Sức Khỏe

Bệnh Chàm là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hiệu quả

Bệnh Chàm là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hiệu quả

Chàm khô là một trong những bệnh da liễu khá phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra nhiều khó chịu cho cơ thể người bệnh. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách trị chàm đơn giản và hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây. Bệnh Chàm là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hiệu quả

Mục lục

 

1. Tìm hiểu về bệnh chàm 

1.1 Như thế nào là bệnh chàm?

Bệnh chàm khô là loại chàm da hay gặp phải. Đặc trưng của bệnh là tình trạng cấu trúc da bị tăng sừng hóa, nứt nẻ hay bong vảy. Các tổn thương này thường xuất phát do lớp sừng keratin của da không còn được đáp ứng đủ nước dẫn đến mất cân bằng cấu trúc da. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí nơi đầu ngón tay, chân hay da đầu…

Điều trị bệnh chàm

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng như một số bệnh khác nhưng chàm khô có ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Đặc biệt, bệnh gây khó khăn trong giao tiếp hàng ngày, khiến người bệnh có cảm giác tự ti, ngại ngùng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. 

Bên cạnh đó, các vết nứt nẻ, bong tróc trên da do chàm gây nên còn ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu sẽ ảnh hưởng đến sự hòa nhập xã hội của người mắc bệnh.

Bệnh Chàm là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hiệu quả

Hơn thế, bệnh chàm khô cũng được xếp vào danh mục những bệnh có tính chất vô cùng phức tạp. Bởi lẽ, người bệnh dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề về da khác dẫn đến cách điều trị sai lầm để lại những biến chứng và tình trạng không mong muốn.

Cũng như các căn bệnh khác, chàm khô phát triển ở nhiều cấp độ khác nhau như cấp tính, bán cấp tính và mãn tính. Mỗi cấp độ này phản ánh các giai đoạn của tình trạng viêm da.

Căn bệnh này khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ. Đặc biệt bệnh dễ dàng phát triển hơn ở những người có miễn dịch kém và sức đề kháng yếu. Ngoài ra, tiết trời lạnh, hanh khô là điều kiện lý tưởng để bệnh bùng phát mạnh mẽ.

Bệnh chàm là gì?

Diễn tiến của bệnh thường kéo dài và hay tái đi tái lại nhiều lần gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh ở mỗi người là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để có cách trị chàm đúng đắn.

1.2 Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh chàm 

Cũng giống như các loại bệnh chàm khác như chàm môi, bìu, tay,…nguyên nhân cơ bản của chàm khô hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu tìm ra tác nhân cụ thể, chính xác. Theo một số tài liệu và trên thực nghiệm lâm sàng, những người có các yếu tố nguy cơ chủ yếu  sau đây thường hay mắc phải bệnh chàm khô:

Do yếu tố di truyền

Theo các chuyên gia, nếu như trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân bị bệnh thì thế hệ tiếp theo sẽ có xác suất mắc chàm khô cao hơn. Vì thế, chàm khô có thể được xem là căn bệnh có tính chất gia đình và di truyền qua các thế hệ.

Do cơ địa mỗi người

Ở những người có cơ địa hay bị nhạy cảm hoặc dị ứng với các dị nguyên thông thường như phấn hoa, bụi nhà hay các chất tẩy rửa hàng ngày như xà phòng, nước rửa chén… cũng là một trong các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh chàm hơn.

Khi các chức năng như tiêu hoá, bài tiết, thải độc…gặp vấn đề, đặc biệt là rối loạn nội tiết tố trong cơ thể cũng làm cho nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra, bệnh cũng là một hậu quả của việc mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, viêm đại tràng, viêm xoang, viêm gan…

Chàm ở cánh tay

Ảnh hưởng của môi trường làm việc và thói quen sinh hoạt

Các đối tượng dễ mắc bệnh là những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường ẩm thấp, đầy khói bụi như công nhân xây dựng, thợ hàn xì hay tiếp xúc với quá nhiều chất tẩy rửa có tính chất mạnh như xà phòng, xi măng, các chất hoá học…

Vệ sinh cá nhân không đảm bảo, mặc quần áo ẩm mốc hay sử dụng chất vải không thấm hút mồ hôi.

Thường xuyên uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác như cà phê, ma túy…

Ăn nhiều loại thực phẩm cay nóng, ít uống nước, hạn chế việc tập luyện thể thao…

1.3 Nhận biết bệnh chạm như thế nào?

Bệnh chàm khô thường tiến triển với ba giai đoạn chính sau:

Giai đoạn cấp tính

Triệu chứng điển hình của giai đoạn này là tình trạng da đỏ và xuất hiện các mụn li ti.  Loại mụn này có thể trở thành mụn nước, khi vỡ ra tiết dịch vàng. Nếu vùng da bệnh không được vệ sinh đúng cách rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn, mụn nước hóa mủ, gây tổn thương nặng nề và để lại sẹo. Lúc này người bệnh sẽ cảm giác ngứa ngáy, rất khó chịu.

Giai đoạn bán cấp

Các mụn đỏ trên da lan ra thành từng mảng, có ranh giới rõ ràng với kích thước đa dạng. Vùng da này có thể bị khô và có hiện tượng bong tróc vảy, thậm chí là rỉ máu. Khi vào giai đoạn này, bệnh nhân thường thấy ngứa nhiều hơn và da đã bắt đầu bong vảy.

Giai đoạn mãn tính

Lúc này da trở nên khô một cách trầm trọng, bong từng mảng lớn vảy trắng giống như sáp nến hay nứt nẻ. Cảm giác ngứa giảm dần, thay vào đó là cảm giác khô ráp, căng da khó chịu.

Căn bệnh da liễu này thường gặp và hay tái phát lại ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là vào thời tiết lạnh, hanh khô khi độ ẩm không khí xuống thấp. Vùng da bị bệnh có thể gặp ở mặt, tay chân, ngực, lưng, bụng. Khi trẻ gãi có thể làm vỡ mụn nước khiến chàm dễ dàng lây lan sang các vùng da khác xung quanh.

2. Chữa bệnh chàm như thế nào cho hiệu quả?

Việc điều trị bệnh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do khó xác định chính xác và cụ thể nguyên nhân gây bệnh. Để có cách trị chàm hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

2.1 Áp dụng các bài thuốc dân gian

Theo kinh nghiệm của nền y học cổ truyền, có một số cách có thể chữa trị cũng như phòng chàm khô tái phát, mang lại hiệu quả đáng kể như:

2.1.1 Dùng lá chè xanh giúp chàm mau khỏi 

Trong đông y, chè xanh có tác dụng tốt trong việc làm săn se, sát khuẩn nên rất hay được sử dụng điều trị các vấn đề ngoài da. Bạn cần chuẩn bị một nắm lá chè xanh tươi, rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 200ml nước trong 5 phút.

Sau khi để nước bớt nóng, bạn có thể ngâm vùng da bị bệnh và thao tác xoa nhẹ nhàng. Lúc này bạn sẽ cảm thấy cơn ngứa giảm nhanh chóng. Bạn đọc có thể áp dụng cách làm này với lá ổi hay lá trầu không để đạt được kết quả tương tự.

2.1.2 Hãy thử dùng dầu dừa 

Dầu dừa có thể dùng bôi ngoài da với các thành phần lành tính giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhanh chóng. Cách làm này khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng khăn ẩm vệ sinh sạch vùng da bị bệnh rồi bôi dầu dừa và massage nhẹ nhàng trong 15-20 phút. Sau đó rửa thật sạch lại bằng nước. 

Các hoạt chất trong dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt, vừa có khả năng cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, vừa làm da bớt bóng tróc, xoa dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu…

2.1.3 Dùng lá ổi ngay trong vườn nhà 

Lá ổi là một vị thuốc có tính ấm, vị chát và thành phần có chứa nhiều chất có tác dụng tốt trong chống viêm, chống nhiễm khuẩn,… Vì vậy, lá ổi rất hữu hiệu để cầm máu, giải độc và hút độc. Ngoài ra, loại lá này còn được chỉ định trong một số bệnh da liễu như: viêm da cơ địa, viêm nhiễm ngoài da, chàm da và vài loại viêm nhiễm khác.

Cách làm: cần khoảng 100g lá ổi đã được rửa sạch đem đun sôi với 2l nước. Sau khi để nguội, dùng nước đó để ngâm vùng da bị chàm. Đồng thời dùng bã lá ổi chà nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương. Sau khi ngâm khoảng 30 phút thì dùng khăn mềm lau khô.

2.1.4 Lá sim giúp chữa bệnh chàm 

Lá sim có vị đắng đặc trưng, có tác dụng tốt trong việc chống viêm và khử trùng các bệnh ngoài da, đặc biệt là chàm da. Nhiều người đã sử dụng lá sim để làm giảm các triệu chứng của bệnh và nhận thấy hiệu quả rất tốt.

Cách làm: Lá sim sau khi được rửa sạch sắc lên cho tới khi gần cạn hết nước, sánh đặc lại thành dạng cao. Bôi cao lên vết chàm đều đặn ngày 2 lần và để khô tự nhiên. Thực hiện cách này liên tục trong vòng 1 tháng, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm một cách nhanh chóng và không gây độc hại cho cơ thể.

2.1.5 Kết hợp lá bàng tươi, cau và cây sầu đâu

Cần có 4 loại thảo dược là cóc, vỏ trái bàng tươi, trái cau ăn trầu và vỏ lá cây sầu đâu. Tất cả hỗn hợp đem đi rửa sạch rồi đun cùng với nước, cho sôi trong vòng 30 phút. Để nguội và ngâm vùng da bị chàm để hỗ trợ chữa trị bệnh.

2.1.6 Lá trầu không cũng giúp chữa chàm hiệu quả 

Cách trị chàm bằng thuốc Nam này được các bác sĩ đánh giá rất cao nhờ tác dụng hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.

Người bệnh chuẩn bị hỗn hợp gồm lá trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô và mò trắng. Những loại thảo dược này có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, làm mềm da. Tương tự các cách trên, đem hỗn hợp đun sôi với nước, để nguội rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.

2.1.7 Kết hợp mật ong và bí đem lại hiệu quả cao

Các nguyên liệu cần có bao gồm tang bạch bì, mật ong, bí đao và thiên mã hồ. Thành phần trong các loại này cung cấp dưỡng chất cho làn da và có khả năng tái tạo vùng da đang bị tổn thương. Sau khi trộn đều những nguyên liệu này với nhau tạo thành một hỗn hợp, bôi lên vùng da bị chàm trên cơ thể.

>>>> đọc thêm : shop hoa tươi tại chợ Hưng Lợi Cần Thơ

2.1.8 Nha đam cũng rất tốt 

Nha đam có công dụng làm giảm các triệu chứng do bệnh chàm gây ra.

Việc điều trị chàm bằng nguyên liệu này được tiến hành như sau: 

  • Nha đam sau khi rửa sạch, gọt bỏ vỏ để lấy phần gel bên trong. 
  • Cho vào cối xay nhuyễn rồi bôi lên vùng da bị chàm. 
  • Khoảng 20 phút sau, rửa lại vùng da đó thật sạch bằng nước ấm. 
  • Áp dụng đều đặn mỗi tuần 2 lần sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt. 

2.1.9 Nghệ giúp chữa chàm hiệu quả 

Khi dùng nguyên liệu này, bạn chỉ cần thực hiện như sau: 

  • Nghệ tươi rửa thật sạch rồi giã nát để chắt lấy nước cốt. 
  • Vệ sinh da sạch sẽ, dùng nước cốt nghệ bôi lên vùng da bị chàm. 
  • Thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi lành bệnh. 

2.1.10 Thử dùng muối ăn

Trong trường hợp này, muối hạt được chọn sử dụng để điều trị bệnh chàm nhờ vào khả năng kháng viêm và vệ sinh da khá tốt. Bên cạnh đó, hàm lượng khoáng chất có trong muối giúp tăng cường dưỡng chất và giữ độ ẩm cho làn da. 

Tiến hành điều trị bằng muối theo các bước như sau: 

  • Bật chảo nóng, cho muối hạt vào đảo cho vàng và giòn đều. Khi thao tác cần chú ý không để muối cháy vì sẽ làm mất tác dụng. 
  • Đợi vài phút cho muối nguội bớt.
  • Vệ sinh da thật sạch bằng nước ấm, lúc da còn ẩm thì rắc nhẹ phần muối đã được xử lý trước đó rồi chà xát nhẹ nhàng. 
  • Các dấu hiệu bệnh sẽ được cải thiện nếu được thực hiện hàng ngày. 

2.2 Dùng thuốc Tây 

Các loại kem dùng ngoài với thành phần chủ yếu như parafin, glycerin, hyaluronic acid, có tác dụng rất tốt trong việc làm mềm da, giảm bong vảy vùng da bị bệnh chàm khô.

Dung dịch sát trùng có tác dụng làm sạch vùng da bị tổn thương, hạn chế tối đa sự lây lan sang nơi khác.

Thành phần corticoid trong thuốc bôi có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả. Tuy nhiên, các thuốc này làm mỏng da nên không được sử dụng trong thời gian dài.

Các loại thuốc thuộc nhóm kháng thụ thể Histamin loại 1 giúp giảm ngứa và an thần nhẹ cũng được sử dụng rộng rãi.

Ngoài ra, còn có phương pháp quang học hay quang trị liệu, dựa trên tác dụng của tia sáng B cực tím cũng được áp dụng để đẩy lùi tình trạng bệnh này. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu kỹ thuật và chi phí cao.

3. Cần chú ý gì khi chữa bệnh chàm tại nhà? 

Để áp dụng một cách an toàn và có hiệu quả các mẹo điều trị chàm da tại nhà, tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn, bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

– Các mẹo chữa chàm da chỉ có tác dụng trên đối tượng ở mức độ nhẹ, bệnh mới phát triển trên vùng da nhỏ và chưa lan rộng. Với những trường hợp bệnh đã lan rộng và chuyển biến nặng, tốt nhất bạn cần được bác sĩ tiến hành thăm khám và có phác đồ điều trị chuyên khoa hợp lý.

– Hiệu quả mang lại từ các phương pháp điều trị bệnh trên thường rất chậm. Do đó, khi tiến hành trị chàm, người bệnh cần nỗ lực kiên trì thực hiện trong thời gian tương đối dài để đạt được hiệu quả tích cực. Bởi hiệu quả này còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của mỗi người.

– Phần lớn các phương pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể thay thế hoàn toàn thuốc điều trị chuyên khoa. Để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

– Trước khi thực hiện điều trị, vùng da bị chàm cần được vệ sinh da sạch sẽ bằng xà phòng chuyên dụng. Các nguyên liệu sử dụng cần đảm bảo đã sát khuẩn và loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong nước muối loãng.

– Đồng thời, bạn nên giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, có biện pháp chăm sóc da đúng cách để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại, ngăn ngừa bệnh lan rộng. Lưu ý không nên để da tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất độc hại tránh tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

– Tuyệt đối không được sử dụng tay để cào gãi hoặc chà xát mạnh lên da trong suốt quá trình điều trị. Việc này sẽ khiến da bị tổn thương, tạo nên vết thương hở khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong và gây nhiễm trùng.

– Ưu tiên lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoáng mát và làm bằng chất liệu có độ thấm hút cao. Không nên mặc đồ quá chật hay làm bằng len sợi tổng hợp dễ gây kích ứng và khiến da ngứa ngáy nhiều hơn.

– Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng việc xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các loại rau xanh và hoa quả tươi, uống đủ lượng nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn nên dành thời gian để luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để có một sức khỏe tốt.

– Hạn chế tối đa đồ ăn hải sản, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm ngọt, đồ uống có cồn và chất kích thích… Những loại thực phẩm này có tác động không tốt đến quá trình điều trị bệnh, thậm chí khiến các triệu chứng bệnh chuyển biến trầm trọng hơn.

Sau khi áp dụng các phương pháp ở trên trong thời gian dài mà vẫn không có dấu hiệu chuyển biến tốt, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được thăm khám và hướng dẫn điều trị chuyên khoa cụ thể. Tuyệt đối không được tự ý điều trị bằng thuốc khi chưa có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

4. Lời kết

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về đặc điểm cũng như những cách trị chàm có hiệu quả. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh để hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày.

>>>> đọc thêm : Khó Thở ! nguyên nhân, phỏng đoán bệnh và cách khắc phục

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

 

 

xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương

, hoa chia buồn , điện hoa 24gio

. shop hoa tươi

, đặt hoa công nghệ

điên hoa 24gio

, hoa tươi đẹp không tưởng

, hoa tươi

stt hài hước trên facebook

,Những câu nói hay về con gái

,

xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

cây thuốc NamKinh Nghiệm Cưới ,Lời chúc sinh nhật hay nhất

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *