Bị ong đốt cần làm gì? 12 cách điều trị và lưu ý quan trọn
Bị ong đốt cần làm gì? 12 cách điều trị và lưu ý quan trọn
Mặc dù bị ong đốt là tai nạn thường gặp trong cuộc sống, tuy nhiên vấn đề không đơn giản như bạn nghĩ.
Nhiều người bị ong đốt thường hay chủ quan tìm thuốc bôi cho nhanh khỏi, không bị sưng nhưng không biết rằng sau khi xử lý được vết thương phải theo dõi, kiểm tra để không có những biến chứng nguy hiểm đến bản thân.
Mục lục
1. Bị ong đốt có thể dẫn tới những nguy cơ nào?
Trong những tháng hè thường phổ biến tai nạn bị ong đốt. Vì xảy ra quá thường xuyên nên người ta thường chủ quan và cho qua. Nhưng ít ai biết rằng khi bị ong đốt cần loại bỏ ngay nọc độc của ong ra ngoài vì nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Trong thế giới tự nhiên có vô số loài ong khác nhau. Ở Việt Nam có những loại ong như ong mật, ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng,… có khả năng đốt người nhiều.
Nạn nhân khi bị ong đốt thường không xác định được tên loài ong đã đốt mình để xử lý vết thương vì thế ngay từ bây giờ bạn nên trang bị một số kiến thức về các loài ong để xử lý kịp thời.
Chúng ta có thể phân biệt được các loài ong khác nhau dựa vào đặc điểm bề ngoài của loài ong đó. Ví dụ như con ong có thân dài, nhiều vạch vàng, hay làm tổ trên cao ở thân cây to và mái nhà là ong vò vẽ.
Theo thống kê, hàng năm ở châu Phi có 40 người bị tử vong do loài ong ở đây tấn công tập thể.
Người bị ong đốt có thể bị đe dọa tính mạng, ngoài ra còn xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm khác như suy thận cấp, tiểu hủy cơ vân, sốc phản vệ, tan máu,…
Thông tin thêm về ong đốt
Vết thương ngay tại chỗ ong đốt sẽ có biểu hiện sưng đỏ, ngứa và đau.
Những loài ong khác nhau thì sẽ để lại vết sưng và thời gian khác nhau. Bác sĩ thường dựa vào tên loài ong, đặc điểm lâm sàng và tình trạng của người bệnh để kết luận bị ong đốt bao lâu thì hết sưng. Có những vết đốt phải kéo dài từ vài ngày đến vài tuần mới hết sưng.
Những người bị ong cắn ở vùng đầu, mặt, cổ thường có những biến chứng nặng hơn như phù mặt, nổi ban đỏ toàn thân bị ngứa, gây khó thở khiến người bệnh thở rít do thanh môn bị chít hẹp, sốc phản vệ, suy hô hấp, mạch nhanh, huyết áp tụt và gây hôn mê.
Một số trường hợp có thể gây tổn thương thận cấp làm nạn nhân có biểu hiện nước tiểu màu đỏ hoặc màu nâu.
2. Nên làm gì khi bị ong đốt
Người bị nạn nên giữ trạng thái bình tĩnh và tìm cách nhanh chóng rời khỏi khu vực có ong khi bị ong tấn công.
Khi bị ong tấn công người bị nạn nên bình tĩnh tìm cách bảo vệ vùng đầu để tránh bị đốt. Sau đó, bới đất đất lên và tung cát lên cao để đuổi chúng đi.
Ong sẽ tấn công mạnh hơn nếu chúng ta dùng nhành cây hoặc quần áo để xua đuổi chúng.
Tiến hành sơ cứu ban đầu khi bị ong chính như sau: Lấy túi nọc độc và vòi chích của ong ở dưới da ngay tại vết đốt bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp gắp ra. Sau đó, nên đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện gần nhất. Lưu ý, trong quá trình sơ cứu tránh dùng tay nặn ép nọc độc ra vì như thế nọc độc sẽ lan ra nhanh hơn.
Bôi mỗi ngày 2 lần dung dịch sát khuẩn như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt sau khi vùng da bị đốt đã được rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm.
Bạn không nên tiếp xúc với tổ ong khi không cần thiết và không nên chọc phá tổ ong để tránh bị ong đốt.
Nhà cửa cần được vệ sinh sạch sẽ cả bên trong và bên ngoài, dọn dẹp cây cối bụi rậm, không để nhà bị hoang để ong không có nơi làm tổ trong nhà. Cần bình tĩnh ngồi hoặc đứng im không cử động, tránh trạng thái hoảng loạn chạy khi có ong bay đến.
3. Một số cách giúp giảm sưng khi bị ong đốt hiệu quả
3.1 Bôi kem đánh răng lên vết thương
Bôi kem đánh răng giúp bạn cảm thấy đỡ đau hơn, vết sưng tấy sẽ nhanh chóng khỏi hơn khi vừa bị ong đốt. Sau khi bôi để khoảng 30 phút và bôi đến khi nào vết thương khỏi hẳn.
3.2 Giấm táo cũng là một gợi ý hay
Xoa giấm táo một ngày 2 lần lên vùng da bị ong đốt để làm dịu cơn đau, không bị ngứa và loại bỏ chất độc bởi vì giấm táo có tác dụng giảm đau và trị viêm vết thương do côn trùng cắn.
3.3 Mật ong giúp giảm sưng hiệu quả
Bôi mật ong khoảng 15 phút lên vùng bị đốt để làm giảm cơn đau cho người bị ong đốt rất hiệu quả.
3.4 Tận dụng tỏi trong nhà bếp của bạn
Khi bị ong hoặc các loại côn trùng khác đốt bạn có thể dùng tỏi bỏ vào gạc và đắp lên vết thương khoảng 10 phút để làm giảm viêm nhiễm vết thương. Lưu ý, tỏi là thực phẩm tự nhiên khá nóng do đó để tránh bị bỏng da thì không nên để tỏi tiếp xúc với da quá lâu.
3.5 Hãy chườm đá lạnh
Bạn có thể chườm đá lên vùng bị ong đốt sau khi đã lấy nọc độc ra ngoài hoặc bạn cũng có thể ngâm khoảng 30 phút trong nước đá để làm giảm những cơn đau và tình trạng viêm sưng của vết thương.
3.6 Tận dụng hành tím ngay trong gian bếp
Bạn có thể cắt một vài lát hành tím chà nhẹ lên khu vực bị ong đốt nước trong hành tím có thể loại bỏ nọc độc và giảm sưng tấy chỗ bị đốt và làm theo công thức này này đến khi vết thương dịu hẳn.
3.7 Cũng có thể dùng tinh dầu oải hương
Để chặn vết ong bị sưng lên gây đau nhức, các bạn có thể thoa một vài giọt tinh dầu hoa oải hương lên vùng da có vết chích của ong. Bạn cũng có thể dùng các loại tinh dầu trung tính đem pha loãng sẽ có tác dụng tương tự.
3.8 Kết hợp baking soda và giấm
Để giảm sưng tấy vết thương và trung hòa tính axit của nọc độc ong, bạn có thể dùng hỗn hợp baking soda với dấm bôi lên vết thương.
3.9 Dùng bùn ngay nếu đang ở trong vườn
Trong quá trình làm việc ở trong, bạn sơ ý chọc trúng tổ ong và bị ong cắn thì có thể dùng đất trộn với nước đắp lên vết thương rồi rửa sạch sau khi vết bùn đã khô.
3.10 Lá chuối cũng có thể chữa ong đốt
Dùng lá chuối bôi lên vết thương sau khi được vò nát hoặc nhai để lấy nước của lá chuối.Vò hoặc nhai một nắm lá chuối, lấy nước rồi bôi lên vết thương. Làm theo cách này sẽ làm dịu cơn đau rát, khó chịu rất tốt.
3.11 Thịt mềm giúp giảm sưng
Dùng một lát thịt lợn, thịt bò mềm đã được thái mỏng đắp từ 20-25 phút lên vùng da bị ong đốt, rồi rửa sạch với nước. Vết sưng tấy trên vùng da của bạn sẽ xẹp xuống rõ rệt.
3.12 Một số điểm cần lưu ý khi bị ong đốt
Dù ong đốt có ngứa cỡ nào thì bạn cũng không nên dại dột gãi nhiều vì càng gãi sẽ càng ngứa đó nhé.
Không nên để nọc độc thấm vào da để lâu sẽ khó trị hơn đấy. Khi bị ong cắn bạn nên xử lý nhanh chóng vết ong đốt nhé.
Đối với những vết ong đốt bị nhẹ thì có thể xử lý như trên. Tuy nhiên nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như cảm thấy mệt, khó thở, buồn nôn, chóng mặt, nổi mề đay nhiều,… thì hãy đến và kiểm tra tại cơ sở gần nhất nhé.
4. Lời kết
Trên đây là một số thông tin và cách để trị ong đốt. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn xử lý được các tình huống khi bị ong đốt nhé.
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương
, hoa chia buồn , điện hoa 24gio
. shop hoa tươi
, đặt hoa công nghệ
điên hoa 24gio
, hoa tươi đẹp không tưởng
, hoa tươi
stt hài hước trên facebook
,Những câu nói hay về con gái
, diadiemshophoa.vn
xem thêm >> hoa tươi hải phòng
, lẵng hoa khai trương , điên hoa chia buồn
, dien hoa
Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp