ. Ngoài ra thì cũng dùng loại sữa tắm dành riêng cho chó để em này có bộ lông đẹp nhất. Bạn tha hồ làm điệu với bộ lông này luôn.

Lông em này dài nhanh lắm ấy! Nếu bẵng đi 1 thời gian mà không tỉa là tốt cực kỳ luôn. Vì thế cứ đều đặn 2,3 tháng thì tỉa cho em nó 1 lần. Nhất là vào mùa hè bạn cần duy trì việc này để em nó được thoáng mát cơ thể. Lông em nó cũng dễ bám bẩn lắm. Vì thế bạn chịu khó mỗi ngày cho em nó đi tắm vài phút cho sạch. Đồng thời sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng da của em nó hay loại bỏ nguy cơ bị nấm, ve, rận.

Thỉnh thoảng cho em nó thư giãn ở các spa dành riêng cho thú cưng. Người ta sẽ tắm gội, tỉa lông và bỏ tuyến hôi cho em nó. Tút tát lại ngoại hình 1 chút là em này kiêu kỳ ngay luôn. Thường thì mỗi lần đi chỉ mất 100 đến 200 ngàn thôi. Nhìn chung là không đắt đỏ chút nào.

Kỹ thuật huấn luyện

Dù em này nhỏ nhắn đáng yêu thật nhưng lại bướng cực luôn. Vì thế cần uốn nắn em nó ngay từ khi còn nhỏ mới được.

Lúc còn nhỏ đã phải dạy em nó ăn ngủ đúng giờ, biết đi vệ sinh đúng chỗ, chủ gọi phải biết phản ứng rồi. Dù ban đầu hơi vất vả nhưng sau này bạn sẽ nhàn nhã và quản lý dễ hơn.

Em này thông minh nên công dạy dỗ chỉ bảo cũng đỡ cực hơn nhiều. Hằng ngày bạn cho em nó ra ngoài đi dạo tầm 30p cho thoải mái. Lúc này có thể dạy em nó 1 vài điều luôn. Em nó sẽ học rất nhanh đấy! 

  • Mỗi ngày cho em nó đi bộ hoặc chạy nhẹ nhàng chừng 4km. Vừa giúp em nó vui chơi thỏa thích vừa tránh bị thừa cân.
  • Treo 1 miếng đồ ăn ưa thích của em nó lên cao 1 chút rồi bắt em nó nhảy lên với thức ăn. Tập luyện thường xuyên thì cơ bắp và sức bật nhảy của em nó tăng đáng kể đấy!
  • Để em nó đánh hơi rồi tìm đồ sẽ giúp em nó có tư duy nhanh nhẹn, sắc bén hơn đấy!

Lưu ý trong quá trình huấn luyện

Em này từ xưa đã được chiều rồi. Vì thế bạn cần nghiêm khắc khi dạy bảo em nó. Đừng mềm lòng kẻo sau này mệt lắm đấy!

Bạn phải cho chúng biết bạn là chủ và chúng phải nghe lời bạn tuyệt đối. Khi em nó làm sai hãy dạy lại từ đầu. Đến khi nào em nó thuộc nhuần nhuyễn thì thôi. Đúng là ban đầu cực thật nhưng lâu dần em nó sẽ quen thôi. Và khi em làm tốt thì thưởng chút đồ ăn cho em vui.

Phòng trị bệnh

Bệnh thừa cân

Bệnh này chỉ có  nguyên nhân là em nó ăn nhiều chất béo lại lười thể dục mà ra thôi. Không chỉ em này mà các em Lạp Xưởng hay Corgi đều thế cả. Dù tình trang này ở các em Pom hiếm hơn nhưng không phải không có. Vì thế chúng ta cứ phòng bệnh trước đã.

Đầu tiên là không cho nó ăn nhiều chất béo. Thường thì chỉ cần ăn thịt là đủ chất béo rồi. Sau đó thì chịu khó giục em nó đi dạo, chơi thể thao. Đừng để nó nằm ì một chỗ, vừa sinh lười lại vừa béo nữa. Dù có thể bệnh này ít nguy hiểm nhưng cũng chẳng tốt cho sức khỏe em nó tí nào.

Các bệnh về xương khớp

Thường thì các em bị dị tật hay thiếu canxi nhiều quá sẽ bị. Mà bệnh này các em Pom rất hay bị luôn nhé! Hơn nữa em này khi chơi đùa quá vui cũng có thể bị thương đấy! Do em này có hình thể bé nhỏ quá mà.

Bạn nên phòng tránh bằng việc cho ăn các loại thức ăn giàu canxi mỗi ngày. Khi em nó ở giai đoạn phát triển mạnh thì tăng lượng thức ăn có canxi lên cho phù hợp. Các loại thức ăn có nhiều axit béo cũng nên hạn chế trong khẩu phần ăn nhé! Axit béo là nguyên nhẫn dẫn đến tình trạng thoái hóa hay các bệnh xương khớp cho em nó đấy!

Bệnh về tim mạch

Nhịp tim của em này lúc nào cũng nhanh và dồn dập ấy. Nhất là khi hoạt động thì gần như tim phải làm việc hết công suất. Chính vì thế lâu ngày sinh ra bệnh suy tim hay tuần hoàn máu kém hẳn đi.

Vì thế mỗi lần cho em nó đi chơi cần để ý 1 chút. Nếu thấy tăng động quá thì hãm lại. Kẻo lại vui chơi đến mệt nhoài không tốt tí nào. Các bài tập cho em này cũng cần nhẹ nhàng thôi. Như đi bộ, bắt bóng hay tìm đồ thôi. Sau cùng là lương thức ăn có nhiều chất béo cũng cần giảm bớt trong bữa ăn. Như vậy sẽ giúp lượng cholesterol trong máu ổn định hơn.

3. Chó Phốc Sóc giá bao nhiêu tiền? Nên mua ở đâu?

Tham khảo giá thị trường

Hiện tại theo mình được biết thì giá 1 em này ở Việt Nam cao hơn hẳn các em chó cảnh khác luôn. Giá cả này bị chi phối bởi nhiều yếu tố như nguồn gốc, độ thuần chủng, tuổi, giới tính, ngoại hình, gia phả,… Nhìn chung em này bèo nhất cũng không dưới 10 triệu đâu.

Em này có nghịch lý là càng nhỏ thì càng đắt. Nghĩa là kích thước bé xinh thì giá cao ngất ngưởng luôn. Có khi 1 em teacup Pom có giá 25.000$ là chuyện bình thường. Thường thì ở Việt Nam size mini phổ biến hơn. Còn teacup thì cực hiếm gặp luôn.

Những lưu ý khi chọn mua chó phốc

– Chỉ nên chọn em nào ngoại hình cân đối thôi. Nghĩa là chiều cao và chiều dài là tương đương nhau đó. Thêm nữa thì phần đầu em nó giống cáo càng nhiều thì càng tốt. Mắt quả hạnh, to tròn tinh anh. Tai nhỏ nhanh nhẹ hình tam giác. Và mõm nhọn là được.

– Chân em này cần nhỏ nhắn 1 chút nhưng phải thẳng. Khi chạm vào mềm mại chứ không gân guốc. Em nào chân có huyền thì càng tốt luôn đấy! Đương nhiên các em chân cong, bàn lệch thì bạn bỏ qua luôn nhé!

– Bộ lông: 1 em chó Pom đúng chuẩn thì lông phải 2 lớp. 1 lớp mượt mà, 1 lớp hơi cứng. Các vùng lông ở cổ và ngực phải dài hơn lông chỗ khác. Em nào lông ngắn lại còn khô, không thấy sự mượt mà thì bạn cũng đừng tham rẻ mà mua nhé!

– Các em Pom khi mua đều phải được tiêm phòng, tẩy giun đầy đủ. Các em này thường thì đạt 2 tháng tuổi. Em Pom phải khỏe mạnh và ăn uống tốt nữa.

4. Lời kết

Trên đây là toàn bộ các kiến thức về kỹ thuật nuôi và chăm sóc chó Phốc sóc đấy! Bạn có thể tìm kiếm ở nhiều nguồn khác nữa để có nền tảng kiến thức tốt khi nuôi em này. Kiến thức này sẽ giúp bạn chăm được em Pom khỏe mạnh và đẹp đẽ đó. Không những thế còn rất nghe lời nữa đấy!

4
/
5
(
1

bình chọn

)

 

 

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương

, hoa chia buồn , điện hoa 24gio 

. shop hoa tươi 

, đặt hoa công nghệ 

điên hoa 24gio 

 , hoa tươi đẹp không tưởng

, hoa tươi

stt hài hước trên facebook

,Những câu nói hay về con gái

 , diadiemshophoa.vn 

xem thêm >> hoa tươi hải phòng

 , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

 , dien hoa 

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *