Sức Khỏe

Đau bụng kinh là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và phòng tránh

Đau bụng kinh là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và phòng tránh

Đau bụng kinh là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và phòng tránh . Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt đau bụng kinh khiến các bạn gái lo lắng vì nó không chỉ tạo ra cảm giác khó chịu, bức bối mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về tình trạng đau bụng kinh.

Mục lục. Đau bụng kinh là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và phòng tránh

 

1. Tìm hiểu về đau bụng kinh

1.1. Tình trạng đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là tình trạng mà nhiều phụ nữ gặp phải trước và trong thời kỳ kinh nguyệt, nó là những cơn đau liên hồi và co thắt ở phần bụng dưới.

Đối với một số người cơn đau bụng kinh chỉ diễn ra vào những ngày đầu, chỉ tạo ra cảm giác hơi khó chịu nhưng đối với một số người khác có thể gặp phải một số cơn đau dữ dội ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động hằng ngày. 

Ngoài ra, tình trạng đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt cũng có thể do các tình trạng sức khỏe như u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung gây ra. Điều trị nguyên nhân đau bụng kinh là cách chữa đau bụng kinh hiệu quả nhất.

Tình trạng sẽ có khuynh hướng ngày càng cải thiện độ tuổi và sau khi sinh đối với đau bụng kinh không do các tình trạng sức khỏe gây ra.

Đau bụng kinh ở nữ giới

Đau bụng kinh ở nữ giới

1.2. Thống kinh được phân thành những loại nào?

Có 2 loại thống kinh là Thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát

Thống kinh nguyên phát

Tên gọi khác của nó là thống kinh vô căn là cơn đau bụng kinh phát ra mà không do bất kỳ nguyên nhân nào.

Thống kinh thứ phát 

Thường được phát hiện với bệnh lý vùng chậu. Cơn đau thường xuất hiện từ 1 tới 2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài cho đến khi hết kinh còn những biểu hiện còn lại thì tương tự như thống kinh nguyên phát. Có thể phát sinh những cơn đau đột ngột tại các thời điểm khác trong tháng trong một số trường hợp. 

>>>> đọc thêm : Shop Hoa Tươi Bình Đại Bến Tre

1.3. Những triệu chứng và dấu hiệu của đau bụng kinh

Thông thường gồm có các triệu sau:

  • Đau co thắt và liên tục ở vùng bụng dưới hoặc có thể đau dữ dội
  • Cơn đau bắt đầu  trước kỳ kinh từ 1-3 ngày và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ; trong-3 ngày sau đó cơn đau sẽ giảm xuống.
  • Đau âm ỉ và  liên tục.
  • Cơn đau lan ra lưng và chuyển xuống đùi.
  • Trong bụng cảm thấy áp lực.

Bên cạnh đó, nếu bị đau bụng kinh nghiêm trọng bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Thường buồn nôn và khó chịu ở dạ dày, 
  • Phân lỏng
  • Cảm thấy chóng mặt, nhức đầu.

Tuy nhiên, một số triệu chứng khác không được đề cập tới bạn cũng có thể gặp phải. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh.

2. Nguyên nhân gây ra và biến chứng của đau bụng kinh

2.1 Xuất hiện tình trạng đau bụng kinh do những nguyên nhân sau

  • Để thải ra chất đệm lót tử cung trong thời kỳ kinh nguyệt tử cung sẽ co bóp. Hormon gây ra các cơn co bóp tử cung như các chất liên quan đến đau và viêm. Đau bụng kinh nghiêm trọng thường đi kèm độ (prostaglandin) cao
  • Các mạch máu nuôi tử cung có thể dẫn đến co thắt nếu gặp tình trạng co thắt nghiêm trọng. Cũng có thể gây ra đau khi một phần cơ mất một thời gian ngắn để cung cấp oxy.

Các yếu tố sau đây có thể gây ra đau bụng kinh:

  • Lạc nội mạc tử cung: khi gặp tình trạng này, các mô tuyến tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung và thường gặp nhất trên buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc các mô xếp khung xương chậu
  • U xơ tử cung: nguyên nhân gây ra đau đớn có thể là tình trạng phát triển  các tế bào không bị ung thư trong thành tử cung
  • Lạc nội mạc trong cơ tử cung: các bức tường cơ tử cung được hình thành khi các mô tuyến tử cung bắt đầu phát triển.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): Đây là bệnh nhiễm khuẩn ở cơ quan sinh dục nữ, nguyên nhân gây ra thường là do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
  • Hẹp cổ tử cung: tình trạng đau bụng xảy ra có thể do cổ tử cung hẹp cản trở dòng chảy kinh nguyệt làm tăng áp suất bên trong tử cung 

2.2 Những đối tượng có khả năng mắc đau bụng kinh

Đau bụng kinh là tình trạng rất phổ biến đối với các chị em phụ nữ và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ bạn có thể kiểm soát bệnh này. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ đau bụng kinh như:

  • Phụ nữ dưới 30 tuổi
  • Bé gái dậy thì sớm, vào khoảng 11 tuổi hoặc sớm hơn
  • Trong chu kỳ kinh nguyệt chảy máu nhiều (rong kinh)
  • Kinh nguyệt không đều, (băng huyết)
  • Phụ nữ chưa sinh con
  • Bệnh sử gia đình về đau bụng kinh
  • Hút thuốc lá nhiều.

3. Phương pháp điều trị và thói quen giúp giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả

3.1 Các cách làm giảm đau trong ngày ‘đèn đỏ’

Chườm túi nóng: có thể giảm bớt cơn đau bụng kinh. Đặt túi chườm nóng lên bụng 1 tiếng sẽ đem lại hiệu quả tương tự như thuốc giảm đau

Uống nước ấm: giúp các cơ bụng được thả lỏng và giảm bớt cơn đau bạn có thể uống cốc nước ấm 250ml

Ăn thực phẩm giàu canxi và magiê: là thuốc giãn cơ tự nhiên cho tử cung, các chất khoáng này có nhiều trong các loại rau, yogurt, bơ và chocolate đen.

Ăn chuối: Một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh ở phụ nữ là tình trạng thiếu kali. Vì vậy, nên ăn đủ thực phẩm dồi dào kali như chuối để giúp giảm bớt cơn đau 

Ăn táo: làm giúp giảm đau bụng kinh vì trong táo có chứa  enzyme bromelain giúp giảm đau

Đi bộ nhanh: vì khi cơ thể hoạt động ở cường độ nhanh sẽ giúp bơm thêm máu và giải phóng endorphin có khả năng giảm đau hiệu quả

Một số phương pháp khác

Uống trà thảo dược để giảm cơn đau. Tốt nhất nên uống một cốc trà nóng, bốc hơi. 

Châm cứu: cũng là một cách giúp giảm đau bụng kinh. Một số nghiên cứu cho thấy sau một buổi châm cứu cơn đau giảm đi một cách tự nhiên, giúp giãn cơ một cách thả lỏng do các thụ thể opioid trong cơ thể  dễ hấp thu các chất giảm đau tự nhiên

Tắm nước nóng: vì nhiệt độ có tác động khá sâu sắc với đau bụng kinh. Bạn có thể thư giãn khi tắm bằng nước nóng bên cạnh việc uống nước, chườm bụng và làm nóng. 

Massage: bạn có thể đi massage nhẹ nhàng nếu không thích châm cứu và giúp giảm cơn đau bụng kinh

Vitamin A, C và E sẽ giúp giảm các cơn đau bụng kinh hiệu quả vì vậy nên bổ sung các loại vitamin tổng hợp này.

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt có thể tăng lên nếu bạn sử dụng các đồ uống có chứa cồn vì vậy hãy tránh xa rượu nếu không muốn tra tấn cơ thể

Thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Thực phẩm có lợi cho sức khỏe

3.2 Phương pháp điều trị đau bụng kinh hiệu quả

Bác sĩ có thể chỉ định bạn một số cách chữa đau bụng kinh

Thuốc giảm đau bụng kinh

một số thuốc giảm đau dùng trước chu kỳ như ibuprofen (Advil, Motrin IB, những biệt dược khác) hoặc natri naproxen (Aleve). Cũng có thể sử dụng các loại thuốc kê theo toa kháng viêm không steroid (NSAIDs), như Ponstel ( axit mefenamic). Bạn nên bắt đầu uống thuốc giảm đau vào đầu thời gian chu kỳ hoặc ngay khi cảm thấy các triệu chứng nếu bạn không thể dùng NSAIDs, acetaminophen (Tylenol, các biệt dược khác) để làm giảm cơn đau, nên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ từ 2 đên 3 ngày hoặc uống cho đến khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn.

Kiểm soát nội tiết tố

Có thể ngăn chặn rụng trứng và làm giảm đau bụng kinh bằng cách kiểm soát tốt nội tiết tố. Bác sĩ có thể  tiêm, cấy vào vùng da dưới hormone,  đắp miếng dán lên da,,, đặt vòng và dụng cụ ngừa thai trong âm đạo.

Phẫu thuật

Bạn cần phải phẫu thuật để giảm các triệu chứng nếu đau bụng kinh không phải là bình thường mà là do bệnh tiềm ẩn gây ra như u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. bạn có thể phẫu thuật cắt bỏ tử cung nếu không có kế hoạch sinh con

3.3 Thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau bụng kinh

Nhiều chị em rất quan tâm đến vấn đề nên làm gì để giảm đau bụng kinh. Một số cách sau đây có thể giúp bạn giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả

  • Vận động nhẹ nhàng với một số bài tập thể dục có thể xoa dịu cơn đau.
  • Để giảm bớt cơn đau bụng kinh bạn có thể đặt một miếng đệm ấm, miếng dán nhiệt hoặc chai nước ấm lên bụng dưới, hoặc ngâm mình trong bồn tắm nóng. Để giúp giảm bớt cơn đau việc sử dụng nhiệt có thể sử dụng hiệu quả như sử dụng các liều thuốc không cần kê toa. 
  • Để giảm đau bụng kinh có thể bổ sung các thực phẩm có chứa vitamin B1, axit béo omega 3 hoặc vitamin, ngoài ra có thể bổ sung thêm magie hoặc vitamin B6
  • Các chất kích thích có thể làm cho tình trạng nặng hơn vì vậy tránh rượu và thuốc lá
  • Để giảm nguy cơ đau bụng kinh và mức độ nghiêm trọng của tình trạng thì nên hạn chế căng thẳng

4. Lời Kết

Đau bụng mỗi khi tới chu kỳ kinh nguyệt tưởng như bình thường nhưng lại khiến cho chị em gặp rất nhiều khó khăn  trong sinh hoạt, công việc cũng như giao tiếp hằng ngày. Vì vậy việc tìm cách để khắc phục đau bụng kinh là rất cần thiết.

Bạn có thể áp dụng các cách trên để giảm cơn đau hoặc tới bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

>>> đọc thêm : Độ Mờ Da Gáy là gì? chẩn đoán mức độ ảnh hưởng và lưu ý

5
/
5
(
1

bình chọn

)

 

 

xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương

, hoa chia buồn , điện hoa 24gio

. shop hoa tươi

, đặt hoa công nghệ

điên hoa 24gio

, hoa tươi đẹp không tưởng

, hoa tươi

stt hài hước trên facebook

,Những câu nói hay về con gái

, diadiemshophoa.vn

xem thêm >> hoa tươi hải phòng

, lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

, dien hoa

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *