Cách để Tiến hành dự án nghiên cứu khoa học
Dự án Nghiên cứu Khoa học (DANCKH) sử dụng phương pháp khoa học để tìm hiểu và kiểm tra cách hoạt động của một đối tượng nào đó. DANCKH bao gồm nghiên cứu đề tài, thành lập lý thuyết hoạt động (hay giả thuyết) mà có thể được kiểm nghiệm, tiến hành thí nghiệm, cuối cùng là ghi nhận và báo cáo kết quả. Giả sử bạn muốn tham gia vào một dự án tại hội chợ khoa học của trường thì có lẽ phải làm theo trình tự này. Tuy nhiên, biết cách thực hiện DANCKH là điều hữu ích với bất kì ai đam mê khoa học, và thật sự là bất kì ai muốn nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề.
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/c/cb/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-1-Version-2.jpg/v4-460px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-1-Version-2.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/c/cb/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-1-Version-2.jpg/v4-760px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-1-Version-2.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
1
Đặt câu hỏi. Thường thì phần khó nhất của một DANCKH là phải xác định được điều bạn muốn nghiên cứu. Dành thời gian chọn lựa vì tất cả các bước sau đó sẽ phụ thuộc vào ý tưởng bạn chọn.
- Nghĩ về điều gì đó khiến bạn thích thú, ngạc nhiên hoặc khó hiểu, và cân nhắc xem đó có thể là vấn đề hợp lý để bạn nghiên cứu cho một dự án. Đặt ra một câu hỏi duy nhất mà tóm tắt được những gì bạn muốn nghiên cứu.[1]
- Ví dụ (đây là ví dụ được sử dụng xuyên suốt phần này), bạn nghe nói có thể làm một dự án về chế tạo nồi năng lượng mặt trời từ hộp bánh pizza.[2] Tuy nhiên, bạn sẽ hoài nghi về tính khả thi của dự án này, hoặc tối thiểu là e ngại về khả năng hoạt động ổn định của chiếc nồi. Vì vậy câu hỏi của bạn có thể là: “Có thể chế tạo nồi năng lượng mặt trời đơn giản hoạt động được trong các điều kiện khác nhau hay không?”
- Đảm bảo đề tài bạn chọn có thể giải quyết được trong thời gian, ngân sách và trình độ kỹ năng cho phép, và nó không vi phạm các nguyên tắc của bài tập về nhà/hội chợ/cuộc thi (ví dụ, không thử nghiệm trên động vật). Bạn có thể tìm các ý tưởng trên mạng nếu cần sự hỗ trợ, nhưng đừng sao chép dự án của người khác; việc này vi phạm nguyên tắc và không trung thực.
Nghĩ về điều gì đó khiến bạn thích thú, ngạc nhiên hoặc khó hiểu, và cân nhắc xem đó có thể là vấn đề hợp lý để bạn nghiên cứu cho một dự án. Đặt ra một câu hỏi duy nhất mà tóm tắt được những gì bạn muốn nghiên cứu.[1]
Ví dụ (đây là ví dụ được sử dụng xuyên suốt phần này), bạn nghe nói có thể làm một dự án về chế tạo nồi năng lượng mặt trời từ hộp bánh pizza.[2] Tuy nhiên, bạn sẽ hoài nghi về tính khả thi của dự án này, hoặc tối thiểu là e ngại về khả năng hoạt động ổn định của chiếc nồi. Vì vậy câu hỏi của bạn có thể là: “Có thể chế tạo nồi năng lượng mặt trời đơn giản hoạt động được trong các điều kiện khác nhau hay không?”
Đảm bảo đề tài bạn chọn có thể giải quyết được trong thời gian, ngân sách và trình độ kỹ năng cho phép, và nó không vi phạm các nguyên tắc của bài tập về nhà/hội chợ/cuộc thi (ví dụ, không thử nghiệm trên động vật). Bạn có thể tìm các ý tưởng trên mạng nếu cần sự hỗ trợ, nhưng đừng sao chép dự án của người khác; việc này vi phạm nguyên tắc và không trung thực.
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/3/3e/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-3-Version-2.jpg/v4-460px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-3-Version-2.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/3/3e/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-3-Version-2.jpg/v4-760px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-3-Version-2.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
2
Nghiên cứu đề tài. Bạn có thể nghiên cứu bằng cách đọc tài liệu tham khảo và sách khoa học, tìm trên mạng hoặc trao đổi với những người có nhiều kiến thức. Tìm hiểu sâu về đề tài sẽ giúp bạn xây dựng được DANCKH.
[3]
- Biết các yêu cầu của dự án. Nhiều hội chợ khoa học yêu cầu bạn phải dùng tối thiểu ba nguồn tài liệu có cơ sở, uy tín và hữu ích làm tài liệu tham khảo.[4]
- Nguồn tài liệu phải mang tính trung lập (ví dụ, không liên kết với một sản phẩm để kinh doanh), hợp thời (không dùng từ điển bách khoa từ năm 1965), và đáng tin cậy (không phải câu nói nặc danh trên diễn đàn trực tuyến). Chắc chắn bạn có thể dùng các nguồn tài liệu trực tuyến được một tổ chức hay tạp chí khoa học công nhận. Xin hướng dẫn từ giáo viên hay người điều hành dự án nếu cần.
- Ví dụ, cụm từ tìm kiếm “cách để làm nồi năng lượng mặt trời từ hộp pizza” sẽ đẫn đến rất nhiều nguồn thông tin, một số có cơ sở khoa học vững hơn số còn lại (do đó đáng tin cậy hơn). Một bài viết đúng đề tài trong tờ tạp chí uy tín được công nhận rộng rãi sẽ được xem là nguồn tài liệu có giá trị.[5]
- Ngược lại, các bài đăng trên nhật ký mạng, bài báo nặc danh và tài liệu đóng góp cộng đồng sẽ không được chấp nhận. Đến một trang web có giá trị như wikiHow (và ở đây có các bài viết về nồi năng lượng mặt trời làm từ hộp bánh pizza) cũng chưa thể được xem là nguồn tài liệu có giá trị đối với DANCKH. Chọn các bài viết có cơ sở vững chắc với vô số chú thích cuối trang (liên kết với các tài liệu có cơ sở) sẽ nâng cao xác suất được chấp nhận, nhưng hãy thảo luận vấn đề này với người hướng dẫn, người tổ chức hội chợ v.v.
Biết các yêu cầu của dự án. Nhiều hội chợ khoa học yêu cầu bạn phải dùng tối thiểu ba nguồn tài liệu có cơ sở, uy tín và hữu ích làm tài liệu tham khảo.[4]
Nguồn tài liệu phải mang tính trung lập (ví dụ, không liên kết với một sản phẩm để kinh doanh), hợp thời (không dùng từ điển bách khoa từ năm 1965), và đáng tin cậy (không phải câu nói nặc danh trên diễn đàn trực tuyến). Chắc chắn bạn có thể dùng các nguồn tài liệu trực tuyến được một tổ chức hay tạp chí khoa học công nhận. Xin hướng dẫn từ giáo viên hay người điều hành dự án nếu cần.
Ví dụ, cụm từ tìm kiếm “cách để làm nồi năng lượng mặt trời từ hộp pizza” sẽ đẫn đến rất nhiều nguồn thông tin, một số có cơ sở khoa học vững hơn số còn lại (do đó đáng tin cậy hơn). Một bài viết đúng đề tài trong tờ tạp chí uy tín được công nhận rộng rãi sẽ được xem là nguồn tài liệu có giá trị.[5]
Ngược lại, các bài đăng trên nhật ký mạng, bài báo nặc danh và tài liệu đóng góp cộng đồng sẽ không được chấp nhận. Đến một trang web có giá trị như wikiHow (và ở đây có các bài viết về nồi năng lượng mặt trời làm từ hộp bánh pizza) cũng chưa thể được xem là nguồn tài liệu có giá trị đối với DANCKH. Chọn các bài viết có cơ sở vững chắc với vô số chú thích cuối trang (liên kết với các tài liệu có cơ sở) sẽ nâng cao xác suất được chấp nhận, nhưng hãy thảo luận vấn đề này với người hướng dẫn, người tổ chức hội chợ v.v.
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/f/fd/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-4-Version-2.jpg/v4-460px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-4-Version-2.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/f/fd/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-4-Version-2.jpg/v4-760px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-4-Version-2.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
3
Hình thành giả thuyết. Giả thuyết chính là lý thuyết hoạt động hoặc dự đoán của bạn, dựa trên câu hỏi bạn đặt ra và việc nghiên cứu sau đó. Giả thuyết phải chính xác và rõ ràng, nhưng không cần được chứng minh là đúng để DANCKH có thể thành công (trong khoa học, các thí nghiệm thất bại cũng quan trọng như thí nghiệm thành công).
[6]
- Thường thì bạn có thể chuyển câu hỏi của mình thành giả thuyết bằng cách nghĩ theo cấu trúc “nếu/thì”. Có lẽ bạn muốn định hình giả thuyết (tối thiểu là ban đầu) là “Nếu [tôi làm việc này] thì [điều này sẽ xảy ra]”.
- Trong ví dụ trên đây, giả thuyết có thể là: “Nồi năng lượng mặt trời làm từ hộp bánh pizza có thể hoạt động ổn định bất kì khi nào có nhiều nắng”.
Thường thì bạn có thể chuyển câu hỏi của mình thành giả thuyết bằng cách nghĩ theo cấu trúc “nếu/thì”. Có lẽ bạn muốn định hình giả thuyết (tối thiểu là ban đầu) là “Nếu [tôi làm việc này] thì [điều này sẽ xảy ra]”.
Trong ví dụ trên đây, giả thuyết có thể là: “Nồi năng lượng mặt trời làm từ hộp bánh pizza có thể hoạt động ổn định bất kì khi nào có nhiều nắng”.
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/0/0a/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-8-Version-2.jpg/v4-460px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-8-Version-2.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/0/0a/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-8-Version-2.jpg/v4-760px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-8-Version-2.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
4
Thiết kế thí nghiệm. Sau khi đã định hình giả thuyết, đây là lúc bạn phải chứng minh nó đúng hay sai. Thí nghiệm chỉ nên tập trung vào việc khẳng định hay phủ định giả thuyết đó. Nhớ rằng, không quan trọng bạn đúng hay sai, quan trọng là cách bạn tiến hành quá trình này.
[7]
- Xem xét các biến số là điều quan trọng khi thiết kế thí nghiệm. Thí nghiệm khoa học có ba loại biến số: biến số độc lập (do bạn thay đổi); biến số phụ thuộc (thay đổi tương ứng với biến số độc lập); và biến số được kiểm soát (không thay đổi).[8]
- Khi lên kế hoạch làm thí nghiệm, bạn cần cân nhắc các vật tư cần thiết. Bạn phải chắc chắn chúng có trên thị trường và giá cả hợp lý, hoặc tốt hơn hết là sử dụng các vật tư có sẵn trong nhà.
- Đối với nồi năng lượng mặt trời làm từ hộp bánh pizza, vật tư dễ tìm và dễ lắp đặt. Nồi, vật liệu để nấu (ví dụ như gạo) và nắng là các biến số được kiểm soát. Các điều kiện môi trường khác (ví dụ, thời gian, ngày hay mùa trong năm) là biến số độc lập; và “độ chín” của vật được nấu là biến số phụ thuộc.
Xem xét các biến số là điều quan trọng khi thiết kế thí nghiệm. Thí nghiệm khoa học có ba loại biến số: biến số độc lập (do bạn thay đổi); biến số phụ thuộc (thay đổi tương ứng với biến số độc lập); và biến số được kiểm soát (không thay đổi).[8]
Khi lên kế hoạch làm thí nghiệm, bạn cần cân nhắc các vật tư cần thiết. Bạn phải chắc chắn chúng có trên thị trường và giá cả hợp lý, hoặc tốt hơn hết là sử dụng các vật tư có sẵn trong nhà.
Đối với nồi năng lượng mặt trời làm từ hộp bánh pizza, vật tư dễ tìm và dễ lắp đặt. Nồi, vật liệu để nấu (ví dụ như gạo) và nắng là các biến số được kiểm soát. Các điều kiện môi trường khác (ví dụ, thời gian, ngày hay mùa trong năm) là biến số độc lập; và “độ chín” của vật được nấu là biến số phụ thuộc.
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/8/8a/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-5-Version-2.jpg/v4-460px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-5-Version-2.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/8/8a/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-5-Version-2.jpg/v4-760px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-5-Version-2.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
5
Tiến hành thí nghiệm. Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị và lên kế hoạch, thời điểm quan trọng cuối cùng đã đến khi bạn phải thử nghiệm tính chính xác của giả thuyết.
[9]
- Theo sát các bước mà bạn đã lên kế hoạch để tiến hành thử nghiệm. Tuy nhiên, nếu thí nghiệm không thể tiến hành theo kế hoạch thì bạn hãy định hình lại các bước hoặc sử dụng vật liệu khác. (Nếu bạn thật sự muốn giành giải của hội chợ thì bước này rất quan trọng!)
- Theo thông lệ, hội chợ khoa học thường yêu cầu bạn thực hiện thí nghiệm tối thiểu ba lần để đảm bảo kết quả có tính khoa học.[10]
- Đối với dự án trên, giả sử bạn quyết định thử nghiệm bằng cách đặt nồi dưới ánh nắng trực tiếp trong ba ngày giống nhau có nhiệt độ 32 độ C vào tháng 7, mỗi ngày thử ba lần (10 am, 2 pm, 6 pm).
Theo sát các bước mà bạn đã lên kế hoạch để tiến hành thử nghiệm. Tuy nhiên, nếu thí nghiệm không thể tiến hành theo kế hoạch thì bạn hãy định hình lại các bước hoặc sử dụng vật liệu khác. (Nếu bạn thật sự muốn giành giải của hội chợ thì bước này rất quan trọng!)
Theo thông lệ, hội chợ khoa học thường yêu cầu bạn thực hiện thí nghiệm tối thiểu ba lần để đảm bảo kết quả có tính khoa học.[10]
Đối với dự án trên, giả sử bạn quyết định thử nghiệm bằng cách đặt nồi dưới ánh nắng trực tiếp trong ba ngày giống nhau có nhiệt độ 32 độ C vào tháng 7, mỗi ngày thử ba lần (10 am, 2 pm, 6 pm).
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/a/aa/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-2.jpg/v4-460px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-2.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/a/aa/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-2.jpg/v4-760px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-2.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
6
Ghi nhận và phân tích kết quả. Ngay cả một thí nghiệm hấp dẫn và sáng tỏ nhất sẽ trở nên vô ích nếu bạn không ghi nhận chính xác và phân tích kết quả.
- Đôi khi dữ liệu thí nghiệm nên được lập thành đồ thị, biểu đồ hay chỉ cần ghi vào sổ tay. Bất kể bạn ghi nhận dữ liệu theo cách nào, phải đảm bảo kết quả dễ xem xét và phân tích. Ghi lại chính xác tất cả kết quả cho dù chúng không đúng với những gì bạn hy vọng hay dự tính. Điều này cũng là một phần của khoa học![11]
- Theo các thí nghiệm vào lúc 10 am, 2 pm và 6 pm vào ba ngày nắng nóng, bạn sẽ phải sử dụng những kết quả đó. Bằng cách ghi lại độ chín của cơm (ví dụ như độ mềm của hạt cơm), bạn có thể phát hiện ra rằng chỉ có thí nghiệm lúc 2 pm là cho kết quả thành công và ổn định.[12]
Đôi khi dữ liệu thí nghiệm nên được lập thành đồ thị, biểu đồ hay chỉ cần ghi vào sổ tay. Bất kể bạn ghi nhận dữ liệu theo cách nào, phải đảm bảo kết quả dễ xem xét và phân tích. Ghi lại chính xác tất cả kết quả cho dù chúng không đúng với những gì bạn hy vọng hay dự tính. Điều này cũng là một phần của khoa học![11]
Theo các thí nghiệm vào lúc 10 am, 2 pm và 6 pm vào ba ngày nắng nóng, bạn sẽ phải sử dụng những kết quả đó. Bằng cách ghi lại độ chín của cơm (ví dụ như độ mềm của hạt cơm), bạn có thể phát hiện ra rằng chỉ có thí nghiệm lúc 2 pm là cho kết quả thành công và ổn định.[12]
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/2/2e/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-7.jpg/v4-460px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-7.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/2/2e/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-7.jpg/v4-760px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-7.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
7
Đưa ra kết luận. Bây giờ bạn đã tiến hành xong thí nghiệm và khẳng định hay phủ định giả thuyết trước đó, đây là lúc bạn trình bày phát hiện của mình một cách rõ ràng và chính xác. Về cơ bản, bạn đang trả lời câu hỏi mà mình đặt ra ban đầu.
[13]
- Nếu ban đầu bạn đặt một câu hỏi đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu cùng một giả thuyết đơn giản, thì việc đưa ra kết luận cũng sẽ dễ dàng hơn.
- Nhớ rằng, việc kết luận giả thuyết của bạn hoàn toàn sai không có nghĩa DANCKH của bạn thất bại. Nếu bạn biết cách trình bày các phát hiện một cách rõ ràng và có cơ sở khoa học, đó có thể và sẽ là một thành công.
- Trong ví dụ về nồi năng lượng mặt trời, giả thuyết của bạn là “Nồi năng lượng mặt trời làm từ hộp bánh pizza có thể hoạt động ổn định bất kì khi nào có nhiều nắng”. Tuy nhiên, kết luận của bạn là: “Nồi năng lượng mặt trời làm từ hộp bánh pizza chỉ có thể hoạt động tốt khi nấu thức ăn dưới ánh năng buổi trưa vào ngày nóng”.
Nếu ban đầu bạn đặt một câu hỏi đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu cùng một giả thuyết đơn giản, thì việc đưa ra kết luận cũng sẽ dễ dàng hơn.
Nhớ rằng, việc kết luận giả thuyết của bạn hoàn toàn sai không có nghĩa DANCKH của bạn thất bại. Nếu bạn biết cách trình bày các phát hiện một cách rõ ràng và có cơ sở khoa học, đó có thể và sẽ là một thành công.
Trong ví dụ về nồi năng lượng mặt trời, giả thuyết của bạn là “Nồi năng lượng mặt trời làm từ hộp bánh pizza có thể hoạt động ổn định bất kì khi nào có nhiều nắng”. Tuy nhiên, kết luận của bạn là: “Nồi năng lượng mặt trời làm từ hộp bánh pizza chỉ có thể hoạt động tốt khi nấu thức ăn dưới ánh năng buổi trưa vào ngày nóng”.
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/f/f4/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-9.jpg/v4-460px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-9.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/f/f4/Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-9.jpg/v4-760px-Do-a-Science-Investigatory-Project-Step-9.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
1
Biết cách họ đánh giá dự án của bạn. Bất kể đó là một hoạt động hoa học được giáo viên giao hay dự án của hội chợ khoa học v.v., quan trọng là bạn phải biết các tiêu chí được dùng để đánh giá DANCKH.
- Đối với hội chợ khoa học, ban đánh giá có thể căn cứ vào các tiêu chí sau (tổng là 100%): bài viết nghiên cứu (50%); thuyết trình (30%); áp-phích trình bày (20%).[14]
Đối với hội chợ khoa học, ban đánh giá có thể căn cứ vào các tiêu chí sau (tổng là 100%): bài viết nghiên cứu (50%); thuyết trình (30%); áp-phích trình bày (20%).[14]
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/d/d9/Avoid-Probate-Step-6.jpg/v4-460px-Avoid-Probate-Step-6.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/d/d9/Avoid-Probate-Step-6.jpg/v4-760px-Avoid-Probate-Step-6.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
2
Viết phần tóm tắt. Họ sẽ luôn yêu cầu bạn viết một đoạn tóm lược ngắn về DANCKH, gọi là phần tóm tắt. Phần này nêu rõ ý tưởng của bạn, giả thuyết và cách tiến hành thí nghiệm, và kết luận đạt được.
- Phần tóm tắt của DANCKH thường giới hạn trong một trang giấy, khoảng 250 từ. Trong đoạn văn ngắn này, bạn phải tập trung vào mục đích của thí nghiệm, quy trình, kết quả và các ứng dụng khả thi.[15]
Phần tóm tắt của DANCKH thường giới hạn trong một trang giấy, khoảng 250 từ. Trong đoạn văn ngắn này, bạn phải tập trung vào mục đích của thí nghiệm, quy trình, kết quả và các ứng dụng khả thi.[15]
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/8/84/Become-a-Real-Estate-Agent-Step-3.jpg/v4-460px-Become-a-Real-Estate-Agent-Step-3.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/8/84/Become-a-Real-Estate-Agent-Step-3.jpg/v4-760px-Become-a-Real-Estate-Agent-Step-3.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
3
Viết bài nghiên cứu. Nếu phần tóm tắt cung cấp thông tin cơ bản thì bài nghiên cứu sẽ nêu các thông tin trọng yếu và cách phân tích đối với DANCKH. Người ta thường nghĩ rằng bản thân việc thí nghiệm hay áp-phích trình bày đóng vai trò quan trọng hơn (có lẽ vì chúng thú vị hơn), nhưng thật ra bài viết nghiên cứu là thành phần quan trọng nhất khi họ đánh giá dự án của bạn.
- Sử dụng các hướng dẫn của giáo viên hay người điều hành hội chợ khoa học để biết cách xây dựng bài viết nghiên cứu.
- Ví dụ, bài viết của bạn cần được chia thành các mục sau: 1) Trang tiêu đề; 2) Giới thiệu (nêu đề tài và giả thuyết); 3) Vật tư & Phương pháp (mô tả thí nghiệm); 4) Kết quả & Phát hiện (trình bày các phát hiện của bạn); 5) Kết luận & Kiến nghị (“trả lời” cho giả thuyết ban đầu); 6) Tài liệu tham khảo (liệt kê các tài liệu sử dụng).[16]
Sử dụng các hướng dẫn của giáo viên hay người điều hành hội chợ khoa học để biết cách xây dựng bài viết nghiên cứu.
Ví dụ, bài viết của bạn cần được chia thành các mục sau: 1) Trang tiêu đề; 2) Giới thiệu (nêu đề tài và giả thuyết); 3) Vật tư & Phương pháp (mô tả thí nghiệm); 4) Kết quả & Phát hiện (trình bày các phát hiện của bạn); 5) Kết luận & Kiến nghị (“trả lời” cho giả thuyết ban đầu); 6) Tài liệu tham khảo (liệt kê các tài liệu sử dụng).[16]
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/3/31/Be-a-Stock-Broker-Step-14.jpg/v4-460px-Be-a-Stock-Broker-Step-14.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/3/31/Be-a-Stock-Broker-Step-14.jpg/v4-760px-Be-a-Stock-Broker-Step-14.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
4
Chuẩn bị thuyết trình. Thời gian trình bày và các chi tiết cần nêu ra trong buổi thuyết trình về DANCKH (nếu có yêu cầu) có thể rất khác nhau. Bạn sẽ diễn thuyết trong thời gian 5-20 phút. Trước tiên bạn phải nắm rõ các yêu cầu; ví dụ, họ có yêu cầu thuyết trình trên PowerPoint hay không.
[17]
- Đầu tiên bạn phải viết xong bài nghiên cứu và sử dụng nó để xây dựng buổi thuyết trình. Làm theo khuôn khổ đơn giản khi trình bày về giả thuyết, thí nghiệm, kết quả và kết luận.
- Tập trung vào sự rõ ràng và chính xác. Đảm bảo mọi người đều hiểu những gì bạn làm, vì sao bạn làm như vậy và điều bạn phát hiện ra.
Đầu tiên bạn phải viết xong bài nghiên cứu và sử dụng nó để xây dựng buổi thuyết trình. Làm theo khuôn khổ đơn giản khi trình bày về giả thuyết, thí nghiệm, kết quả và kết luận.
Tập trung vào sự rõ ràng và chính xác. Đảm bảo mọi người đều hiểu những gì bạn làm, vì sao bạn làm như vậy và điều bạn phát hiện ra.
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/1/17/Become-Famous-Step-3.jpg/v4-460px-Become-Famous-Step-3.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/1/17/Become-Famous-Step-3.jpg/v4-760px-Become-Famous-Step-3.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
5
Tạo hình ảnh hỗ trợ. Hầu hết các hội chợ khoa học đều yêu cầu thuyết trình có áp-phích trình bày. Cơ bản đó là hình ảnh biểu diễn cho bài viết nghiên cứu của bạn.
[18]
- Các hội chợ khoa học thường sử dụng bảng trình bày có kích thước tiêu chuẩn cao 1m và rộng 1,2m.
- Bạn nên bố trí áp-phích như trang đầu của tờ báo, phần trên cùng ghi tiêu đề, giả thuyết và kết luận ghi chính giữa, và tài liệu bổ trợ (phương pháp, nguồn tài liệu v.v.) được ghi rõ ràng bên dưới đề mục ở một trong hai bên.
- Sử dụng hình ảnh, đồ thị và các phương tiện tương tự để tăng sức lôi cuốn của áp-phích, nhưng đừng hy sinh nội dung chỉ để tạo ra hình ảnh bắt mắt.
Các hội chợ khoa học thường sử dụng bảng trình bày có kích thước tiêu chuẩn cao 1m và rộng 1,2m.
Bạn nên bố trí áp-phích như trang đầu của tờ báo, phần trên cùng ghi tiêu đề, giả thuyết và kết luận ghi chính giữa, và tài liệu bổ trợ (phương pháp, nguồn tài liệu v.v.) được ghi rõ ràng bên dưới đề mục ở một trong hai bên.
Sử dụng hình ảnh, đồ thị và các phương tiện tương tự để tăng sức lôi cuốn của áp-phích, nhưng đừng hy sinh nội dung chỉ để tạo ra hình ảnh bắt mắt.
↑ http://www.sciencebuddies.org/science-fair-projects/project_guide_index.shtml
↑ http://www.education.com/science-fair/article/design-solar-cooker/
↑ http://spaceplace.nasa.gov/science-fair/en/
↑ http://www.sciencebuddies.org/science-fair-projects/project_guide_index.shtml
↑ http://www.scientificamerican.com/article/sunny-science-build-a-pizza-box-solar-oven/
↑ http://www.sciencebuddies.org/science-fair-projects/project_guide_index.shtml
↑ http://spaceplace.nasa.gov/science-fair/en/
↑ http://www.sciencebuddies.org/science-fair-projects/project_guide_index.shtml
↑ http://spaceplace.nasa.gov/science-fair/en/
↑ http://www.sciencebuddies.org/science-fair-projects/project_guide_index.shtml
↑ http://spaceplace.nasa.gov/science-fair/en/
↑ http://www.education.com/science-fair/article/design-solar-cooker/
↑ http://spaceplace.nasa.gov/science-fair/en/
↑ http://www.dlsud.edu.ph/CSCS/MSD/assets/docs/cavitewide2015/cavitewide-investigatory.pdf
↑ http://www.investigatoryprojectexample.com/example.html
↑ http://www.dlsud.edu.ph/CSCS/MSD/assets/docs/cavitewide2015/cavitewide-investigatory.pdf
↑ http://www.dlsud.edu.ph/CSCS/MSD/assets/docs/cavitewide2015/cavitewide-investigatory.pdf
↑ http://www.sciencebuddies.org/science-fair-projects/project_guide_index.shtml
In
Gửi thư hâm mộ tới tác giả
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi , đặt hoa công nghệ
điên hoa 24gio , hoa tươi đẹp không tưởng, hoa tươi
Những câu nói hay, Đặt tên con ,Lời chúc sinh nhật
xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương , điên hoa chia buồn , dien hoa
Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp
Mối Quan Hệ
Post Views: 210