Viêm phổi ở trẻ do đâu? cách điều trị và lưu ý quan trọng
Viêm phổi ở trẻ do đâu? cách điều trị và lưu ý quan trọng
Một trong những bệnh thường hay gặp ở trẻ em đó chính là viêm phổi, đây cũng chính là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong cao nhất là đối với các trẻ nhỏ hoặc sơ sinh. Bệnh viêm phổi hiện chưa có thuốc đặc trị và chủ yếu là do virus gây ra.
Chủ yếu dựa vào sự chăm sóc đúng cách và biết giải quyết triệu chứng như ho, sốt, nghẹt mũi,… Trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh hơn nếu được chăm sóc tận tình và đúng cách.
Mục lục
1. Tìm hiểu về viêm phổi ở trẻ em
1. 1. Nguyên nhân do đâu dẫn tới viêm phổi ở trẻ?
Nguyên nhân
- Do các loại virus như virus hợp bào hô hấp (RSV), adenovirus, virus cúm, gây ra. Virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh nhất là vào thời điểm giao mùa.
- Do nhiều loại vi khuẩn gây nên.
- Các loài nấm, ký sinh trùng thường gặp như nấm Candida albicans gây bệnh tưa miệng có thể dẫn tới bệnh viêm phế quản phổi.
Yếu tố thuận lợi
- Không đảm bảo được các tiện nghi, an toàn về vệ sinh môi trường, yếu kém về chăm sóc sức khỏe ban đầu…
- Sống nơi đông đúc, vệ sinh kém, không khí không đảm bảo, ô nhiễm.
- Sống chung với người từng có tiền sử bệnh lao hoặc người hút thuốc lá.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không đúng cách: cai sữa mẹ sớm, trẻ bị thiếu vitamin A, suy dinh dưỡng,…không đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
- Trẻ gặp phải một số vấn đề lúc sinh như sinh non, thiếu cân, bị các chứng dị tật bẩm sinh tại đường hô hấp hoặc miễn dịch suy giảm bẩm sinh,…
- Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, giao mùa.
1.2.Biểu hiện của bệnh viêm phổi ở trẻ
Bệnh thường biểu hiện theo giai đoạn vô cùng phức tạp:
Giai đoạn sớm:
Xuất hiện các triệu chứng nhẹ ban đầu như ho nhẹ, sốt nhẹ, chảy nước mũi và nước mắt, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú,…
Giai đoạn sau:
Bệnh có thể diễn biến nặng hơn với một số biểu hiện như ho nhiều có đờm, kèm theo sốt cao, khó thở, thở nhanh, ít bú hoặc bỏ bú, tím tái tay chân, tím môi… Nếu trẻ em không được điều trị đúng và theo dõi sát sao. Trẻ có thể quấy khóc, mệt mỏi, có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nôn.
Bằng cách đếm nhịp thở của trẻ trong đủ 1 phút có thể xác định được trẻ có thở nhanh hay không. Trẻ được coi là thở nhanh nếu:
- Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, nhịp thở nhiều hơn 60 lần/ 1 phút.
- Đối với trẻ từ 2 đến 11 tháng tuổi, nhịp thở lớn hơn 50 lần / 1 phút.
- Đối với trẻ từ 2 đến 11 tháng tuổi, nhịp thở lớn hơn 40 lần / 1 phút.
1.3. Dấu hiệu của bệnh
Các biểu hiện như sốt, ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên(viêm mũi họng cấp) là những dấu hiệu khởi đầu thường thấy của bệnh viêm phổi ở trẻ lớn. Nếu bệnh nặng hơn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, rét run, vã mồ hôi và bú kém. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi mắc bệnh có thể biểu hiện sốt hoặc không sốt, thậm chí nhiệt độ cơ thể có thể giảm và nhanh chóng dẫn tới suy hô hấp nặng.
Danh sách dấu hiệu
- Trẻ ho vừa hoặc ho nặng, thường là ho nặng và liên tục, nhưng đôi khi cũng không có biểu hiện này.
- Liên tục thở nhanh( cần phân biệt với triệu chứng thở nhanh khi trẻ bị sốt cao)
- Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu thở trên 60 lần/ 1 phút thì được coi là thở nhanh, đối với trẻ từ 2 đến 11 tháng tuổi là trên 50 lần / 1 phút, đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên là 40 lần 1 phút.
- Đếm nhịp thở của trẻ trong vòng 1 phút khi trẻ đang nằm im và không hoạt động gắng sức. Nên dùng đồng hồ có kim giây để đếm cho chính xác. Trẻ cố gắng thở: cánh mũi phập phồng, co rút hõm ức, vị trí phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào, rút lõm lồng ngực.
- Thở nhanh và thở gắng sức chỉ là những phản ứng bình thường của cơ thể nhưng nếu không điều trị kịp thời cho trẻ có thể dẫn tới tình trạng suy hô hấp, kiệt sức, thở chậm lại thậm chí là ngưng thở.
- Đối với những trẻ có hệ miễn dịch yếu đôi khi có thể không biểu hiện sốt.
- Giữa các cơn ho hoặc trong lúc ho có thể cảm thấy đau ngực.
- Không chỉ sau những cơn ho mạnh mà ngay cả những các cơn ho trẻ cũng có thể buồn nôn.
- Ho nhiều khiến trẻ bị thiếu oxy dẫn tới tím tái quanh môi và ở mặt
- Thở rít cũng là một biểu hiện của viêm phổi mặc dù đây là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn.
1.4. Sự nguy hiểm khi trẻ mắc bệnh viêm phổi
Trẻ có thể mắc các biến chứng đáng ngại như tràn khí khoang màng phổi, tràn dịch, áp phe phổi, viêm phổi hoại tử, hạ natri trong máu, kín khí phổi nếu như trẻ không điều trị đúng cách hoặc điều trị muộn. Việc điều trị sẽ phức tạp và trẻ có nguy cơ tử vong cao hơn nếu để biến chứng viêm phổi xảy ra.
1.5. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi
Cần đưa trẻ đi bác sĩ để thăm khám, chụp X-Quang phổi để xác định và chẩn đoán chính xác mức độ và tổn thương phổi khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ của bệnh và để hỗ trợ tìm nguyên nhân gây bệnh bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành các xét nghiệm máu hoặc cấy dịch tiết đường hô hấp.
Trẻ có thể được cho uống hoặc tiêm kháng sinh và các thuốc hỗ trợ điều trị khác tùy thuộc vào độ tuổi, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau cần cho trẻ nhập viện gấp:
- Ho, sốt, thở nhanh đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Trẻ kén ăn và nôn nhiều
- Trẻ không thể uống đủ thuốc
- Sau 48 đến 72h điều trị tại nhà nếu các dấu hiệu không thuyên giảm hoặc nặng thêm cần đưa trẻ nhập viện để được điều trị kịp thời.
2. Biện pháp điều trị và chăm sóc trẻ
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và chỉ định của bác sĩ để lựa chọn thuốc điều trị cho trẻ bị viêm phổi. Cha mẹ tuyệt đối không điều trị cho con tại nhà bằng cách tự ý mua thuốc kháng sinh hoặc cách giảm ho cho trẻ uống.
Trong trường hợp nếu trẻ bị viêm phổi do nhiễm virus thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc giảm ho khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì ho là phản xạ tốt giúp tống chất đờm ra khỏi đường thở, làm thông thoáng đường thở.
Cha mẹ có thể áp dụng một số cách chăm sóc hiệu quả sau đây để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh:
2.1. Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi
Nếu trẻ bị viêm phổi không nặng
Có thể điều trị ngoại trú, dùng Amoxicillin hoặc dùng kháng sinh hỗn hợp Cotrimoxazol (480mg) sau 2 – 3 ngày theo dõi, nếu thấy đỡ thì điều trị từ 5 đến 7 ngày khi thấy trẻ chỉ có dấu hiệu ho và thở nhanh. Ngược lại, phải điều trị như viêm phổi nặng nếu không đỡ.
Nếu trẻ bị viêm phổi nặng
Cần đưa trẻ nhập viện để điều trị nếu có dấu hiệu như khó thở hoặc co rút lồng ngực. Có thể dùng kháng sinh Ampicillin hoặc thuốc kháng virus Benzylpenicillin (Penicillin G) kết hợp theo dõi phản ứng sau 2 – 3 ngày, tiếp tục dùng đủ 5 đến 10 ngày nếu thấy đỡ. Cần như chuyển sang điều trị như viêm phổi cấp nặng nếu triệu chứng không đỡ hoặc nặng thêm.
Nếu trẻ bị viêm phổi rất nặng
Cần điều trị cho trẻ tại bệnh viện nếu thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, co rút lồng ngực hoặc tím tái ly bỳ. Dùng kháng sinh Chloramphenicol một đợt 5 – 10 ngày hoặc Benzylpenicillin phối hợp với Gentamycin (80mg), kháng sinh chống nhiễm trùng Cefuroxime, Ampicillin kết hợp với Gentamycin.
2.2. Biện pháp hạ sốt
Tích cực chườm ấm để hạ nhiệt bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước để xác định nhiệt độ nước, nếu thấy ấm là được.
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ nếu trẻ sốt ≥ 38,5°C.
2.3.Vỗ lưng và giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả
Phương pháp vỗ lưng
Tuần hoàn máu của phổi được lưu thông, đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoài dễ dàng. Nhớ thực hiện phương pháp vỗ lưng cho trẻ khi trẻ bị ho hoặc ho có đờm.
Trước bữa ăn hoặc sau khi ăn 1 giờ là khoảng thời gian tốt nhất để thực hiện phương pháp vỗ lưng và tránh gây nôn cho trẻ. Vỗ trong khoảng 3 đến 5 phút trong các khu vực lần lượt từ bên trái cho đến bên phải. Vùng dạ dày, xương ức hay xương sống là những nơi ko nên vỗ vào.
Hướng dẫn trẻ ho:
Ho giúp đẩy chất xuất tiết ra khỏi phổi và làm thông thoáng đường thở. Yêu cầu trẻ ho sau khi được vỗ từng khu vực đối với trẻ lớn. Chưa được vỗ tiếp nếu trẻ đang ho. Lần lượt thực hiện theo từng bước:
- Để trẻ ngồi ngay ngắn, ngã nhẹ đầu về phía trước
- Hít vào trong
- Để ho thật sâu không ho ở cổ họng. Yêu cầu trẻ mở miệng và thóp cơ bụng
- Tiếp tục hít vào
- Để trẻ tiếp tục ho cho tới khi đờm được thải ra
- Nếu trẻ nhỏ không tự ho được, nhân viên điều dưỡng có thể dùng máy hút đờm dãi.
2.4. Vệ sinh sạch sẽ và chế độ ăn hợp lý cho trẻ
Vệ sinh
- Đảm bảo mũi miệng sạch sẽ: Lau sạch nước mũi, nước dãi bằng khăn giấy mềm, bỏ khăn ngay sau khi sử dụng. Cần giặt khăn sạch sẽ nếu dùng khăn xô. Vi khuẩn, virus bám trên khăn sẽ trở lại cơ thể bé nếu dùng đi dùng lại khăn xô đã nhiễm bẩn và không được sạch sẽ.
- Nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ cũng được vệ sinh sạch sẽ. Người chăm sóc trẻ và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ cần rửa tay sạch sẽ.
Chế độ ăn
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm,, dễ tiêu, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng.
- Nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày và ăn theo nhu cầu ăn của trẻ, số lượng thức ăn mỗi bữa nên ít hơn bình thường và không ép trẻ ăn quá nhiều.
- Có thể giúp bệnh thuyên giảm bằng cách cho trẻ uống quất hấp mật ong, hoa hồng hấp gừng, đường, chanh.
2.5 Cần đưa trẻ tới viện khi nào?
Cần phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ xuất hiện ho, sổ mũi, và kèm theo các triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện lõm ngực( khi trẻ hít vào thì phần ngực và bụng lõm vào)
- Mệt mỏi khi thở, tím tái mặt, cánh mũi phập phồng.
- Khi nằm yên thở rít hoặc thở khò khè
- Khó uống, người co giật hoặc mê man li bì khó đánh thức
3. Những cách phòng tránh bệnh
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để tránh lây lan bệnh. Trong phòng có trẻ nhỏ tuyệt đối không đun nấu hoặc hút thuốc. Để bệnh tránh lây lan thành dịch nên cách ly trẻ với người bị bệnh.
Chú ý ánh sáng
Đảm bảo đủ ánh sáng nơi ở, thoáng mát, không khí lưu thông tốt. Nên điều chỉnh nhiệt độ trong nhà với ngoài trời từ 5 đến 7 độ nếu sử dụng điều hòa để trẻ có thể dễ thích ứng.
Tiêm phòng đầy đủ
Cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ các vắc xin như Haemophilus influenzae typ B (Hib),phế cầu, bạch hầu – ho gà – uốn ván, cúm…
Phát hiện bệnh sớm
Phát hiện bệnh sớm để có thể chăm sóc và điều trị kịp thời. Cần phát hiện các triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp: sốt, ho, chảy nước mũi… và các dấu hiệu khác như ăn kém, tiêu chảy, chậm tăng cân…
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ
Cần đảm bảo tốt cho trẻ. Đối với phụ nữ khi mang thai cần ăn uống đủ chất đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng như các loại vitamin, lipid, protid, muối khoáng… Cần đi khám thai định kỳ đầy đủ và đảm bảo thai nhi phát triển tốt. Để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và có khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn nên cho trẻ bú mẹ từ khi sinh đến 2 tuổi.
4. Lời kết
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh viêm phổi. Dựa vào các triệu chứng dễ nhận biết có thể phát hiện bệnh sớm. Có thể giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong ở trẻ nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách.
Tham khảo:
- https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/p/pneumonia-in-children.html
- https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/pneumonia
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương
, hoa chia buồn , điện hoa 24gio
. shop hoa tươi
, đặt hoa công nghệ
điên hoa 24gio
, hoa tươi đẹp không tưởng
, hoa tươi
stt hài hước trên facebook
,Những câu nói hay về con gái
, diadiemshophoa.vn
xem thêm >> hoa tươi hải phòng
, lẵng hoa khai trương , điên hoa chia buồn
, dien hoa
Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp