Kinh Nghiệm Cưới

Thủ tục lễ ăn hỏi truyền thống mà cô dâu chú rể nên biết

Thủ tục lễ ăn hỏi truyền thống mà cô dâu chú rể nên biết

Thủ tục lễ ăn hỏi hay còn gọi là thủ tục đám hỏi là một phong tục cưới hỏi của người Việt. Vậy thủ tục lễ ăn hỏi gồm những gì, trình tự lễ ăn hỏi diễn ra như thế nào? Đó là những thắc mắc của không ít cặp đôi trẻ chuẩn bị cưới nhưng lại chưa có đầy đủ kinh nghiệm cưới hỏi theo phong tụ tập quán Việt Nam.

Tùy theo phong tục tập quán của mỗi vùng miền, mỗi địa phương mà có sự chuẩn bị lễ vật ăn hỏi khác nhau. Thủ tục lễ ăn hỏi của người miền Bắc, khác với thủ tục lễ ăn hỏi của người miền Nam và thủ tục lễ ăn hỏi của người miền Trung. Để hiểu rõ hơn về kịch bản chương trình lễ ăn hỏi của 3 miền Bắc – Trung – Nam, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ và tham khảo những thông tin đầy đủ nhất qua bài viết dưới đây nhé, từ đó nhà trai và nhà gái sẽ biết chuẩn bị lễ vật cần thiết cho lễ ăn hỏi.

Cùng tìm hiểu thủ tục lễ ăn hỏi 3 miền Bắc – Trung – Nam để từ đó có thể hiểu hơn về phong tục cưới hỏi của người Việt, và từ đó biết chuẩn bị những lễ vật cần và đủ cho đám hỏi miền bắc, đám hỏi miền trung và đám hỏi miền nam.

Thủ tục lễ ăn hỏi 1

Thủ tục lễ ăn hỏi miền Bắc cần chuẩn bị những gì? kịch bản chương trình lễ ăn hỏi người miền Bắc diễn ra như thế nào? Đó là thắc mắc của những chàng rể chuẩn bị cưới dâu người Bắc nhưng lại chưa biết chuẩn bị những gì, lễ vật ăn hỏi miền bắc, bài phát biểu trong lễ ăn hỏi ở miền bắc như thế nào. Điều đó sẽ được giải đáp ngay bây giờ.

Theo phong tục tập quán cưới hỏi của người Việt nói chung và của người miền Bắc nói riêng thì những thủ tục lễ ăn hỏi miền Bắc được tổ chức một cách chu đáo và có phần phức tạp và khác hơn so với thủ tục đám hỏi của người miền Trung và miền Nam.

Thời điểm diễn ra lễ ăn hỏi:

Nhà trai và nhà gái sẽ có một buổi thảo luận trước khi lễ ăn hỏi diễn ra, cuộc thảo luận này có thể diễn ra trong lễ dạm ngõ, bên gia đình nhà trai sẽ xem ngày tốt và thống nhất với nhà gái ngày đó sẽ tổ chức lễ ăn hỏi. Thông thường thời điểm diễn ra lễ ăn hỏi của người miền bắc thường diễn ra trước 1 tháng và 1 tuần, để có sự sắp xếp hợp lý thời gian của hai bên gia đình, của cô dâu và chú rể.

Thành phần tham gia:

Thủ tục lễ ăn hỏi cũng như trình tự lễ ăn hỏi miền Bắc thành phần tham gia gồm có:

Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình,bạn bè và một số thanh niên chưa vợ bưng mâm quả (hoặc bê tráp). Thường thì người bê tráp là nữ nhưng do mâm quả bây giờ khá nặng nên có thể thay thế bằng nam. Số người bê tráp là số lẻ, 3, 5, 7, 9 hoặc 11.

Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.

Thủ tục lễ ăn hỏi 2

Mâm quả đám hỏi miền Bắc

Trong trình tự đám hỏi miền Bắc thì không thể thiếu mâm quả đám hỏi, hay còn gọi là mâm tráp đám hỏi, lễ vật đám hỏi. Mâm quả đám hỏi sẽ do nhà trai chuẩn bị, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà có sự chuẩn bị khác nhau về số lượng mâm quả. Để biết được số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ đến thăm nhà gái và hai nhà bàn bạc kỹ lưỡng.

Theo cách gọi của ông bà ta xưa, nhà gái sẽ đưa ra lời “thách cưới”, bao nhiêu mâm quả (hay còn gọi là tráp), những loại lễ vật gì và lễ dẫn cưới (tiền mặt) là mấy lễ, mỗi lễ là bao nhiêu.

Số lượng mâm quả (tráp cưới) trong lễ ăn hỏi ở miền Bắc luôn luôn là số lẻ, có thể từ 3, 5, 7, 9 đến 11 tráp. Nhưng số lễ trên mâm quả thì nhất thiết phải là số chẵn, luôn đi theo cặp, chẳng hạn như cau thì phải 100 quả, bánh cốm 100 chiếc, mứt sen trần 100 hộp. Đây chính là sự khác biệt trong mâm quả đám hỏi của người miền Trung và miền Nam.

Lý giải cho điều đó, người miền Bắc quan niệm rằng số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, còn số chẵn tượng trưng cho việc có cặp có đôi. Vì thế, số lượng mâm quả và lễ vật luôn đi theo số lẻ và số chẵn với ý niệm cầu chúc và mong muốn cho cặp vợ chồng trẻ luôn luôn có nhau và cùng nhau sinh con đàn cháu đống, sống đến đầu bạc răng long.

Trong lễ vật ăn hỏi miền Bắc thì tráp trầu cau, tráp mâm chè là không thể thiếu. Bởi vì theo quan niệm xưa, miếng trầu là đầu cây chuyện, nên trong lễ vật ăn hỏi không thể thiếu.

Tất cả các lễ vật ăn hỏi miền Bắc đều được xếp ngay ngắm, theo hình tháp trông rất đẹp mắt và được bày trong mâm quả sơn son thếp vàng, phủ khăn rồng phụng màu đỏ.

Trong đó tráp đựng lễ dẫn cưới được được để trên một khay riêng và mẹ chú rể sẽ cầm khay lễ đến, trao cho mẹ cô dâu trước khi mở các lễ vật khác trao cho nhà gái, xin ăn hỏi con gái về làm dâu con trong nhà.

Thủ tục lễ ăn hỏi miền Nam giống với thủ tục lễ ăn hỏi của người miền tây, vì vậy ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp các chú rể miền nam và miền tây có thể biết trình tự lễ ăn hỏi miền nam diễn ra như thế nào, số lượng mâm quả đám hỏi miền nam…để có sự chuẩn bị chu đáo nhất nhé.

Thành phần tham gia:

Thành phần tham gia lễ ăn hỏi của người miền Nam cũng đầy đủ giống như thành phần tham gia của lễ ăn hỏi người miền Bắc.

Số lượng mâm quả đám hỏi:

Khác với số lượng mâm quả đám hỏi miền Bắc, ở lễ ăn hỏi miền Nam, nhà gái thường yêu cầu số lượng tráp lễ vật là số chẵn và hầu hết thường yêu cầu 6 tráp.

Bởi theo phong tục tập quán của người miền Nam, số 6 là biểu tượng cho tài lộc, may mắn và hạnh phúc. Và một điều khác cần hết sức chú ý trong lễ vật lễ hỏi người miền Nam đó là số vật phẩm trong các tráp lễ phải là số lẻ. Với ý nghĩa biểu tượng cho sự sinh sôi, lớn lên và hình thành gia đình trong sự đầm ấm, tài vượng.

Thủ tục lễ ăn hỏi 3

Tùy vào điều kiện của gia đình nhà trai mà có sự chuẩn bị khác nhau về vật phẩm lễ ăn hỏi, nhưng thông thường nhất vẫn là loại mâm quả sau đây:

– Mâm quả thứ nhất:

– Mâm quả thứ 2:

Trong mâm quả ăn hỏi của người miền Nam, thì mâm quả bánh Phu thê thường có 2 phần tượng trưng cho âm và dương, thể hiện sự gắn kết keo sơn của đôi nam nữ.

Thủ tục lễ ăn hỏi miền Trung có phần đơn giản hơn so với thủ tục lễ ăn hỏi miền Bắc và miền Nam. Với tính cách, phong tục tập quán của người miền  Trung không quá xem trọng vấn đề vật chất, mà nghi thức trong đám hỏi chỉ mang tính nghi thức, với mong muốn cặp đôi trai gái sẽ sống hòa thuận và hạnh phúc bên nhau nhưng vẫn phải tổ chức một cách nghiêm túc đúng trình tự.

Thành phần tham gia:

Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình,bạn bè và một số thanh niên chưa vợ bưng mâm quả (hoặc bê tráp). Thường thì người bê tráp là nữ nhưng do mâm quả bây giờ khá nặng nên có thể thay thế bằng nam. Số người bê tráp là số lẻ, 3, 5, 7, 9 hoặc 11.

Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.

Thủ tục lễ ăn hỏi 4

Lễ vật ăn hỏi miền Trung gồm:

Lễ vật ăn hỏi của người Miền trung thường có 5 mâm quả.

Người miền Trung không có tục thách cưới và lễ vật đám hỏi miền trung cũng khá đơn giản, gồm có: mâm trầu cau, rượu, trà, nến tơ hồng, bánh phu thê, bánh quế. Nếu nhà trai cầu kỳ hơn thì sẽ chuẩn bị thêm bánh kem, bánh dẻo, bánh nướng…

Tùy theo phong tục tập quán của mỗi vùng miền mà thủ tục lễ ăn hỏi có sự chuẩn bị khác nhau và trình tự lễ ăn hỏi diễn ra khác nhau. Để cho việc chuẩn bị lễ vật ăn hỏi được tươm tất, hai bên gia đình nhà trai và nhà gái cần có sự thảo luận và đi đến thống nhất.

Xem thêm: 20 Lời phát biểu trong lễ ăn hỏi của họ nhà trai, nhà gái đầy đủ nhất

Cưới hỏi là việc trọng đại của hai gia đình, hai cặp đôi và liên quan đến hai dòng họ nên cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Hi vọng với những thủ tục đám hỏi trên đây của ba miền Bắc Trung Nam sẽ là những thông tin cần thiết giúp các cặp đôi hiểu và nắm rõ hơn phong tục cưới hỏi của người Việt.

shop hoa tươi bà rịa, shop hoa tươi la gi , shop hoa tươi bình phước

shop hoa tươi 

 

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *