Cây Trồng

Kỹ thuật trồng măng tây mang lại lợi nhuận cao

Kỹ thuật trồng măng tây mang lại lợi nhuận cao

Kỹ thuật trồng măng tây mang lại lợi nhuận cao

Những năm gần đây cây măng tây xanh được đưa vào trồng thử nghiệm tại nhiều địa phương cả nước và được đánh giá là dễ trồng, hiệu quả cao, chi phí đầu tư thấp… có thị trường tiêu thụ khá lớn góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên măng tây là loại cây trồng mới vì vậy để cây trồng này được canh tác ổn định và canh tác hiệu quả thì cần phải nắm bắt nhiều quy trình kỹ thuật. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số lưu ý khi canh tác loại cây này.

Đặc điểm cây măng tây

Măng tây tên khoa học là Ataragut thuộc dạng cây trồng lâu năm dạng bụi thân thảo. Măng tây có hai loại là măng tây trắng và măng tây xanh.

Măng tây phát triển tốt trong nhiệt độ từ 20 – 30 độ C tốt nhất là 23 – 24 độ C, có thể trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi thời gian thu hoạch kéo dài từ 12 – 15 năm. Sau 2 – 3 tháng ươm giống và 6 tháng trồng thì bắt đầu cho thu hoạch, năng suất trung bình từ 8 – 10 kg/1000m2/ngày và năng suất tăng dần theo thời gian, thời gian thu hoạch khoảng 8 tháng trong năm.

Măng tây có nhiều công dụng chồi măng non dùng làm thực phẩm, cành dùng làm kiểng, thân và rễ dùng làm dược liệu, mỹ phẩm… Măng tây có hàm lượng dinh dưỡng khá cao gồm 83% nước và 17% chất xơ trong đó có 2,2% đạm và protein, 1,2% đường gluxit, 2,3% chất elucoze, 21% các khoáng chất như kali, magie, canxi, sắt, kẽm, đồng…

Ngoài ra măng tây còn chứa nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, A, C, B6, B2, B1 và các chất khác. Măng tây giàu dược tính có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về đường tiêu hoá, gan, tiểu đường, thận và chống lão hoá.

Có nên trồng măng tây

Theo các hộ trồng măng tây loại cây này cho hiệu quả kinh tế cao nhưng lại rất ít tốn công chăm sóc. Ngoài đầu tư giống ban đầu chỉ bón phân định kỳ với liều lượng vừa phải tuy nhiên để có năng suất người nông dân phải nắm bắt một số kỹ thuật nhất định.

Măng tây xanh thích hợp trồng trên đất pha cát, đất thịt nhẹ, đất phù sa… hoặc các loại đất có thể cải tạo thành đất tơi xốp giàu dinh dưỡng hữu cơ tầng canh tác giày trên 1 mét. Tuy nhiên phải đảm bảo bộ rễ cây măng cách ly tốt hơn tầng sét, tầng phèn và mặt nước ngầm lớn hơn 50 cm.

Không trồng trên đất phèn, ngập úng và phải chủ động được nước tưới trong mùa khô, đất cày bừa kỹ làm sạch cỏ dại phun thuốc diệt mầm bênh. Lên líp rộng 100 cm cao 30 cm phơi nắng 20 – 30 ngày trước khi trồng.

Có thể trồng kết hợp với các loại cây có giá trị kinh tế cao như hoa kiểng để che chắn giông gió không để cây bị ngã đổ.

Thời vụ: nhiệt độ thích hợp để cây măng tây phát triển là từ 20 – 30 độ C do đó có thể trồng vào 2 vụ trong năm là:

  • Gieo cuối tháng 8 đầu tháng 9 để trồng vào tháng 2 – tháng 3
  • Gieo cuối tháng 2 – tháng 3 để trồng vào tháng 5 – tháng 6 dương lịch.

Khoảng cách cây 50 x 50 cm mật độ trồng thích hợp 2700 cây/sào bắc bộ nếu trồng đôi và 1800 cây/sào nếu trồng đơn.

Phân bón

Nhu cầu dinh dưỡng của cây măng tây rất ít tuy nhiên để cây phát triển tốt và cho năng suất ổn định thì khi trồng 15 ngày tiến hành bón phân cho cây. Thường sử dụng phân NPK 16-16-16 liều lượng 150kg/ha kết hợp làm cỏ và vun gốc nhẹ.

Lập lại quy trình này mỗi 15 ngày khi cây trên 1 tháng tuổi tăng dần lượng phân bón.

Sau mỗi đợt thu hoạch để cây nghỉ dưỡng sau đó tiến hành bón phân kết hợp cắt hạ ngọn để kích thích ra măng.

Tưới tiêu

Nước tưới là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng măng, thường xuyên cung cấp đủ nước sạch đảm bảo đủ độ ẩm từ 60 – 70%. Nên sử dụng nước giếng khoan có thể phun, tưới nhỏ giọt hoặc tưới rãnh. Nên tưới vào buổi sáng khi thu hoạch măng xong hoặc buổi chiều nhưng kết thước 5h chiều để không làm ảnh hưởng đến mầm măng mới nhú.

Vào mùa nắng cần giữ ẩm bằng cách phủ xơ dừa, tro trấu. Vào mùa mưa cần làm rãnh thoát nước tốt tuyệt đối không để măng bị ngập úng quá 8 giờ. Ở thời điểm sau khi trồng 135 ngày quan sát thấy đường kính gốc đạt 10 – 12mm và lá cây chuyển sang màu xanh đậm là dấu hiệu cho thấy cây măng sắp đến thời kỳ thu hoạch.

Để cây măng phát triển nhanh và nhiều chồi măng cần tiến hành cắt bớt ngọn để cây mẹ phì to gốc và tăng đáng kể lượng cành lá quang hợp cho cây kích thích mạnh việc trổ măng. Đồng thời tăng năng suất, chất lượng măng lứa sau nhiều hơn, cao hơn lứa trước.

Sâu bệnh

Măng tây rất dễ bị các loại bệnh hại như thán thư, phấn trắng, sương mai, thối rễ… Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc và vi sinh nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm khi thu hoạch.

Trong thời gian thu hoạch măng tây không nên sử dụng các loại thuốc diệt cỏ hoặc thuốc bảo vệ thực vật vì chồi măng tây rất nhạy cảm với các loại thuốc này. Có thể dùng sau thu hoạch để dưỡng cây mẹ.

Măc dù măng tây là cây có giá trị kinh tế cao song bà con nông dân cũng nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định trồng. Việc chọn đất, vấn đầu tư, kỹ thuật trồng và chăm sóc phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật. Lao động chính để chăm sóc cây măng tây phải cần cù chịu khó, tỉ mỉ thường xuyên nắm bắt tình hình dịch bệnh để phòng trừ thì việc trồng măng mới đảm bảo thành công.

Cảm ơn Vườn Cây Việt chuyên cung cấp hạt giống cây, cây cảnh mini để bàn, cây cảnh phong thuỷ văn phòng… đã cung cấp thông tin thực hiện bài viết này!

Keyword: Kỹ thuật trồng măng tây mang lại lợi nhuận cao

0/5 (0 Reviews)
Blog sức khỏe agarwoodBlog sức khỏe agarwood
Blog sức khỏe Agarwood

Blog sức khỏe Agarwood chia sẻ thông tin các loại cây thuốc quý, cách làm đẹp, các bệnh lý liên quan tới hô hấp như Ho, viêm phế quản , viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng…và rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác

Blog sức khỏe Agarwood


Your Comment

Cancel

 

shop hoa tươi quận 7, shop hoa tươi hải phòng

 xem thêm >> hoa sinh nhậthoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , shop hoa tươi ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *