Tác dụng của vị thuốc Hoàng Cầm
Tác dụng của vị thuốc Hoàng Cầm là vị thuốc quen thuộc có nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe con người. Nhiều người sử dụng cây thuốc này để chữa trị các bệnh như ho đờm, kiết lỵ, mụn nhọt,… Để hiểu rõ về đặc tính cũng như ứng dụng lâm sàng của nó, người bệnh hãy tham khảo những thông tin bổ ích trong bài viết sau. Tác dụng của vị thuốc Hoàng Cầm
Tên gọi khác
Hoàng Cầm thuộc họ Hoa môi, thường được biết đến với cái tên phổ biến là Hoàng Cầm. Ngoài ra, cây thuốc này vẫn còn có nhiều tên gọi khác như : Hoàng văn, Khô cầm, Túc cầm, Đỗ phụ, Hoàng kim trà, Điều cầm, Lý hủ thảo, Hủ trường, Tửu cầm, Khô trường, Đạm tử cầm, Kinh cầm, Nội hư, Giang cốc thụ, Lạn tâm hoàng, Ấn dầu lục, Tử cầm, Bắc cầm, Đồn vĩ cầm, Đạm hoàng cầm, Khổ đốc bưu, Phiến cầm, Lý hủ cân thảo, Thử vĩ cầm, Đông cầm.
>>> đọc thêm : Cùng tìm hiểu cây kim ngân và tác dụng
Mô tả
Cây Hoàng Cầm thuộc thân thảo, có rễ hình chùy, phình to ra. Thân cây không có lông, phân nhánh và mọc thẳng đứng, vỏ cây nâu vàng, hoa màu lam tím mọc thành chùm ở đầu cành. Lá cây mọc đối xứng hai bên, phiến lá hẹp và gần như không có cuống lá. Mặt lá trên có màu xanh đậm hơn mặt lá dưới và điểm xuyến nốt đen ở cả hai mặt. Cây thường ra hoa vào tháng 7, ra quả vào tháng 9.
Thu hái, sơ chế
Cây Hoàng Cầm tuy dễ mọc nhưng vẫn chưa phát triển phổ biến ở Việt Nam. Thay vào đó phải nhập khẩu từ các tỉnh Trung Quốc sang.
Mùa thu hoạch của cây Hoàng Cầm vào độ xuân thu, người ta cắt bỏ rễ con, rồi đem đi rửa sạch. Sau đó cạo đi lớp vỏ bên ngoài hoặc đem phơi cho rụng đi. Tiếp theo, người ta sơ chế bằng cách sấy hoặc phơi khô rồi cất giữ dùng từ từ. Có nhiều người sao qua với rượu hai lần trước khi sử dụng.
Mô tả dược liệu
Rễ Hoàng Cầm được nhiều thầy thuốc Đông y sử dụng làm dược liệu để chữa bệnh. Rễ cây có dạng chùm xoắn, hình chùy, kích thước thu nhỏ dần về phía dưới, chiều dài dao động trong khoảng 12 – 25 cm, đường kính từ 24 – 26 mm. Phần trên rễ hơi thô, có lớp vân hình mạng, phía dưới rễ lại có các vết khía dạng nếp nhăn. Mặt ngoài rễ có màu nâu vàng, bên trong có nhiều mẫu vụn màu đen tối. Trên phần rễ chứa nhiều nhánh rễ con khiến phần thân hơi lồi và không được nhẵn bóng. Rễ già rỗng ruột gọi là Phiến cầm hay Khô cầm. Rễ con chắc mịn được gọi là Điều cầm hay Tứ cầm. Rễ cây to dài, chắc chắn là rễ tốt, còn rễ xốp, ngắn, nhỏ là rễ xấu.
>>> đọc thêm : Shop hoa online Cẩm lệ
Bào chế
- Rửa sạch dược liệu, hấp chín phần rễ sau đó bào mỏng rồi sấy khô.
- Sao qua với rượu, muối, mật heo, nước gừng để dùng tùy theo mục đích chữa trị.
- Nếu dùng để trị bệnh phần trên cơ thể thì nên sao với rượu, còn nếu dùng để tá hỏa đờm thì nên sao với mật heo.
- Bỏ ruột của thứ khô cầm rồi đem ủ trong 1 ngày 1 đêm. Tiếp theo bào mỏng rồi phơi khô, đem đi tẩm rượu trong 2 tiếng để dùng.
Bảo quản
Hoàng Cầm nên được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm thấp, có thể bị mốc hoặc mọt ăn.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa hóa của loại cây này tương đối đa dạng, bao gồm Baicalin, b-Sitosterol, Wogonin, Wogonoside, Benzoic acid, Oroxylin Oroxylin A, 4’5, 7-Trihydroxy-6-Methoxy flavanone, Neo Baicalein, Chrysin,…
Tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền:
- Lợi tiểu, trị thấp nhiệt, dưỡng thai, tiêu cốc,..
- Trị kiết lỵ, đau bụng, tiêu chảy, đau mắt đỏ, ho có đờm, chảy máu mũi, động thai, mụn nhọt, rong kinh,…
Theo nghiên cứu hiện đại:
- Có tác dụng miễn dịch: Thành phần hóa hóa trong rễ Hoàng Cầm có chức năng ức chế enzyme, ngăn ngừa các bệnh dị ứng.
- Cồn và nước sắt từ dược liệu Hoàng Cầm có tác dụng giúp hạ huyết áp.
- Cồn và nước nấu từ cây thuốc có lợi đối với hệ tiêu hóa, vị trường.
- Nước thuốc nấu từ cây Hoàng Cầm có tác dụng lợi tiểu ở người và động vật.
- Dược liệu có đặc tính kháng khuẩn mạnh, có thể dùng để ức chế nhiều tế bào, phế cầu khuẩn, đẩy lùi các bệnh nhiễm trùng.
- Lượng mật thỏ và chó có thể được tăng lên đáng kể nếu sử dụng nước nấu từ cây Hoàng Cầm.
- Kết hợp Hoàng Cầm với các dược liệu khác như đại hoàng, hoàng liên,.. có thể làm giảm nồng độ lipid có trong cơ thể.
- Rễ cây cũng có tác dụng làm giảm nhiệt độ cơ thể người.
- Hoạt chất Baicalin có trong cây Hoàng Cầm có thể làm yếu đi khả năng di chuyển và phản xạ tự nhiên của loài chuột.
Vị thuốc hoàng cầm
Tính vị
- Theo Bản Kinh, thuốc có vị đắng, tình bình.
- Theo Biệt Lục, thuốc có tình hàn, không độc.
- Theo Dược Tính Luận, thuốc có vị đắng, hơi ngọt.
- Theo Trung Dược đại từ điển, thuốc có tính hàn, vị đắng.
- Theo Trung Dược học, thuốc có vị đắng, tính lạnh.
Quy kinh
Quy vào kinh Tâm, Can, Đởm, Phế, Bàng quang, Đại trường.
Tác dụng của hoàng cầm
- Thanh thấp nhiệt, tả phế hỏa.
- Lợi trường, tiêu cốc.
- Hạ huyết áp, trục thủy, tiết lợi.
- An thai, trị thấp nhiệt, tả thực hỏa.
Chủ trị
- Trị các bệnh do nhiễm trùng đường hô hấp, thấp nhiệt.
- Trị ho có đờm đặc, ho ra máu, chảy máu cam, đau họng, viêm gan, nóng mật, tiêu chảy, kiết lỵ, huyết áp cao, đau mắt đỏ.
- Trị mụn nhọt, lở ngứa.
- Trị các chứng động thai, rối loạn tiền mãn kinh.
Liều dùng
Người bệnh có thể dùng vị thuốc Hoàng Cầm ở dạng thuốc sắc. Trung bình mỗi ngày sử dụng từ 12- 20 gram là đủ.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hoàng Cầm
- Trị đau bụng, đắng miệng, lưỡi hồng, kiết lỵ: Sắc uống 12g Hoàng Cầm, 8g Cam Thảo, 3 trái đại táo, 8g thược dược.
- Trị rong kinh, nôn ra máu, chảy máu cam: Nấu 120g Hoàng Cầm với 3 thăng nước lọc, sao cho còn tầm 1.5 thăng thì tắt bếp. Người bệnh chia nhỏ thành nhiều phần để dùng.
- Trị chảy máu sau sinh: Sắc nhỏ Hoàng Cầm và Mạch môn đông rồi nấu chung với nhau.
- Trị nôn ra máu và chảy máu cam: Lấy 40g Hoàng Cầm bỏ ruột, đem tán bột. Nấu 12g Hoàng Cầm rồi uống khi còn nóng.
- Trị rong kinh: Tán Hoàng Cầm thành bột mịn rồi uống chung với rượu tích lịch. Mỗi lần sử dụng chỉ cần 4g là đủ.
- Trị ho có đờm: Lấy Hoàng Cầm sao rượu đem tán bột, rồi nấu trà chung với bạch chỉ. Mỗi lần sử dụng 8g là đủ.
- Trị hỏa độc: Lấy Hoàng Cầm tán mịn, pha chung với nước rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị thương.
- Trị viêm mật, nóng gan: Đem tán bột 40g Hoàng Cầm, 120g đạm đậu vị. Sau đó, bọc 12g thuốc trong gan heo rồi nấu chín.
- Trị đau bụng: Kết hợp Hoàng Cầm với các loại thuốc khác như thược dược, thăng ma, hoàng liên, cam thảo, hoạt thạch để nấu thuốc uống.
- Trị chứng khóc đêm, giật mình của trẻ nhỏ: Tán bột 0.4g Hoàng Cầm, nhân sâm rồi nấu chung với nước sắc trúc diệp cho bé uống.
- Trị ho do thấp nhiệt: Nấu thuốc Hoàng Cầm với Liên Kiều, cát cánh, chi tứ, bạc hà, hạnh nhân, đại hoàng, chỉ xác, cam thảo để uống mỗi ngày.
- Trị hỏa trong phế: Sao vàng phiến cầm, tán bột, pha với nước rồi vo tròn thành từng viên. Người bệnh uống 20 viên mỗi lần.
- Trị động thai: Sắc thuốc gồm hoàng cầm, thược dược, xuyên khung, đương quy, bạch truật.
- Bài thuốc an thai: Đem sao bạch truật và phiến cầm rồi tán thành bột mịn, trộn với nước gạo rồi vo tròn thành viên. Mỗi lần sử dụng uống 50 viên.
- Trị ra máu nhiều do nhiệt: Sắc mỏng 40g Hoàng Cầm, nấu chung với nước rồi uống khi còn nóng.
- Trị tay chân lạnh, không cầm máu được: Đem sao 8g Hoàng Cầm với rượu rồi tán bột mịn, sau đó dùng chung với rượu.
- Trị đau bụng do kiết lỵ: Sắc uống 12g Hoàng Cầm, 6g hậu phát, 12g thược dược, 3.2g mộc hương, 6g quảng trần bì, 4g hoàng liên.
- Trị đau bụng tiêu chảy: Đem sắc các vị thuốc sau để uống: Hoàng Cầm, thược dược, phòng phong, chích cam thảo, hoàng liên, thăng ma, xa tiền tử.
- Trị đờm nhiều gây ho: Sắc 18g Hoàng Cầm rồi nấu uống khi còn nóng.
Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến cây thuốc Hoàng Cầm. Hy vọng qua bài viết này người dùng đã hiểu hơn về loại dược liệu này cũng như biết cách sử dụng để chữa bệnh.
Blog sức khỏe Agarwood chia sẻ thông tin các loại cây thuốc quý, cách làm đẹp, các bệnh lý liên quan tới hô hấp như Ho, viêm phế quản , viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng…và rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác
shop hoa tươi thủ đức , shop hoa tươi tây ninh
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, shop hoa tuoi tây hồ hà nội , điện hoa 24gio . shop hoa tươi , Hoa Tươi
xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , shop hoa tươi , điên hoa chia buồn , dien hoa