Câu Nói Hay

Kỹ năng trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp nhất

Kỹ năng trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp nhất

Tóm tắt

  • 1 Kỹ năng trả lời các câu hỏi <a style=”color: #ff0000″ phỏng vấn xin việc thường gặp nhất
  • 2 Những lỗi thường gặp nhất khi đi phỏng vấn việc làm bạn cần tránh:
    • 2.1 Dấu hiệu nhận biết 1 cuộc phỏng vấn xin việc thất bại:
  • 3 Cách kết thúc buổi phỏng vấn xin việc chuẩn nhất bạn nên thử:
0.0
00

Kỹ năng trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp nhất: Người phỏng vấn muốn kiểm tra xem bạn đã dành bao nhiêu thời gian nghiên cứu các công ty về mặt danh tiếng, cấu trúc công ty, sản phẩm / dịch vụ …. Tiến hành nghiên cứu công ty là một trong những bước quan trọng cho sự thành công của một cuộc phỏng vấn. Tất nhiên, người phỏng vấn sẽ hài lòng hơn khi được nghe một câu trả lời đầy đủ thông tin từ bạn. Tương tự như vậy, nếu bạn đang hỏi về vị trí mà công ty đang tuyển dụng, hãy tìm hiểu nó….

Loading…

Kỹ năng trả lời các câu hỏi <a style=”color: #ff0000″ phỏng vấn xin việc thường gặp nhất

Bạn đã viết hồ sơ xin việc, hoàn chỉnh đơn xin việc của mình và đặt chân đến buổi phỏng vấn xin việc trọng đai. Nhưng đi qua cánh cửa kia chỉ mới là sự bắt đầu – đặc biệt là khi những nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ mang đến những câu hỏi khó và có khi bạn còn không biết phải trả lời như thế nào nữa.

Kỹ năng phỏng vấn xin việc & 30 lưu ý đặc biệt quan trọng

Kỹ năng phỏng vấn xin việc & 30 lưu ý đặc biệt quan trọngKỹ năng phỏng vấn xin việc & 30 lưu ý đặc biệt quan trọng

Dưới đây, Denham đã đề xuất một số lời khuyên để bạn có thể trả lời các câu hỏi “khó nhằn” nhất trong một buổi phỏng vấn xin việc. Đây là các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc và cách trả lời được gợi ý từ các chuyên gia tuyển dụng giàu kinh nghiệm giúp bạn ghi điểm khi phỏng vấn xin việc.

Câu hỏi 1: Hãy nói về bản thân bạn? Cách xử lý: Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc, vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời về bạn nhưng gắn với công việc thay vì những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ nên trả lời liên quan tới vấn đề cuộc sống cá nhân khi người tuyển dụng thực sự đi sâu và muốn tìm hiểu.

Câu hỏi 2: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ? Đây là 1 trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc nhiều nhất.Cách xử lý: Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi muốn theo đuổi đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh bằng những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội đó. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ… Cho dù bạn nghỉ việc với bất kỳ lý do gì, hãy mô tả nó theo cách tích cực nhất có thể.

Câu hỏi 3: Điểm yếu của bạn là gì? Cách trả lời: Khi gặp câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu của mình, cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. Cách xử lý tốt nhất là chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó. Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi tiết và dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi thật thà quá dễ làm mất lòng… Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh.

Câu hỏi 4: Điểm mạnh của bạn là gì? Cách xử lý: Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó.

Câu hỏi 5: Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không? Cách trả lời: Câu hỏi này sẽ rất thường gặp, vì vậy hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang làm tại công ty thì càng tuyệt vời. Hãy nhớ trả lời câu hỏi nhưng gắn với “sự phù hợp” của bạn với công ty.

Câu hỏi 6: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn? Cách xử lý: Nếu gặp phải một người phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi mang tính thách thức bạn như trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn cần công việc phù hợp và công ty cũng cần người phù hợp. Nhưng lưu ý đừng so sánh bạn với bất kỳ ai khác

Câu hỏi 7: Bạn có nghĩ bạn là người thành công? Cách trả lời: Tất nhiên là CÓ. Thành công không có nghĩa là phải vượt trên tất cả mọi người, vì vậy bạn hãy cho họ biết là bạn đã có những thành công gì và nếu cần sẵn sàng giải thích cho họ vì sao bạn coi đó là thành công.

Câu hỏi 8: Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua? Cách xử lý: Có thể bạn không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau, bận việc cá nhân… nhưng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và tương đối thực tế. Ví dụ: thời gian đó tôi tham gia khóa học tài chính nâng cao để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc tôi tham gia chương trình tiếng Anh tại trung tâm quốc tế để phù hợp với công việc sắp tới. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 9: Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu? Cách xử lý: Nếu bạn nói thời gian cụ thể thì dù ngắn hay dài cũng đều dễ bị nhà tuyển dụng bẻ lại. Cách tốt nhất là những câu trả lời khéo léo như: “tôi sẽ làm cho công ty mãi nếu như cả hai đều hài lòng” hoặc “tôi sẽ làm hết sức nếu như thấy tốt cho cả hai”…

Câu hỏi 10: Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của chúng tôi? Cách trả lời: Hãy thuyết phục họ rằng bạn là người xin việc và đang cần một công việc phù hợp. Đừng biểu lộ những cảm xúc do dự hoặc không rõ ràng về năng lực của bạn so với công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.

Câu hỏi 11: Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn? Cách xử lý: Câu hỏi này nhắm tới năng lực quản lý con người (cấp cao) hoặc quản lý công việc (cấp thấp) của bạn. Vì vậy bạn hãy giải thích cách làm và quản lý của bạn một cách cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng quản lý, sắp xếp và phối hợp với đồng nghiệp hiệu quả.

Câu hỏi 12: Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm? Cách trả lời: Nhà tuyển dụng kỳ vọng và câu trả lời CÓ, vì vậy hãy chuẩn bị cho câu trả lời này bằng những minh họa về việc bạn đã thành công như thế nào khi làm việc theo nhóm, ví dụ giải quyết thành công dự án A cho công ty, giúp tăng hiệu quả cho dự án B…

Câu hỏi 13: Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu được tuyển dụng vào dự án X của chúng tôi? Cách xử lý: Hãy nói một cách khéo léo và ngụ ý rằng bạn là người linh hoạt và trách nhiệm, cho dù là vị trí nhân viên hay trưởng nhóm thì quan trọng là hiệu quả cuối cùng.

Câu hỏi 14: Tại sao bạn nghĩ là bạn phù hợp với vị trí đó? Cách trả lời: Hãy nhấn mạnh vào một số kỹ năng của bạn phù hợp với công việc và khả năng cũng như kinh nghiệm giải quyết một số vấn đề khó khăn tương tự bạn đã từng trải qua.

Câu hỏi 15: Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền? Cách trả lời: Cả hai đều quan trọng và bạn cần sự cân bằng giữa 2 yếu tố đó. Hãy cho họ biết ra ngoài ra bạn cũng mong muốn có được thành quả tốt cho công ty.

Câu hỏi 16: Sếp cũ của bạn đánh giá điểm mạnh nhất của bạn là gì? Cách xử lý: Hãy chọn một điểm mạnh mà sếp cũ đã khen bạn thông qua cách bạn xử lý công việc để kể lại cho họ. Nếu như bạn có thư giới thiệu của sếp cũ, hãy cho nhà tuyển dụng xem để tăng thêm độ tin cậy.

Câu hỏi 17: Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào? Cách trả lời: Để tránh bị vặn nếu bạn trả lời không tốt, hãy trả lời theo hướng: “áp lực ở mức độ phù hợp mang lại hiệu quả tối đa”, cho họ biết là bạn có thể làm việc có áp lực, nhưng điều quan trọng hơn là hiệu quả công việc và sẽ càng tuyệt nếu bạn có ví dụ về công việc trước đó.

Câu hỏi 18: Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này? Cách xử lý: Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc với sự tự tin cao. Hãy cho họ biết một vài vị trí bạn đã từng làm có giúp ích cho công việc hiện nay, kể cả những vị trí khi bạn còn đang đi học (nếu thấy cần thiết)

Câu hỏi 19: Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này? Cách trả lời: Tránh những câu trả lời như “lương cao”, “công ty uy tín”… thay vào đó hãy nói về môi trường làm việc tốt, khuyến khích sáng tạo và cơ hội học hỏi…

Câu hỏi 20: Như thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này? Cách trả lời: Một câu nói khéo léo sẽ giúp bạn ghi điểm, ví dụ: “Khi tôi hoàn thành được yêu cầu công việc cả về chất cũng như lượng, đồng thời được sự khẳng định của cấp trên là đã hoàn thành trên mức tốt”.

Câu hỏi 21: Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi công ty lên trên lợi ích cá nhân không? Cách xử lý: Tất nhiên là CÓ. Đây là một câu hỏi để thử xem bạn có thật sự sẵn sàng cố gắng vì công ty hay không. Nếu có thể hãy giải thích vì sao quyền lợi công ty lại quan trọng đối với sự nghiệp lâu dài của bạn.

Câu hỏi 22: Những điều gì bạn mong muốn ở sếp của bạn? Cách trả lời: Bạn không nhất thiết phải trả lời chi tiết vì biết đâu chính người phỏng vấn lại là sếp sau này của bạn. Hãy đưa ra những câu trả lời mà sếp thường có, ví dụ giỏi giang, tế nhị, công bằng và biết khuyến khích nhân viên làm việc…

Câu hỏi 23: Bạn thấy rằng trong X năm qua bạn thay đổi thế nào? Cách xử lý: Hãy gắn câu trả lời phù hợp với Hồ sơ xin việc của bạn và cho thấy bạn có những tiến bộ thế nào. Đừng quên cho họ thấy bạn là người biết vươn lên và có động lực tốt.

Câu hỏi 24: Kỳ vọng của bạn đối với công ty/công việc là gì? Cách xử lý: Hãy cho họ biết rằng bạn đang bước đầu làm quen với công việc, do vậy những kỳ vọng là những điều kiện làm việc tốt đẹp và khuyến khích sự phát triển đóng góp cho công ty. Bạn cũng có thể kỳ vọng vào những công việc khiến bạn phấn khích để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 25: Bạn có cần hỏi tôi điều gì không? Cách hỏi: hãy chuẩn bị sẵn các câu hỏi ở nhà và tương đối thẳng thắn hỏi về các vấn đề xung quanh công việc bạn đang nộp đơn. Hãy tỏ ra lắng nghe và hiểu rõ ràng câu trả lời, đừng phản ứng hấp tấp vội vàng nếu như cảm thấy câu trả lời có những điểm chưa hợp ý bạn.

Câu hỏi 26: Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ thành công với công việc này? Cách trả lời: Hãy giải thích là chắc chắn sẽ thành công dựa vào những yếu tố phù hợp giữa kỹ năng của bạn và yêu cầu công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.

Câu hỏi 27: Bạn giải quyết những rắc rối trong công việc như thế nào? Cách trả lời: Hãy tự tin trả lời rằng những rắc rối trong công việc chính là cơ sở để con người tiến bộ bởi giải quyết thành công sẽ trở thành bài học kinh nghiệm tốt. Bạn cũng cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không xử lý rắc rối theo cách cá nhân và hiểu rằng các xử lý quá cứng nhắc có thể không tốt. Bạn hãy cho họ biết bạn đã từng giải quyết rắc rối thế nào và rút ra bài học kinh nghiệm gì, đó là cách thuyết phục tốt nhất.

Câu hỏi 28: Bạn thích làm gì với thời gian ngoài công việc? Cách trả lời: Bạn có thể trả lời một cách tự nhiên về những lúc ngoài công việc, sẽ là tuyệt hơn nếu đó là những công việc xã hội giúp bạn gắn kết mọi người.

Những lỗi thường gặp nhất khi đi phỏng vấn việc làm bạn cần tránh:

Im lặng: một số bạn gái lại tỏ ra kiệm lời, rụt rè không dám thể hiện khả năng của mình. Lỗi này thường rơi vào các bạn gái mới lần đầu xin việc hoặc thiếu tự tin. Quan niệm “Hữu xạ tự nhiên hương” không thích hợp trong các trường hợp này. Hãy nhấn mạnh đến những thành tích đã đạt được và những trải nghiệm cá nhân. Nếu bạn dù vô tình bộc lộ điểm yếu của mình thì nhà tuyển dụng ngược lại sẽ xoáy đến nó. Thực tế ứng viên nào càng thể hiện bản lĩnh và khả năng của mình thì cơ hội đến càng nhiều.

Dài dòng: đây là lỗi thường gặp nhất. Tiến sĩ Dory Hollander, chuyên gia nghiên cứu về việc làm cho biết, đa số phụ nữ thường có khuynh hướng trả lời lòng vòng các câu hỏi phỏng vấn. Theo bà, ứng viên nên dành khoảng một phút để trả lời cho mỗi câu hỏi và dành 60% thời gian cho nhà tuyển dụng phát biểu. Khi nói ứng viên cũng nên quan sát phản hồi không lời của người phỏng vấn, đặc biệt là sự tập trung lắng nghe của họ. Nếu bạn thấy họ lơ đãng, hoặc gõ bút, nhịp chân hoặc tệ hơn nữa là cau mày, điều đó có nghĩa bạn đã bị loại.

Ba hoa: Subha Barry, hiện là lãnh đạo Tập đoàn Merrill Lynch, từng mắc lỗi như thế. 20 năm trước cô xin việc vào ngành tài chính, vốn là thánh địa của nam giới lúc bấy giờ. Thành phần phỏng vấn cô toàn là mày râu, vì vậy cô đã chọn cách tiếp cận họ bằng đề tài thể thao với mớ kiến thức ít ỏi của mình về lĩnh vực này. Cô nói “Tôi căng óc để nói, thoạt đầu họ ngạc nhiên thích thú nhưng sau đó hình như họ đoán ra được tôi mù tịt về thể thao”. Mặc dù sau đó Subha Barry cũng có được công việc mong muốn nhưng cô đã mạo hiểm khi thể hiện điểm yếu trong một dịp quan trọng như thế.

Nói kém: Kém ở đây là tự nói xấu về mình một cách vô thức. Ví dụ khi được hỏi về kinh nghiệm quản lý của mình, nếu ứng viên trả lời “Thật lòng mà nói tôi chỉ là một phần mắt xích trong công việc chung…” bấy nhiêu là đủ để nhà tuyển dụng cảm thấy không muốn lắng nghe bạn nữa. Lẽ ra bạn nên xoáy đến những thành công dù nhỏ nhất của mình trong từng từ ngữ thốt ra đầu tiên, làm sao cho họ thấy những yếu tố đó sẽ có dịp phát huy cho công ty mới. Cũng câu hỏi trên nếu bạn trả lời “Tôi rất giỏi trong việc thúc đẩy nhóm làm việc với nhau, nếu được tuyển dụng khả năng đó sẽ có dịp thể hiện…” thì hiệu quả sẽ tăng hơn rất nhiều.

Quá cứng nhắc: Nhiều bạn gái muốn khẳng định bản thân, thoát khỏi định kiến phụ nữ “chân yếu tay mềm” nên cố tỏ ra cứng cỏi và nghiêm nghị. Tuy nhiên điều này lại khiến các nhà tuyển dụng không thiện cảm, vì càng cố giấu thì bạn càng trở nên giả tạo. Gail Blanke, giám đốc Công ty Lifedesigns, cho rằng phụ nữ càng nữ tính thì càng có sức thu hút mọi người.

Rụt rè thương lượng: phụ nữ thường dễ gật đầu với những câu hỏi về mức lương, ít dám đề xuất mức lương tối đa. Sara Laschever, tác giả cuốn sách Women Don’t Ask and Ask For It, khuyên bạn gái nên truy cập các webiste tiền lương (như Salary.com, JobStar.org) để biết mức lương cho từng vị trí công việc. Ngoài ra, bạn gái nên tận dụng sự khéo léo của mình để đạt được những điều khoản cộng thêm như có thêm cộng sự, nhiều thiết bị hỗ trợ, tiền ngoài giờ và chế độ nghỉ dưỡng.

Dấu hiệu: Người phỏng vấn ngừng ghi chép, liên tục nhìn đồng hồ: Thông điệp: “Tôi cảm thấy buồn chán với anh/ chị”. “Lúc này, bạn có thể dừng lại và nói “Tôi có thể hỏi anh/ chị điều này không?” Và khi đó, hãy thay đổi giọng nói một cách mạnh mẽ hơn và hỏi ngược lại người phỏng vấn đề vấn đề đang thảo luận. Bạn có thể dùng cử chỉ tay để gia tăng sự nhấn mạnh và tạo hứng thú”, Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ, đưa ra lời khuyên.

Dấu hiệu: Người phỏng vấn khoanh tay trước ngực, dụi mắt, bóp vai hoặc đặt chân hướng ra cửa: Thông điệp: “Tôi cảm thấy khó chịu”. Có thể điều bạn vừa nói đã làm phật lòng nhà tuyển dụng. Cách duy nhất để giảm nhẹ độ nghiêm trọng của tình huống là sửa sai một cách trực tiếp. Hãy hỏi điều bạn nói có gì bất lịch sự, không đúng hay khiến anh/ cô ấy khó chịu hay không.

Dấu hiệu: Người phỏng vấn nhướn mày, thay đổi nét mặt: Thông điệp: “Tôi không đồng ý hoặc tôi không tin điều anh/ chị nói”: Nếu bạn nghĩ nhận xét của mình không nhận được đồng tình của đối phương, bạn có thể sửa sai trực tiếp. Ronald Riggio, tiến sĩ, giảng viên tâm lý lãnh đạo và tổ chức của trường Claremont McKenna, nói: “Bạn có thể thắng thắn nói với người phỏng vấn: “Tôi cảm thấy anh/ chị không đồng ý với điều tôi nói. Liệu tôi có thể giải thích rõ ràng hơn quan điểm của mình không?”

Dấu hiệu: Người phỏng vấn đọc CV trong suốt cuộc phỏng vấn: Thông điệp: “Lúc này tôi không muốn ngồi đây”: Đây có thể không phải lỗi của bạn. Một số người đơn giản là người phỏng vấn kém hoặc họ không thích hỏi ứng viên. Dù vậy, bạn vẫn có thể cứu vẫn cuộc phỏng vấn. Hãy thẳng thắn và thay đổi không khí. Bạn có thể nói: “Liệu tôi có thể giải thích lý do tôi là sự lựa chọn phù hợp nhất cho vị trí này?”.

Khi bạn thành công trong cuộc phỏng vấn: Bạn cũng có thể biết mình đã thể hiện tốt trong cuộc phỏng vấn nếu nhà tuyển dụng: Gật đầu hoặc nghiêng đầu về phía trước. Hành động này thể hiện sự đồng tình, hứng thú hoặc ít nhất là anh/ cô ấy có chú ý tới lời nói của bạn. Có ngôn ngữ cử chỉ tương tự bạn, chẳng hạn khi bạn vắt chéo chân, người đó khoanh tay. Đưa ra những dấu hiệu bằng lời tích cực như lặp lại cụm từ tương tự bạn nói.

Cách kết thúc buổi phỏng vấn xin việc chuẩn nhất bạn nên thử:

Các chuyên gia công việc cho rằng “cách bạn kết thúc buổi phỏng vấn sẽ là lời khẳng định chắc nhất về phong cách bạn thể hiện trong suốt quá trình phỏng vấn. Thay vì nói bằng lời hãy biến nó thành hành động”.

  • Đừng để ra về tay trắng: Để theo dõi kết quả của buổi phỏng vấn bạn hãy đừng ra về mà không mang theo một thứ gì đó. Nghĩa là trước khi rời khỏi phòng phỏng vấn hãy chắc chắn là bạn đã có tên, chức danh, thông tin liên lạc của những người phỏng vấn bạn hoặc chí ít cũng là của những người bạn gặp hôm đó.
  • Biết những bước tiếp theo: Bạn cũng nên biết những bước tiếp theo mà các nhà tuyển dụng sẽ thực hiện, đó có thể là thời gian biết kết quả, thời gian các ứng cử viên được gọi đến cuộc phỏng vấn tiếp? Theo Peggy Mckee (người sáng lập nên tổ chức bảo mật nghề nghiệp): “Các ứng cử viên có quyền yêu cầu được biết những thông tin này và những yêu cầu này là hoàn toàn thích hợp. Họ cần biết để có thời gian chuẩn bị và có thời gian để đánh giá lại bản thân cũng như công ty mà họ xin tuyển dụng”.
  • Nhấn mạnh: Sau khi cám ơn người phỏng vấn bạn hãy khẳng định thêm một lần nữa bạn là người phù hợp nhất cho vị trí mà họ đang tìm kiếm. Các chuyên gia cho rằng bạn nên tự tin và thể hiện điều này với các nhà tuyển dụng. Một phản ứng tích cực của bạn sau khi kết thúc phỏng vấn sẽ để lại cho các nhà tuyển dụng một ấn tượng khó phai về sự mạnh mẽ và quyết đoán. Nếu như khi bạn được hỏi rằng “bạn nghĩ bạn là người phù hợp với công việc này?”. Hãy đừng suy nghĩ một giây nào hết, vì khi bạn mất thời gian suy nghĩ, nghĩa là bạn đang lo sợ, bạn thiếu sự quyết đoán và sự tự tin. Làm sao các nhà tuyển dụng có thể nhận một người không có cá tính. Vì thế bằng mọi cách hãy thể hiện cho họ thấy bạn là người phù hợp nhất và họ không sai khi chọn bạn. Nếu nhà tuyển dụng nói rằng bạn thiếu kinh nghiệm ở một vấn đề nào đó và bạn nhớ ra rằng bạn đã không nhấn mạnh nó trong khi phỏng vấn. Hãy làm điều đó ngay khi nhà tuyển dụng nhắc nhở hoặc bạn cũng có thể gửi một lá thư bày tỏ ý kiến của bạn sau buổi phỏng vấn.
  • Ghi nhớ các chi tiết: Lá thư cám ơn của bạn gửi đến các nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn sẽ là điểm cộng nếu như bạn nhớ rõ những chi tiết cụ thể về buổi phỏng vấn. Đó là nội dung chính, những mặt tốt và những mặt hạn chế của bạn trong suốt quá trình phỏng vấn. Hãy ghi nhớ nó và liệt kê ra ngay khi bạn kết thúc buổi phỏng vấn. Dùng những chi tiết đó để trình bày trong lá thư cám ơn của bạn,… Như vậy bạn sẽ có một cái kết mỹ mãn hơn rất nhiều.

Kết luận: Khi đi phỏng vấn xin việc, bạn hãy quan sát cử chỉ của người phỏng vấn và đừng tách riêng chúng ra khỏi văn cảnh cụ thể. Mark Bowden, tác giả cuốn sách Chiến thắng bằng ngôn ngữ cử chỉ, cho rằng: “Không có dấu hiệu nào nói lên chính xác điều người phỏng vấn nghĩ. Bạn chỉ nên coi những tín hiệu phi ngôn ngôn đó như một lời gợi ý, ám chỉ nhưng đừng vội khẳng định đó là điều tiêu cực. Ví dụ, nếu họ ngắt câu trả lời của bạn hoặc xuất hiện nhiều khoảng im lặng, điều đó có nghĩa là họ mất hứng thú với bạn hoặc có thể họ sốt sắng cho việc quan trọng sau cuộc phỏng vấn với bạn. Vì vậy, đừng vội dao động, hãy bình tĩnh và thể hiện bản thân một cách tốt nhất”, chúc bạn thành công với những kỹ năng phỏng vấn xin việc đã được Kpop.vn chia sẻ trên đây!

 

 

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

câu nói hay về tình yêustt thả thính ,stt thả thính hay

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

stt thả thính stt thả thính tán trai stt thả thính cực mạnh stt thả thính hài hước stt thả thính crush ngắn stt thả thính tán gái stt thả thính bằng tiếng anh status thả thính tiếng anh stt thả thính tiếng anh stt thả thính của con trai stt thả thính người yêu cũ stt thả thính về nụ cười stt thả thính về bóng đá stt thả thính gái bằng tiếng anh stt thả thính bằng môn học stt thả thính bạn trai stt thả thính crush bằng tiếng anh stt thả thính tiếng anh ngắn stt thả thính hay của con trai stt thả thính phi công stt thả thính bằng tiếng anh ngắn stt thả thính tiếng hàn stt thả thính bằng đồ ăn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *