15 cách trị hôi miệng tại nhà – an toàn cho sức khỏe
15 cách trị hôi miệng tại nhà – an toàn cho sức khỏe
Răng miệng là cơ quan để thực hiện ăn uống hằng ngày, trao đổi và giao tiếp với những người xung quanh do đó việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là điều vô cùng quan trọng nhằm duy trì hạnh phúc cho cuộc sống. Bạn sẽ hoàn toàn tự tin khi đứng trước đám đông nếu có hơi thở thơm mát.
Vậy làm gì để có được hơi thở thơm mát như mong muốn và tránh bị hôi miệng, mời các bạn cùng đọc những thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
1. Những nguyên nhân nào dẫn đến hôi miệng? Làm thế nào để nhận biết mình bị hôi miệng?
1.1 Nguyên nhân gây nên
1.1.1 Thực phẩm cũng là một vấn đề
Trong quá trình ăn uống hàng ngày, nếu chúng ta không để ý, không tìm hiểu kỹ để có biện pháp phòng ngừa thì vấn thực phẩm ăn uống hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng do:
- Trong quá trình ăn uống chúng ta vô tình để những mẩu thức ăn còn dính trong và xung quanh gây ra sự phân hủy khiến răng miệng có mùi hôi.
- Thức ăn có chứa các loại tinh dầu đặc trưng như hành, tỏi hoặc các loại rau củ, gia vị khác cũng là nguyên nhân gây hơi thở hôi.
1.1.2 Do các vấn đề liên quan đến răng miệng
Các bệnh về răng hoặc một vấn đề về răng xảy ra do quá trình vệ sinh, ăn uống, chăm sóc răng chưa đúng cách có thể dẫn đến hôi miệng như:
- Trong quá trình ăn uống, những mẩu thức ăn còn đọng lại trong kẽ răng nhưng nếu chúng ta vệ sinh răng miệng kém, không chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa hàng ngày, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tiết ra các chất hóa học như hydrogen sulfide – hợp chất này tạo ra mùi trứng thối đặc trưng.
- Một trong những nguyên nhân khác gây ra hơi thở hôi là răng miệng bị các
- Những người có vấn đề về nha chu, nướu bị viêm và răng bị đau do sâu ăn là những nguyên nhân gây ra hơi thở hôi.
- Răng giả nếu cũng có thể khiến răng miệng bị hôi do không được chải sạch thường xuyên hoặc không phù hợp có thể chứa nhiều loại vi khuẩn tạo mùi hôi.
1.1.3 Miệng bị khô khan
- Trong khi ngủ, miệng sẽ bị khô làm cho lượng nước bọt bị giảm khiến cho quá trình làm sạch miệng, loại bỏ các phần tử gây ra mùi hôi thối bị suy giảm dẫn đến hơi thở hôi vào buổi sáng.
- Một số loại thuốc hoặc do bệnh lý của tuyến nước bọt có thể dẫn đến khô miệng mãn tính.
1.1.4 Do một số bệnh khác gây nên
- Một số bệnh như ung thư và rối loạn chuyển hóa (chiếm khoảng 10%) sinh ra các hóa chất gây ra hơi thở có mùi đặc trưng.
- Mùi cá tanh trong hơi thở là do bệnh tiểu đường, suy thận hoặc suy gan.
- Trào ngược dạ dày thực quản mạn tính là một trong những nguyên nhân gây ra hơi thở hôi.
- Hơi thở có mùi phân là do tắc ruột thấp.
- Những người dùng thuốc huyết áp, bệnh tâm thần hoặc thuốc trị đường tiết niệu làm cho miệng bị khô, gây ra chứng hôi miệng. Chất hóa học trong một số thuốc khi được chuyển hóa trong cơ thể sẽ giải phóng gây hơi thở hôi.
1.1.5 Một số nguyên nhân liên quan đến miệng, mũi và họng
- Những người bị nhiễm trùng ở xoang mũi khiến cho dịch từ xoang nhỏ vào phía sau họng gọi tên bệnh là postnasal drip và gây ra mùi hôi miệng.
- Những người bị bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp trên và dưới, hoặc do các vết loét trong đường hô hấp làm cho hơi thở bị hôi miệng.
- Dị tật hở hàm ếch của khoang miệng, sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây hôi miệng sinh sản.
- Các hạt nhỏ hình thành trong bệnh viêm amidan hốc mủ được bao phủ bởi vi khuẩn sản xuất hóa chất gây mùi hôi thối cho miệng.
- Trẻ em bị vướng dị vật đường thở, như một mảnh đồ chơi hoặc những mẩu thức ăn mắc kẹt trong lỗ mũi sẽ gây ra hơi thở hôi thối.
1.1.6 Hút thuốc lá cũng gây hôi miệng
- Khói thuốc lá gây khô miệng tạo ra mùi hôi miệng đặc trưng rất khó chịu.
- bệnh viêm nha chu gây ra hơi thở hôi thối dễ xảy ra đối với người hay hút thuốc lá.
1.2 Làm thế nào để nhận biết hôi miệng?
Cách 1: Nhờ một người giám định ngồi đối diện gần với người bệnh, người bệnh sẽ tiến hành bịt mũi thở bằng miệng trong vài phút xem thử hơi thở có hôi không, nếu có thì chứng tỏ miệng là nguyên nhân gây ra hôi miệng. Có thể xác định nguyên nhân hôi miệng có từ mũi hay không bằng cách mím môi và thở bằng mũi. Một bệnh tổng quát nào đó cũng là nguyên nhân gây hôi miệng nặng.
Cách 2: Người bệnh úp bàn tay vào miệng thở ra rồi ngửi mùi để cảm nhận hơi thở mình có hôi không.
Cách 3: Sau khi cà răng bằng chỉ nha khoa ( dây dental) thì người bệnh hay người giám định sẽ thử ngửi mùi trên dây chỉ.
Cách 4: Người bệnh có thể đo nồng độ hôi trong miệng bằng Halimeter, Halitest khi đến khám ở cơ sở răng hàm mặt và phòng khám nha khoa.
2. Các cách điều trị hôi miệng hiệu quả cao
2.1 Dùng nước muối pha loãng
Nước muối có khả năng sát trùng kháng khuẩn do đó có thể dùng để trị hôi miệng, ngăn ngừa đau họng và đau do sâu răng. Để trị hôi miệng nhanh chóng thì mỗi ngày bạn hãy ngậm nước muối 3 lần.
Cách thực hiện: Dùng hỗn hợp muối pha với nước theo một tỉ lệ sao cho vừa phải ( khi ngậm vào cảm thấy không nhạt cũng không mặn) để ngậm và súc miệng hàng ngày.
Lưu ý: Bạn nên dùng nước muối sinh lý để đảm bảo nồng độ chính xác và sạch khuẩn tốt cho răng miệng hơn, không nên tự ý pha nước muối ở nhà.
2.2 Có thể dùng tinh dầu tràm trà để chữa hôi miệng
Tinh dầu tràm trà sẽ giúp cho bạn có hơi thở dễ chịu,thơm mát loại bỏ mùi hôi do vi khuẩn( do tính kháng khuẩn tốt của tinh dầu tràm).
Cách thực hiện: Có thể nhỏ trực tiếp tinh dầu tràm vào bàn chải đánh răng để làm sạch răng (nhỏ 1-2 giọt). Bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ với kết quả trị hôi miệng từ tinh dầu tràm kết hợp với nước cốt lá bạc hà.
2.3 Lá bạc hà cũng có thể giúp chữa hôi miệng hiệu quả
Lá bạc hà có tính sát khuẩn, tính mát và có mùi thơm do đó có thể dùng lá bạc hà trị hôi miệng và tạo ra hơi thở thơm mát cho răng miệng bạn.
Cách thực hiện:
– Dùng lá bạc hà nhai trực tiếp hoặc sử dụng như một loại rau trong bữa cơm vừa có tác dụng tăng ngon miệng trong bữa ăn vừa có tác dụng trị hôi miệng.
– Những người không thể ăn trực tiếp lá bạc hà được thì có thể vắt lấy nước cốt để uống sau khi đã được làm sạch và thái nhỏ. Bạn có thể cảm nhận được sự khác biệt sau 2- 3 ngày nếu dùng nước cốt bạc hà pha với 1 ly nước ấm và thêm vào một ít muối để súc miệng hàng ngày.
Lưu ý: Nếu bạn không muốn hơi thở của mình có mùi tệ hơn thì không nên dùng các sản phẩm từ lá bạc hà để thay thế lá bạc hà tươi.
2.4 Chanh cũng là một gợi ý hay
Trong thành phần của chanh có chứa nhiều axit và vitamin C, những thành phần này có tác dụng khử mùi hôi miệng và làm răng trắng sáng hơn cực kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Dùng vỏ chanh tươi tại nhà để trị hôi miệng cũng rất hiệu quả: Bạn chỉ cần nhai thật kỹ và nuốt các vỏ chanh đã được cắt nhỏ và rửa sạch.
– Sử dụng nước cốt chanh: Để cải thiện tình trạng hôi miệng, bạn có thể làm sạch răng và lưỡi mỗi ngày hai lần bằng hỗn hợp nước cốt chanh kết hợp với muối.
2.5 Trà xanh – vừa chữa được hôi miệng vừa tốt cho sức khỏe
Chất chống oxy hóa có trong nước trà xanh vừa tốt cho sức khỏe vừa chữa viêm nướu và bệnh hôi miệng rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
Chất polyphenol trong lá trà xanh có thể giúp răng bạn luôn chắc khỏe và ngăn chặn vi khuẩn tấn công, phát triển do đó bạn có thể dùng nước trà xanh nấu chín để nguội súc miệng và uống hằng ngày.
2.6 Dùng mật ong để trị hôi miệng
Mật ong là loại thực phẩm được sử dụng nhiều hiện nay vì nó có có công dụng tốt đối với sức khỏe và làm đẹp. Mật ong cũng là phương thuốc trị hôi miệng được dân gian truyền lại nhờ thành phần kháng sinh, diệt khuẩn của mật ong.
Cách thực hiện:
Để trị hôi miệng được hiệu quả bạn có thể kết hợp các nguyên liệu như chanh, bột quế, táo với mật ong.
– Khi kết hợp với chanh: Bạn có thể dùng hỗn hợp mật ong pha với nước cốt chanh (tỉ lệ 1:2), thêm 1 ly nước ấm khoảng 50ml để súc miệng mỗi ngày để giảm đi mùi hôi miệng (sau 2-3 ngày sẽ thấy kết quả).
– Khi kết hợp với bột quế: Súc miệng mỗi ngày với hỗn hợp bột quế pha với mật ong và nước ấm sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn hôi miệng và khiến cho hơi thở của bạn thơm hơn nhờ bột quế.
2.7 Bạn cũng có thể dùng dầu dừa để giảm bớt mùi hôi miệng
Sử dụng dầu dừa để trị hôi miệng là phương pháp hiệu quả mà đơn giản nhất. Bạn chỉ cần thường xuyên súc miệng với dầu dừa là các mảng bám thức ăn ở dính ở kẽ và chân răng sẽ được loại bỏ, đồng thời bề mặt lưỡi được làm sạch mang lại sự cải thiện cho hơi thở. Dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn và loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng rất tốt.
Cách thực hiện:
Cho dầu dừa lên bàn chải đánh răng sau khi đã làm sạch bàn chải. Thực hiện chải ở kẽ răng thật kỹ khoảng 3- 4 phút rồi súc lại với nước sạch.
Ngậm và súc miệng hàng ngày bằng dầu dừa và nhớ để dầu dừa tiếp xúc đều các vị trí của răng bằng cách đảo đều. Hàng ngày cứ thực hiện như thế khoảng 5-10 phút sẽ chữa hôi miệng một cách hiệu quả. Sau đó, súc miệng miệng lại bằng nước ấm thật sạch.
2.8 Kết hợp baking soda và chanh
Ngoài công dụng trị mụn, trị sẹo, làm trắng răng, … thì Baking Soda còn chữa hôi miệng cực kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện:
Baking Soda kết hợp với chanh: Dùng bàn chải đánh đều khắp bề mặt răng bằng hỗn hợp chanh và bột Baking Soda ( hỗn hợp này sủi bọt cho đến hết).Sau đó, đánh răng lại bằng kem đánh răng.
Lưu ý: Nên áp dụng cách này 2 lần trên tuần vì Baking Soda có tính tẩy cao và khi đã thấy kết quả thì nên ngưng sử dụng. Nếu dùng thường xuyên thì men răng sẽ bị mòn và gây cảm giác ê buốt.
2.9 Dùng ngò gai chữa hôi miệng nhanh chóng
Trong bữa ăn hàng ngày của gia đình người Việt, lá ngò gai (mùi gai) được dùng như một loại hương liệu, loại rau nhưng ít ai biết được lá ngò tàu còn có tác dụng trị các bệnh cảm cúm, ho, đầy hơi, không tiêu và chữa hôi miệng vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện:
Nấu một nắm lá mùi tàu đã được rửa sạch và cắt nhỏ sao cho nước thật đặc. Khuấy tan muối với nước này rồi dùng súc miệng hàng ngày. Nhờ vào tinh dầu có trong lá ngò tàu mà mùi hôi miệng được đánh bay và mang lại cho bạn một hơi thở thơm
2.10 Dùng ngay lá ổi trong vườn nhà
Chắc hẳn mọi người sẽ bất ngờ vì ít ai biết được rằng lá ổi một loại lá quen thuộc với những người ở vùng ven thành phố và vùng quê lại có thể trị được hôi miệng. Lá ổi có tác dụng tiêu diệt mùi hôi miệng và làm trắng răng hiệu quả nhờ vào những thành phần mà nó có.
Cách thực hiện:
Nhai và đảo đều trong miệng 3-4 búp lá ổi non rửa sạch (khoảng 5 phút) sẽ làm các mảng bám ở kẽ và chân răng bị loại bỏ rồi sau đó dùng nước muối loãng để súc lại.
Hoặc cũng có nấu nước lá ổi non để súc miệng sau khi ăn 30 phút mỗi ngày.
2.11 Hãy dùng gừng tươi
Ít ai có thể biết rằng một nguyên liệu quen thuộc luôn có mặt trong gian bếp của gia đình Việt Nam như củ gừng lại là một phương thuốc chữa được rất nhiều bệnh bao gồm cảm cúm, lạnh bụng và trị hôi miệng,… rất hiệu quả.
Cách thực hiện: Đun sôi gừng tươi nguyên vỏ được rửa sạch, khoảng 5-10 phút và dùng nước này súc miệng mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng hôi miệng của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bỏ vài lát gừng vào một ấm trà xanh đã được pha và uống mỗi ngày cũng rất tốt.
2.12 Tận dụng lại vỏ bưởi
Nhiều người đã áp dụng phương pháp dùng vỏ bưởi để trị hôi miệng và hoàn toàn hài lòng với kết quả mà nó mang lại vì vỏ bưởi có thể tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn gây mùi cực nhanh nhờ vào tinh dầu thơm và chất cay trong vỏ bưởi.
Cách thực hiện:
Một cách đơn giản để trị hôi miệng bằng quả bưởi đó là nhai trực tiếp vỏ bưởi đã được thái nhỏ và làm sạch. Việc làm này giúp cho các mảng bám và vi khuẩn gây hôi miệng trong khoang miệng bị loại bỏ.
Mỗi ngày vào buổi sáng thức dậy hoặc trước khi đi ngủ, bạn có thể súc miệng bằng nước bưởi đã được nấu chín để khử mùi hôi miệng nhanh chóng.
2.13 Dùng bột quế như một phương thuốc chữa hôi miệng hiệu quả
Tinh dầu quế rất tốt cho sức khỏe răng miệng có thể trị viêm lợi, sâu răng, tiêu diệt vi khuẩn có hại cho răng và nướu nhờ vào tính kháng khuẩn của nó. Vậy nên đây là một trong những cách trị hôi miệng rất hiệu quả của dân gian.
Cách thực hiện: Ngậm và súc miệng với hỗn hợp bột quế pha với nước ấm khuấy đều. Lưu ý khi ngậm và súc miệng hỗn hợp này cần đảo đều hỗn hợp để tất cả các vị trí trong khoang miệng đều được tác động tới. Ngoài cách trên thì bạn cũng có thể trị hôi miệng bằng cách sử dụng bột quế và mật ong kết hợp với nhau.
2.14 Chữa hôi miệng hiệu quả với giấm táo
Là kết quả của quá trình lên men tự nhiên nên giấm táo chứa nhiều axit amin và khoáng chất có lợi cho cơ thể nói chung và cho hơi thở răng miệng nói riêng.
Cách thực hiện: Trước khi ăn bạn có thể pha 1 muỗng canh giấm táo với 1 cốc nước giúp cho hệ tiêu hóa làm việc tốt và chữa hôi miệng hiệu quả. Hoặc sau mỗi bữa ăn bạn cũng có thể uống một muỗng canh giấm táo.
2.15 Ngậm hoa đinh hương để khử mùi hôi
Theo kinh nghiệm dân gian thì trong thành phần của đinh hương có chứa tinh dầu thơm, tinh diệt khuẩn, chất cay, có tác dụng kháng viêm và khử mùi rất tốt. Vậy nên để trị hôi miệng người ta đã xem đinh hương là một trong những phương pháp hữu hiệu.
Cách thực hiện: Bạn có thể ngậm và nhai hoa đinh hương khô trong khoảng 5- 7 phút , sau đó nhả bã và dùng nước sạch súc lại miệng. Làm theo phương pháp này liên tục 2-3 ngày bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ vì không còn mùi hôi miệng nữa.
Ngoài ra, mỗi sáng và tối súc miệng hỗn hợp bột đinh hương pha với nước ấm cũng rất tốt.
3. Lời kết
Trên đây là những thông tin bổ ích về cách trị hôi miệng đơn giản ở nhà nhưng vẫn hiệu quả.Hy vọng sau khi đọc những thông tin này sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng hôi miệng của bạn và cả những người thân xung quanh. Hãy giữ hơi thở của mình luôn thơm mát để cuộc sống hạnh phúc hơn nhé.
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương
, hoa chia buồn , điện hoa 24gio
. shop hoa tươi
, đặt hoa công nghệ
điên hoa 24gio
, hoa tươi đẹp không tưởng
, hoa tươi
stt hài hước trên facebook
,Những câu nói hay về con gái
, diadiemshophoa.vn
xem thêm >> hoa tươi hải phòng
, lẵng hoa khai trương , điên hoa chia buồn
, dien hoa
Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp