Cùng tìm hiểu cây kim ngân và tác dụng
Cùng tìm hiểu cây kim ngân và tác dụng . Kim ngân hoa là một vị thuốc khá quen thuộc với người dân Việt Nam. thế nhưng, không phải ai cũng có những hiểu biết đúng đắn về nó. Bài viết dưới đây xin được chia sẻ một số những thông tin cần thiết xoay xung quanh loại dược liệu này.
Kim ngân hoa là gì? Cùng tìm hiểu cây kim ngân và tác dụng
Kim ngân hoa là phần nụ chưa nở hoặc đã đơm bông của cây kim ngân, có pháp danh trong khoa học hiện đại là lonicera japonica thunb, vốn nằm trong họ thực vật caprifoliaceae.
Mô tả chung
Cây kim ngân là loại cây thân leo, độ dài của phần thân có thể phát triển tối đa lên đến chín, mười mét. Cây có nhiều cành con, thông thường thì khi chúng còn non sẽ có sắc xanh lục mơn mởn, còn khi “về già”, màu chuyển dần sang đỏ đất khá sậm. Kim ngân cũng hay được trồng theo từng khóm, từng bụi để dễ dàng cho việc thu hái.
>>> đọc thêm : [Công bố] Tác dụng của vị thuốc Hoàng Cầm ÍT AI BIẾT 2020
Phần lá của cây kim ngân có hình dạng thon dài, trông khá giống với lá mít, và chúng mọc đối xứng với nhau. Trên bề mặt của lá sẽ có một lớp lông mịn, dày bao phủ. Hoa kim ngân thường thì mọc đan xen với lá, ban đầu có sắc trắng sau dần chuyển sang màu vàng nhạt ( vì thế nên có tên “kim ngân’). Loại cây này cũng có kết trái, trái của kim ngân khi chín có màu đen trơn, hình quả bóng.
Mô tả dược liệu. Cùng tìm hiểu cây kim ngân và tác dụng
Hoa của cây kim ngân có hình dạng giống với cái kèn, với thân ống dài cong cong và phần cánh đơn loe to. Kích thước của bông hoa rơi vào khoảng một đến năm cm, đường kính của nó là ⅕ đến ½ cm.
Phần cánh hoa chia làm hai, phía trên xòe to với đầu rìa xẻ răng cưa, phía dưới thon dài hình lưỡi vịt. Hoa kim ngân có năm nhị đực và một nhụy cái. Màu có có phổ sắc lúc chớm nở là thuần trắng, sau đó chuyển dần sang ánh vàng. Hương hoa kim ngân thơm nhẹ, nếu thử nếm cánh hoa sẽ có vị đắng dịu.
Phân loại
Hiện nay, trên thế giới đã ghi nhận đến một trăm tám mươi loài kim ngân khác nhau, một số kim ngân khác có thể kể đến như:
- L. ciliosa
- L. hispidula
- L. sempervirens
- L. tatarica
- L.caprifolium. Chèvrefeuille
Vùng trồng và cách trồng
Hiện nay, tại Việt Nam, kim ngân có khu vực phân bố chủ yếu là ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là những nơi địa hình tập trung nhiều đồi núi. Một số địa danh nổi tiếng về trồng cây kim ngân có thể kể tới là Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Tây-Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,..
Cây kim ngân có hai cách để trồng trọt, đó là dùng hạt hoặc dùng nhánh cây vùi trực tiếp vào đất. Phần thân cây sau khi dâm có thể tự phát triển bộ rễ và trở thành một cá thể mới. Trong khoảng thời gian đầu, việc cung cấp đầy đủ nước tưới là rất quan trọng cho sự hình thành cây non mới. Bởi vì mùa đơm hoa rơi vào tháng hè ( ba đến năm) trong khi mùa kết trái là vào tháng sáu đến tám, nên thời điểm thích hợp nhất để trồng kim ngân là đầu mùa xuân.
Thu hoạch
Hoa kim ngân cần được thu hái vào khoảng thời gian đầu, lúc chúng chỉ mới chớm nở.thì mới đem lại hiệu quả dược lý tốt nhất. Vì thế, hoa nên thu hoạch khi màu sắc vẫn là màu trắng, tránh để lúc hoa đã “già”, đã có màu vàng. Những bông hoa cũng nên được hái ở thời điểm tầm chín đến mười giờ sáng, bởi vì lúc này trời đã quang đãng, sương đêm cũng không còn vương trên cánh hoa. Kim ngân hoa sau khi đem về nên loại bỏ chất bẩn và sấy khô để tích trữ.
Bộ phận dùng làm thuốc
Các bộ phận của cây kim ngân bao gồm hoa (cả nụ và hoa mới nở), lá và thân đều có thể được thu hoạch và đem phơi, sấy khô để dùng làm dược liệu rất hiệu quả.
Thành phần hóa học
Trong cây kim ngân có chứa các thành phần hóa học là:
- Kim ngân hoa có chứa hoạt chất flavonoid bao gồm luteolin C15H10O6, myo-inositol C5H12O6 và hoạt chất polyphenol tannoit. Bên cạnh đó, nó còn có hoạt chất carotenoid là beta-caroten C40Hx, cryptoxanthin C40H56O và aloxanthin.
- Trong lá cây kim ngân có chứa chất lignin C17H26O10.
- Ở hoa, lá, thân có chứa các hợp chất sau: Axit chlorogenic, axit isochlorogenic.
- Ngoài ra, còn có các chất tinh dầu sau: Ginnol, Stigmasterol glucoside C35H58O6, beta-sitosterol, beta-D-glucoside, stigmasterol.
Cây kim ngân hoa có tác dụng gì
Theo y học hiện đại, cây kim ngân có các tác dụng dược lý dưới đây:
- Kháng vi khuẩn, kháng virus: Theo các tài liệu nghiên cứu về vị thuốc nam, tinh cốt nước sau khi sắc kim ngân hoa có thể dùng để chống lại một số những chủng, loại vi khuẩn sau: Tụ cầu (staphylococcus), salmonella typhi, shigella, liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, vibrio cholerae, Yersinia pestis hình que, Escherichia coli và virus bệnh cảm cúm. Cùng tìm hiểu cây kim ngân và tác dụng
- Tăng cường tình trạng hưng phấn của hệ thống thần kinh trung ương, tác dụng của kim ngân hoa có thể bằng khoảng một phần sau chất caffeine trong hạt cà phê.
- Làm giảm nồng độ cholesterol gây nên bệnh béo phì trong máu (đã được chứng minh tác dụng trên chuột bạch thí nghiệm).
- Kháng viêm, tiêu sưng: Làm giảm việc tiết các chất tiết xuất, hạ thân nhiệt cơ thể và khiến các tế bào bạch cầu gia tăng sức đề kháng.
- Ngăn chặn vi khuẩn bệnh lao phổi phát triển. Nước thuốc sắc của kim ngân hoa khiến chủng vi khuẩn gây bệnh lao M.tb khó có khả năng phân chia và sinh sôi (đã có kiểm nghiệm lâm sàng trên chuột thí nghiệm).
- Làm quá trình chuyển hóa các chất béo lipid chậm lại, đồng thời tác động lên các histamine của huyết áp.
- Tác dụng đối với sự tiết chất dịch trong bài vị và của mật, từ đó giúp ăn ngon miệng hơn.
- Giúp thông đường tiết niệu.
- Kim ngân hoa cũng được kiểm nghiệm lâm sàng trên chuột, với cách cho chúng dùng thuốc với cường độ hơn 150 lần so với con người, liên tiếp kéo dài 1 tuần lễ để chứng minh rằng kim ngân hoa không mang độc tố gây hại.
Tính vị,quy kinh. Cùng tìm hiểu cây kim ngân và tác dụng
Theo các ghi chép từ những nghiên cứu y học cổ truyền, hay còn gọi là Đông y đã tích góp trong chiều dài lịch sử, kim ngân hoa có vị đắng pha lẫn vị ngọt dịu nhẹ, mang hàn tính (lạnh) và không có độc.
Kim ngân hoa quy vào các kinh sau: Tâm, Phế và Vị.
>>> đọc thêm : Shop Hoa Tươi cẩm lệ đà nẵng
Công dụng
Kim ngân hoa có tác dụng hạ nhiệt lượng tích tụ trong cơ thể, tiêu trừ độc tố tồn đọng tại nội tạng đồng thời giải trừ “khí” uế, “phong thấp” gây hại đến nguồn năng lượng và cân bằng ngũ hành.
Chủ trị
Theo Đông y, kim ngân hoa dùng để chủ trị, điều dưỡng các chứng bệnh sau: Sốt nóng, bệnh lỵ do “nhiệt” tích tụ, mẩn ngứa rôm sảy, mẩn ngứa gây mụn nhọt, bệnh ngoài da như hắc lào và bệnh tình dục giang mai.
Liều dùng, kiêng kị
Liều dùng
Theo Đông y, lượng kim ngân hoa có thể được dùng trong các bài thuốc dao động trong khoảng từ mười hai gram đến hai mươi gram (loại đã sấy khô).
Kiêng kị
Tuy rằng kim ngân hoa có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, vẫn có một số kiêng kị sau:
- Không dùng kim ngân hoa cho những người cơ thể mang “hàn”, bị kiết lỵ đi ngoài không phải do nhiệt nóng tích tụ, những người bị chứng ra mồ hôi trộm.
- Cơ thể mang “hàn”, các vấn đề lở ngứa ngoài da có nguyên nhân chủ yếu do “âm” nhiều hơn “dương”.
Hình ảnh cây kim ngân hoa
Mua kim ngân hoa ở đâu , giá bao nhiêu ?
Hiện tại vị thuốc kim ngân hoa được bán tại hầu hết các cơ sở đông y , nhà thuốc y học cổ truyền trên cả nước
Cây kim ngân chữa bệnh thủy đậu như thế nào?
Thủy đậu nhẹ
Những nốt thủy đậu mọc rải rác, xung quanh màu hồng nhạt, sốt nhẹ, có khi không sốt, ho ít, nước mũi loãng trong, ăn uống bình thường.
Bài 1: Kim ngân, sài đất, kinh giới, thổ phục linh mỗi vị 15-20g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Lá tre 16g, lá dâu 12g; kim ngân, rễ sậy mỗi vị 10g; cam thảo đất, cúc hoa, kinh giới mỗi vị 8g, bạc hà 6g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Liên kiều, lá tre mỗi vị 8g; cát cánh, đạm đậu xị mỗi vị 4g; bạc hà, chi tử (dành dành), cam thảo mỗi vị 2g, hành tăm 2 củ. Sắc uống ngày một thang.
Bài 4: Cam thảo dây, sinh địa, kim ngân, vỏ đậu xanh mỗi vị 12g, lá tre 10g; hoàng đằng, rễ sậy mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 5: Mã đề 12g; hoạt thạch, liên kiều, ngưu bàng tử mỗi vị 8g; hoàng cầm, xích thược, sài hồ, chi tử, mộc thông mỗi vị 6g; phòng phong, kinh giới, cam thảo, đương quy mỗi vị 4g, thuyền thoái 2g. Sắc uống ngày một thang.
Thủy đậu nặng
Nốt đậu mọc dày, sắc tím tối, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, sốt cao phiền khát, mặt đỏ môi hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng. Nốt phỏng rất dễ vỡ, dễ loét và dễ gây bội nhiễm.
Bài 1: Bồ công anh 16g; kim ngân, sinh địa mỗi vị 12g; liên kiều, xích thược, chi tử sao mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Họng đau, thêm xạ can 4g, sơn đậu căn 8g. Khát nước, miệng khô, thêm qua lâu, mạch môn, sa sâm mỗi thứ 8-12g.
Bài 2: Bôi nước lá chàm hay bột chàm (thanh đại), hoặc dùng rau sam, hay lá thuốc bỏng, hoặc xuyên tâm liên, giã nát rồi chấm lên nốt phỏng.
Một số bài thuốc chữa bệnh khác từ cây kim ngân
Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước:
Liên kiều 40g, Ngân hoa 40g, Khổ cát cánh 24g, Bạc hà 24g, Trúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 24g uống với nước sắc.
Trị phát bối, nhọt độc:
Kim ngân hoa 160g, Cam thảo (sao) 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 16g. Sắc với 1 chén rượu, 1 chén nước, còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng.
Trị phát bối, ung nhọt mới phát:
Kim ngân hoa nửa cân, nước 10 chén. Sắc còn 2 chén. Thêm Đương quy 80g, sắc còn 1 chén, uống.
Trị sữa không xuống, kết lại gây nên vú sưng đau, đau chịu không nổi:
Kim ngân hoa, Đương quy, Hoàng kỳ (nướng mật), Cam thảo đều 10g. Sắc, thêm ½ chén rượu, uống.
Trị họng đau, quai bị:
Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 12g, Trúc diệp 12g, Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 8g, Kinh giới tuệ 8g, Bạc hà 4g, Cam thảo 4g, Đậu xị 18g. Sắc uống.
Dự phòng não viêm:
Kim ngân hoa 20g, Bồ công anh 20g, Hạ khô thảo 20g. Sắc uống.
Trị mụn nhọt sắc đỏ biến thành đen:
Kim ngân hoa (cả cành, lá) 80g, Hoàng kỳ 160g, Cam thảo 40g. cắt nhỏ, dùng 1 cân rượu ngâm, chưng 2-3 giờ, bỏ bã, uống dần (Hồi Sang Kim Ngân Hoa Tán – Hoạt Pháp Cơ yếu).
Trị vú có khối kết, sưng to, đỏ, chảy nước:
Kim ngân hoa, Hoàng kỳ (sống) đều 20g, Đương quy 32g, Cam thảo 4g, Lá Ngô đồng 50 lá. Nước ½ chén, rượu ½ chén, sắc uống (Ngân Hoa Thang – Trúc Lâm Nữ Khoa).
Trị mụn nhọt, lở ngứa:
Hoa kim ngân 20g, Cam thảo 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Hoa kim ngân tươi trộn với rượu đắp chung quanh chỗ đau (Kim Ngân Hoa Tửu – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ruột dư viêm cấp hoặc phúc mạc viêm:
Kim ngân hoa 120g, Mạch môn 40g, Địa du 40g, Hoàng cầm 16g, Cam thảo 12g, Huyền sâm 80g, Ý dĩ nhân 20g, Đương qui 80g, sắc uống (Thanh Trường Ẩm – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị cảm cúm:
Hoa kim ngân 6g, Cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Những điều cần lưu ý khi dùng kim ngân hoa
- Cách bào chế: đối với hoa tươi đêm giã nát, sau đó vắt lấy nước đêm đi đun sôi uông. Còn đối với dạng hoa khô thì đêm đi sắc uống hoặc có thể sấy dưới ngọn lữa nhẹ sau đó đêm đi tán bột dùng. Ngoài ra, hoa tươi và hoa khô đều có thể ngâm với rượu để dùng.
- Cần chú ý phân biệt cây kim ngân với cây lá ngón (rất độc) vì hai loại này có màu dây và lá tương tự.
- .Không được sử dụng những phần nước đã có dấu hiệu hư hỏng, nên sử dụng trong một ngày.
- Để xa tầm tay nhỏ khi mới chế biến (có nước nóng).
Cách bảo quản nước cây kim ngân
- Đây là loại dễ bị hút ẩm, làm biến màu, mất đi hương vị của nước vì vậy nên để nơi khô ráo.
- Đựng trong hũ có lót vôi sống
- Không để nước kim ngân đã chế biến ở những nơi dơ bẩn.
- Có thể để trong tủ lạnh khi chưa dùng đến.
- Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào nước.
Xem thêm
Cây kim giao – công dụng của cây kim giao
Sử dụng hà thủ ô chữa tóc bạc như thế nào?
Blog sức khỏe Agarwood chia sẻ thông tin các loại cây thuốc quý, cách làm đẹp, các bệnh lý liên quan tới hô hấp như Ho, viêm phế quản , viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng…và rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác
shop hoa tươi thủ đức , shop hoa tươi tây ninh
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, shop hoa tuoi tây hồ hà nội , điện hoa 24gio . shop hoa tươi , Hoa Tươi
xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , shop hoa tươi , điên hoa chia buồn , dien hoa