Quản lý Rầy Nâu gây hại nặng ở lúa
Rầy nâu có tên tiếng Anh là Brown backed rice plant hopper, là một loại côn trùng chích hút, truyền bệnh virus gây hại ở lúa. Cả trưởng thành và rầy non đều tập trung ở phần gốc thân cây lúa để hút nhựa, nếu mật số cao có thể gây hiện tượng “cháy rầy”.
Mục Lục
Đặc điểm của rầy nâu
Tên khoa học: Nilaparvata lugens Stal.
Họ: Delphacidae
Bộ: Homoptera
Đặc điểm hình thái
Trứng: đẻ thành từng ổ từ 5-12 quả nằm sát nhau, có dạng giống quả chuối tiêu, trứng mới đẻ có màu trong suốt, khi sắp nở thành màu vàng và có hai điểm mắt đỏ.
Rầy non: Có 5 tuổi, thân hình tròn. Lúc mới nở có màu xám trắng, sang tuổi 2-3 trở lên có màu nâu vàng. Chúng rất linh hoạt.
Rầy nâu trưởng thành: Có 2 dạng cánh là cánh dài và cánh ngắn, con đực nhỏ hơn con cái.
Đặc điểm sinh thái
☑ Vòng đời của rầy nâu là 25-30 ngày, trong đó trứng: 6-8 ngày, ấu trùng 12-15 ngày, rầy trưởng thành là 4-5 ngày.
☑ Ban ngày rầy trưởng thành ít hoạt động trên lá lúa, chiều tối bò lên phía trên thân và lá lúa.
☑ Sự xuất hiện rầy dạng cánh dài và cánh ngắn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng.
☑ Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, thức ăn phong phú thì xuất hiện dạng cánh ngắn nhiều.
☑ Nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, thức ăn không thích hợp thì xuất hiện dạng cánh dài nhiều.
☑ Nếu môi trường bình thường sẽ xuất hiện cánh dài với tỉ lệ đực cái là 1:1, còn trong điều kiện môi trường thuận lợi thì xuất hiện rầy cánh ngắn với tỉ lệ đực cái là 1:3.
☑ Ở miền Nam rầy có thể gây hại liên tục các vụ lúa, còn ở phía Bắc cháy rầy thường sảy ra vào tháng 5 (vụ xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vụ mùa).
Đặc điểm gây hại
☑ Con trưởng thành và rầy non đều hút nhựa cây từ dảnh và lá lúa.
☑ Rầy nâu xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ.
☑ Lúa thời kỳ đẻ nhánh: Khi bị nhiễm bệnh thì hình thành các vết màu nâu đậm, nếu bị hại nặng thì làm cho cây vàng còi cọc, khô héo và chết.
☑ Lúa thời kỳ làm đòng, trỗ bông: Khi mật độ rầy tấn công cao sẽ làm cây khô héo, hạt và bông lép đen một phần hoặc cả bông.
☑ Rầy nâu còn có tác hại chủ yếu là truyền lan các loại virut dẫn đến bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa. Bệnh này làm cho lá chuyển màu vàng và cây không phát triển được gây thiệt hại nghiêm trọng.
Biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa
Biện pháp canh tác
☑ Sử dụng giống khỏe, kháng rầy.
☑ Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch lúa chét và cỏ quanh ruộng và ven bờ.
☑ Không gieo sạ quá dày, chỉ nên sạ từ 100-120 kg giống/ha (hoặc 70-80kg, nếu sạ hàng).
☑ Gieo sạ đồng loạt và tập trung trên từng cánh đồng.
☑ Bón phân cân đối hợp lý giữa phân đạm, kali và phân lân.
☑ Làm cỏ, tỉa, dặm kịp thời để ruộng thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của rầy.
☑ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, theo dõi mật độ rầy nâu để kịp thời xử lý.
☑ Không trồng lúa liên tục trong năm, thời gian cách ly giữa hai vụ ít nhất 20 – 30 ngày.
☑ Luôn duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa.
Biện pháp sinh học
Sử dụng thiên địch là các loài nhện Pardosa pseudoannulata và Araneus inustus.
Biện pháp hóa học
Giai đoạn lúa đầu vụ
Nếu ruộng đa số là rầy nhỏ tuổi, rầy non mới nở có thể dùng thuốc trừ rầy như Butyl 10WP (pha 20gram/bình 8 lít), Butyl 40WDG (pha 4gram thuốc/bình 8 lít), hoặc Butyl 400SC (pha 4ml thuốc cho bình 8 lít).
Nếu chủ yếu là Rầy trưởng thành hoặc có cả rầy non thì dùng Bascide 50EC, pha 20-30ml/bình 8 lít (hoặc hỗn hợp Butyl với Bascide) rồi phun 5-6 bình/công ruộng.
Giai đoạn lúa phát triển
Nếu ruộng đa số là rầy trưởng thành hoặc có cả rầy trưởng thành và rầy non, thì dùng Dragon 585EC với liều lượng 15-20ml với bình 8 lít nước, rồi xịt 4-5 bình/ruộng.
Hoặc có thể pha thêm vào mỗi bình xịt 25-30ml dầu khoáng SK-Enspray 99EC để tăng hiệu quả trừ rầy.
Ngoài ra, có thể dùng Bascide 50EC, pha 20-30ml/bình 8 lít, phun 5-6 bình/ruộng hoặc Mipcide 50WP, pha 20gram/bình 8 lít, phun 4-5 bình/ruộng.
Giai đoạn sau khi lúa trổ
Mật độ rầy cao, gồm cả rầy non và rầy trưởng thành nên dùng Actara 25WDG pha 1g/bình 8 lít, phun 25-80g/ha, Amira 25WDG pha 1 gói 1g vào bình 8 lít nước,…
Hoạt chất đặc trị rầy nâu hại lúa
Hoạt chất Isoprocard
Tên thuốc: Vimipc 20ND, 25BTN, Mipcide 20EC, 50WP, Capcin 20EC, 25WP, Tigicarb 20EC, 25WP,…
Cơ chế tác động: Tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi.
Đối tượng: Rầy non, không diệt trứng.
Cách dùng:
Hoạt chất Buproffezin
Tên thuốc: Viappla 10BTN, Ap-plaud 10WP, 25SC, Butyl 10WP, 400SC, Encoffezin 10WP, Difluent 10WP, 20WP…
Cơ chế tác động: Ức chế sự hình thành chất kitin, làm rầy chết trong thời kì lột xác. Hiệu lực 3-7 ngày và kéo dài trên 20 ngày. Thuốc làm giảm khả năng sinh đẻ và nở trứng.
Đối tượng: Rầy non, lứa tuổi 1-2.
Cách dùng:
Hoạt chất Fenobucard
Tên thuốc: Bassa 50EC, Bassan 50EC, Bascide50EC, Dibacide 50EC
Cơ chế tác động: Tiếp xúc, vị độc, thích hợp cho việc dập dịch khi rầy có mật độ cao. Nếu mật độ rầy cao phải phun 2-3 lần, cách nhau 5-7 ngày.
Đối tượng: Rầy non và rầy trưởng thành; không diệt trứng.
Cách dùng: Pha 30-40ml thuốc/ bình 8 lít, phun ướt cây, tối thiểu 5 bình 8 lít/ 1.000 m2, phun định kỳ ở gốc lúa nơi rầy nâu trú ẩn, phun sớm khi rầy mới xuất hiện.
Hoạt chất Imidacloprid
Tên thuốc: Vicondor 50EC, Admire 50EC, Confidor 100SL, 700WG, Armada 50EC…
Cơ chế tác động: Tiếp xúc, vị độc, nội hấp.
Đối tượng: Rầy non và rầy trưởng thành.
Cách dùng: Loại 50EC phun 0,4-0,5 lít/ha, pha 8-10ml thuốc/bình 8 lít, phun tối thiểu 5 bình 8 lít/1.000m2.
Hoạt chất Thiamethoxam
Tên thuốc: Actara 25WG, Anfara WDG, Amira 25WDG, Asara Super 250WDG…
Cơ chế tác động: Tiếp xúc, vị độc và nội hấp mạnh
Đối tượng: Trứng mới nở, rầy non và rầy trưởng thành.
Cách dùng: Loại 25WDG phun 25-80g/ha, pha tối thiểu 1g thuốc/ bình 8 lít, phun 4 bình 8 lít/ 1.000 m2.
Hoạt chất Etofenprox
Tên thuốc: Trebon 10EC, 20WP, 30EC
Cơ chế tác động: Tiếp xúc, vị độc. Hiệu lực trừ rầy cao, không gây tái phát rầy.
Đối tượng: Rầy non, rầy trưởng thành.
Cách dùng: Loại 10EC phun 0,75-1 lít/ha, pha 15-20ml thuốc/ bình 8 lít, phun tối thiểu bình 8 lít /1.000m2.
Thuốc đặc trị rầy nâu hại lúa
AMIRA 25WG
Thành phần: Thiamethoxam 25%, chất phụ gia 75%.
Cách dùng:
CENTRUM 75WG
Thành phần: Pymetrozine 50% và Acetamiprid 25%
Cách dùng: Pha 15 g thuốc/bình 16 lít phun 2 – 3 bình (giai đoạn đẻ nhánh) và 4 – 5 bình (giai đoạn làm đòng) cho 1000 m2.
Midan 10WP
Thành phần: Midacloprid 10%
Cách dùng:
Nibas 50ND
Thành phần: Fenobucarb (BPMC) (min 96 %).
Cách dùng:
Midanix 60WP
Thành phần: Imidacloprid 2 % + Thiosultap-sodium (Nereistoxin) 58 %
Cách dùng: Dùng 0,6 – 0,9 kg thuốc/ha. Pha 1 gói 15g thuốc/bình 12 lít. Phun 1,5 – 2 bình/sào Bắc bộ.
Lưu ý khi phun thuốc
☑ Không phun thuốc lúc cây lúa đang nở hoa, thụ phấn.
☑ Khi rầy nâu nhỏ mới xuất hiện là thời điểm phun hợp lý nhất.
☑Nên phun vào chiều mát hoặc sáng sớm là thời điểm rầy bò ra nhiều rầy sẽ chết nhiều hơn.
☑ Trước khi phun nên cho nước ngập ruộng để rầy di chuyển lên cao, dễ trúng thuốc hơn.
☑ Để ý thời gian cách ly 7-10 ngày.
☑ Đối với những ruộng lúa tốt nên rẽ lúa thành các băng rộng khoảng 1 – 1,5 m, phun thuốc vào phần thân, gốc cây lúa và giữ mực nước ruộng từ 2 – 3 cm để đạt hiệu quả trừ rầy cao.
shop hoa tươi cầu giấy, shop hoa tươi cần thơ
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi , đặt hoa công nghệ
xem thêm >>ý ngĩa hoa lay ơn , lẵng hoa khai trương , điên hoa chia buồn , dien hoa