Bệnh Ho Gà là gì – nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bệnh Ho Gà là gì – nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bệnh ho gà có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nguy hiểm nhất là khi gặp ở trẻ sơ sinh, đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính và có khả năng lây lan nhanh thông qua đường hô hấp.
Cùng đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như những nguyên nhân và cách phòng chống bệnh để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Mục lục
1. Tìm hiểu về bệnh ho gà
1.1. Đặc điểm của bệnh
Ho gà thường xảy ra nhất là ở trẻ nhỏ, đây là một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính vô cùng nguy hiểm.Những biểu hiện ban đầu của bệnh tương đối nhẹ như không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ, mệt mỏi, ho, viêm long đờm hô hấp trên và biếng ăn. đáng chú ý là cơn ho sẽ diễn biến ngày càng nặng hơn và trở thành cơn ho kịch phát trong từ 1 đến 2 tuần và có thể kéo dài 1 đến 2 tháng hoặc lâu hơn nữa.
Đặc trưng của cơn ho gà đó là ho liên tục, rũ rượi không thể kiềm chế được, tiếp theo là tới giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Kết thúc cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và nôn ngay sau đó.
Ca bệnh lâm sàng:
- Cơn ho thường kéo dài liên tục, rũ rượi từng cơn và ho xong có lúc ngừng thở, mặt mày tím tái.
- Sau mỗi cơn ho thường thở rít như gà.
- Sau cơn ho thường nôn mửa, đầu tiên là nôn thức ăn sau đó đến nước dãi trong suốt.
- Ho xong thường thấy mệt bơ phờ, mồ hôi chảy và thở gấp.
- Bạch cầu thường tăng rất cao từ 15.000 đến 50.000/mm3 khi xét nghiệm nhưng chủ yếu là tế bào Lympho.
Ca bệnh xác định:
Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp với dịch tiết từ mũi họng của bệnh nhân hoặc phân lập vi khuẩn ho gà (+)
1.2. Nguyên nhân gây bệnh ho gà
Vi khuẩn ho gà hay còn có tên khoa học là Bordetella pertussis là nguyên nhân gây nên bệnh ho gà.
Đường lây bệnh
Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc giọt bắn nước bọt khi người bệnh nói chuyện hoặc khi chạm vào đồ vật dính dịch tiết đường hô hấp của người bệnh.
1.3. Những dấu hiệu nhận biết bệnh
Bệnh ho gà chỉ biểu hiện những triệu chứng nhẹ như sốt nhẹ, sổ mũi hay ho nhẹ trong giai đoạn đầu của bệnh. Vì vậy, hãy chú ý để phát hiện ra bệnh sớm và chữa trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng hơn.
Các triệu chứng ban đầu thường sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần. Nếu sau khoảng thời gian đó hết bệnh thì chỉ là cảm lạnh thông thường, nếu không hãy đi khám để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp người bệnh đã bị ho gà thì sau khi phơi nhiễm 2 tuần với những triệu chứng nhẹ thì người bệnh sẽ thấy ngày càng tồi tệ hơn. Vì vậy, nếu có nghi ngờ đã mắc ho gà hoặc các triệu chứng giống cảm lạnh không khỏi sau 2 tuần thì hãy lập tức đến gặp bác sĩ để khám ngay lập tức.
Để chẩn đoán chính xác bạn có bị ho gà hay không, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi liên quan đến triệu chứng bệnh kết hợp với lắng nghe tiếng ho của bạn. Ngoài ra trong một số trường hợp bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm để biết chính xác về tình trạng bạn đang mắc phải.
Cách xét nghiệm ho gà
Bác sĩ sẽ lấy một mẫu chất nhầy ở dịch mũi hoặc cổ họng bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm để xác định xem nó có chứa vi khuẩn gây nên bệnh ho gà hay không.
Hoặc nếu cần thiết thì bạn có thể sẽ phải làm xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu trong cơ thể. Dấu hiệu chung thường thấy ở những người bị ho gà đó là sự thay đổi về số lượng bạch cầu trong máu.
Một biến chứng rất nguy hiểm của bệnh ho gà đó là dẫn tới viêm phổi. Mức độ ho của bệnh nhân có thể dữ dội và nặng dần theo thời gian. Vì vậy, để xác định xem bạn có bị viêm hay có dịch trong phổi hay không thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn phải chụp X – quang. Hãy cho bác sĩ biết nếu trước đó bạn đã từng tiếp xúc với người bị ho gà để quá trình thăm khám có thể chính xác và dễ dàng hơn.
Cơn ho của bạn sẽ trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn nếu bạn bị ho gà. Việc ho liên tục và dữ dội sẽ khiến bạn mất hơi và việc lấy hơi giữa các cơn ho cũng sẽ rất khó khăn, từ đó cũng khiến tiếng ho phát ra như tiếng của con gà.
Ho gà ở trẻ em
Việc ho nhiều sẽ khiến bạn khó ngủ và hay thức giấc vào ban đêm. Một số người do ho quá liên tục mà dẫn tới tình trạng thiếu oxy khiến da mất sức sống, trở nên nhợt nhạt và thậm chí tái xanh. Kèm theo đó sẽ là việc cơ thể thấy kiệt sức, buồn nôn hoặc hay nôn. Ngoài ra người bệnh còn có thể cảm thấy như ho nhiều tới mức lồng ngực muốn nổ tung ra.
Bệnh ho gà nếu xảy ra ở người lớn thì những triệu chứng biểu hiện cũng sẽ ít nghiêm trọng hơn cũng như những biến chứng sẽ ít gặp hơn so với trẻ em. Tuy nhiên, bệnh sẽ tiến triển vô cùng nặng khiến bệnh nhân nhanh chóng trở nên kiệt sức một khi bệnh đã tới giai đoạn nặng.
1.4. Những đối tượng dễ bị ho gà
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh ho gà, tuy nhiên trẻ em dưới một tuổi mắc bệnh chiếm tới 90%. Đa số là do chưa tiêm phòng hoặc tiêm nhưng chưa đủ 3 mũi cơ bản. Bệnh xảy ra ở trẻ càng nhỏ thì sẽ càng nặng và tỉ lệ để lại biến chứng sẽ cao hơn.
Ho gà dễ mắc nhất là ở đối tượng trẻ sơ sinh. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi chưa đủ tuổi để tiêm vắc xin ho gà nên đa số các trường hợp mắc bệnh nguy cơ tử vong rất cao.
Cha mẹ cần theo dõi sát sao đối với bé dưới 18 tháng tuổi vì khả năng ngưng thở do cơn ho liên tục là rất cao. Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được điều trị đúng cách nếu bệnh ngày càng chuyển biến nặng hơn.
Cần đảm bảo cách ly trẻ nhỏ khỏi những người mắc bệnh ho gà nếu trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ để tránh lây nhiễm bệnh gây nguy hiểm.
1.5. Những triệu chứng bệnh ở trẻ em
Các bác sĩ rất khó để chẩn đoán chính xác vì đa số bệnh ho gà khi xảy ra ở trẻ em thì những triệu chứng rất mơ hồ, không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu nhận thấy biểu hiện thở hổn hển sau khi ho để cố lấy không khí hít thở thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ khám vì rất có thể đó là những triệu chứng của bệnh ho gà. Nguyên nhân là do những cơn ho liên tục trước đó đã hắt hết không khí ra khỏi phổi khiến bé khó thở.
Những triệu chứng khi trẻ mắc ho gà hay gặp phải là ho nhẹ, sốt nhẹ dưới 39 độ, hắt hơi, chảy nước mũi, tiêu chảy. Tuy những triệu chứng này giống với bệnh cảm lạnh thông thường nhưng nếu không phát hiện bệnh sớm thì sau 7 đến 10 ngày những con ho sẽ trở nên nặng hơn.
Những cơn ho do ho gà gây ra thường là ho khan và không có đờm, thời gian ho có thể tới 1 phút và khiến mặt trẻ chuyển sắc đỏ tía. Tuy nhiên đây không phải là hiện tượng gặp ở hầu hết trẻ mắc ho gà.
Những cơn ho gà ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ ngừng thở hẳn theo từng cơn. Trong cơn ho trẻ vẫn có thể hoạt động bình thường. Một số triệu chứng thường thấy trong giai đoạn kịch phát ho gà ở trẻ như xuất huyết kết mạc mắt, chảy máu cam hay bầm tím quanh mi dưới mắt,…
2. Điều trị ho gà tại nhà như thế nào?
Những phương pháp điều trị ho gà sẽ tùy thuộc vào từng mức độ nặng nhẹ của bệnh và mức độ phù hợp với phương pháp của người bệnh. Trong một số trường hợp cha mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà như ho gà dạng nhẹ, con ho ngắn, ít, trẻ vẫn ăn uống được bình thường và khi ho không bị tím tái mặt.
Tuy nhiên để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà cho trẻ thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được theo dõi và điều trị kịp thời nếu thấy các triệu chứng càng trở nên trầm trọng hơn.
Cha mẹ cần thực hiện theo những biện pháp sau đây để việc điều trị bệnh ho gà cho trẻ hiệu quả hơn:
- Nếu trong nhà có người hút thuốc lá thì nên để trẻ tránh tiếp xúc với người đó và ra ngoài nên che chắn cho trẻ khỏi khói bụi
- Không làm trẻ bị kích thích, hãy để trẻ được yên tĩnh nghỉ ngơi
- Để trẻ bú bình thường nếu trẻ vẫn chưa cai sữa mẹ
- Nên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, ăn từng ít một vfa chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày đối với trẻ đang ăn dặm và trẻ lớn
- Chú ý vệ sinh mũi miệng và cơ thể cho trẻ sạch sẽ
- Dùng khăn mềm thấm nước muối ấm (nên dùng nước muối sinh lý) để vệ sinh miệng cho trẻ sau mỗi lần ho
- Tránh để trẻ tiếp xúc với các trẻ khác để tránh lây bệnh
- Đưa trẻ đi tiêm phòng ho gà tại cơ sở y tế uy tín
3. Những biện pháp phòng tránh ho gà
- Cách tốt nhất là tiêm vắc xin ho gà để phòng bệnh cho trẻ nhỏ. Hiệu quả phòng tránh của phương pháp này mang lại là tới 90%.
- Cha mẹ chủ động cách ly, không để trẻ tiếp xúc với các trẻ khác, nhất là những trẻ chưa được tiêm phòng để tránh lây bệnh nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh
- Cần điều trị dứt điểm, tránh lây lan cho người khác nếu trong nhà có người bị ho gà
- Cần phải đeo khẩu trang y tế, vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh ho gà cũng như các dụng cụ – đồ chơi của trẻ bị mắc bệnh
- Để điều trị tốt nhất nên đi khám và tuân thủ theo yêu cầu điều trị của bác sĩ nếu mắc bệnh
Cha mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh ho gà cũng như cách chăm sóc con khi bị bệnh vì đây là bệnh rất dễ mắc ở trẻ nhỏ.Nên đưa trẻ đi khám khi cần để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
4. Lời kết
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về căn bệnh ho gà. Đây là bệnh rất nguy hiểm nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc phải, đặc biệt rất dễ để lại biến chứng đáng tiếc. Vì vầy cha mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ thật tốt. Tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin để phòng tránh bệnh hiệu quả.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
Bài viết có sử dụng một số thông tin tại:
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/benh-ho-ga-nguyen-nhan-trieu-chung-bien-chung-va-cach-dieu-tri/
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương
, hoa chia buồn , điện hoa 24gio
. shop hoa tươi
, đặt hoa công nghệ
điên hoa 24gio
, hoa tươi đẹp không tưởng
, hoa tươi
stt hài hước trên facebook
,Những câu nói hay về con gái
, diadiemshophoa.vn
xem thêm >> hoa tươi hải phòng
, lẵng hoa khai trương , điên hoa chia buồn
, dien hoa
Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp