Sức Khỏe

[ Bạch tật lê ] – đặc điểm, tác dụng, cách dùng và lưu ý

[ Bạch tật lê ] – đặc điểm, tác dụng, cách dùng và lưu ý

 

[ Bạch tật lê ] – đặc điểm, tác dụng, cách dùng và lưu ý

Trong nền y học cổ truyền Ấn Độ, bạch tật lê được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến tình dục, nhất là giúp tăng cường sức khỏe sinh lý ở nam giới. Trong khi đó, ở Việt Nam loại dược liệu này được biết nhiều hơn với tác dụng bổ mắt. 

Tác dụng của bạch tật lê là gì?

Tác dụng của bạch tật lê là gì?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn những công dụng bổ ích khác có được từ bạch tật lê đối với sức khỏe con người.

Mục lục

1. Tìm hiểu thông tin chung về cây Bạch Tật Lê

Đặc điểm

Là một loại thảo dược có thân cỏ, bạch tật lê mọc bò lan khắp mặt đất tạo thành thảm, có khi rộng đến 1m. Nhiều cành cây này dài từ 2-3cm. Cây có dạng lá kép lông chim lẻ mang 5-7 đôi lá chét đều nhau. Chiều dài lá khoảng 1cm và mặt dưới lá được bao phủ bởi lớp lông trắng mịn. 

Hoa bạch tật lê mang sắc vàng và mọc riêng ở kẽ lá. Cuống hoa ngắn với 5 lá đài. Hoa có 5 cánh màu vàng chanh chứa 10 nhị và 5 bầu ô bên trong. Vào mùa hè là thời điểm hoa bắt đầu nở rộ khoe sắc. 

Quả bạch tật lê thường nhỏ khô với vỏ trên cứng có gai hình 5 cạnh. Các gai này sắc nhọn và rất cứng có thể đâm thủng cả vỏ xe đạp. Vì thế người ta thường gọi là Gai ma vương. Dưới lớp vỏ quả dày này lại chứa hạt có phôi không nội nhũ.

Thuộc loại cây ưa sáng và khả năng chịu khô hạn tốt, bạch tật lê thường mọc thành từng đám nhỏ trên bãi cát ở ven biển. Vào khoảng tháng 5–6 âm lịch cũng là thời điểm đầu mùa mưa, bạn sẽ bắt gặp các cây con mọc lên từ hạt.

Sử dụng bạch tật lê trị bệnh

Sử dụng bạch tật lê trị bệnh

Phân bổ, thu hái và sơ chế

Loài cây này xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, bạch tật lê thường mọc ở vùng đất ven biển từ tỉnh Quảng Bình trở vào, nhiều nhất là ở các tỉnh như Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Bộ phận dùng: Quả bạch tật lê thường được sử dụng để làm thuốc. Quả chín phơi khô mang các gai sắc nhọn giống hình thù ma quỷ nên bạch tật lê còn được biết đến với tên gọi cây Gai ma vương.

Thu hái và chế biến: Vào tháng mười hàng năm là thời điểm tốt nhất để thu hoạch cây. Người dân thường nhổ cả cây về rồi tách lấy quả. Sau đó sẽ mang đi phơi khô hoặc sao qua cho cháy gai để dễ dàng sàng loại bỏ phần gai, giã nát vụn và đem bảo quản cẩn thận. Đôi khi bạch tật lê tươi cũng được dùng trong một số bài thuốc. 

2. Bạch Tật Lê dùng có tốt không? Tác dụng của bạch tật lê

Trong Đông y, bạch tật lê có vị đắng đặc trưng có tính bình khi còn tươi. Tuy nhiên, sau khi phơi khô hay sao lên dược liệu này lại có tính ấm. Bạch tật lê sẽ đi vào hai kinh can và phế của cơ thể nên có tác dụng giải độc, bình can, thông huyết, tả phế, tán phong, trừ thấp, cường dương và sáng mắt.

Người Ấn Độ sử dụng bạch tật lê trong các bài thuốc tráng dương, lợi tiểu và bổ thận. Ngoài ra còn dùng để điều trị các bệnh sỏi và đau khi tiểu tiện. Lá cây có tác dụng bổ dạ dày, trị sỏi bàng quang rất tốt trong khi rễ lại có tác dụng nhuận tràng. Bên cạnh đó, dược liệu này còn được dùng như một thuốc tăng trương lực tử cung.

Lưu ý khi sử dụng bạch tật lê

Lưu ý khi sử dụng bạch tật lê

Trong nền y học hiện đại, chất tribulus terrestris có trong bạch tật lê giúp tăng khả năng tình dục hay khả năng cương cứng. Hiệu quả do cây mang lại còn cao hơn so với thuốc tăng cường sinh lý nam Viagra. 

Kết luận tác dụng

Từ kết quả công trình nghiên cứu khoa học, một hoạt chất rất hiếm diosgenin xuất hiện trong quả tật lê. Hoạt chất này có tác dụng tăng cường sinh lý, tăng tiết hormone nam một cách tự nhiên. Đặc biệt, sinh lý nam giới cũng được kích thích nhờ hoạt chất có tên protodioscin nhờ cơ chế tác dụng lên hệ dưới đồi – tuyến yên. 

Ngoài ra, người ta còn tìm thấy trên toàn cây saponin steroid. Chất này khi thuỷ phân sẽ cho hecogenin, tigogenin, diosgenin và pseudodiosgenin… có tác dụng làm tăng sinh tổng hợp testosterone trong cơ thể nam giới. Nhờ đó mà cơ thể trở nên tươi trẻ hơn, cường tráng, dồi dào sinh lực và cải thiện khả năng sinh lý. 

Bên cạnh công dụng trên, bạch tật lê còn rất tốt trong việc kháng khuẩn, giảm đường máu, hạ huyết áp, chống vữa xơ động mạch, tăng cường miễn dịch, kích thích sản sinh tinh trùng và chống lão hóa… 

3. Bạch Tật Lê và một số bài thuốc tốt cho sức khỏe

1. Trị bệnh về mắt

Bài 1: Dùng bạch tật lê đã được phơi khô trong bóng râm để tán bột. Mỗi ngày sử dụng 8g cho 2 lần uống sau mỗi bữa ăn. Uống liên tục vị thuốc này trong một thời gian dài đến khi khỏi bệnh.

Bài 2:

Nguyên liệu: Cần chuẩn bị 10g mỗi vị gồm bạch tật lê, hạt thảo quyết minh, hoa kim cúc đã được sao vàng

Cách làm: Giã nát tất cả các nguyên liệu trên rồi đem sắc trong 400ml nước đến khi cạn còn 100ml. Dùng để uống mỗi ngày 2 lần.

Tác dụng: Chữa nhức mắt, chảy nước mắt, đau mắt lâu ngày hay suy giảm thị lực.

Cách dùng bạch tật lê

Cách dùng bạch tật lê

2. Tác dụng tốt cho miệng

Bài 1:  Đem 20-30g bạch tật lê tán bột mịn rồi nấu cô đặc thành cao, trộn thêm một ít mật ong vào. Sử dụng để bôi lên vết thương khu vực quanh miệng nhiều lần trong ngày để chữa trị.

Bài 2:

Nguyên liệu: Cần có 20g mỗi vị bạch tật lê, ngũ bội tử, mộc tặc, tế tân, sinh địa, nhục quế, hắc phàn và khô phàn, cùng hoàng bá và thanh phàn, mỗi vị 4g.

Cách làm: Tất cả các nguyên liệu sau khi phơi khô, đem tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng lấy một ít hỗn hợp trên bôi vào chỗ viêm loét trong 5–10 phút rồi súc miệng sạch. Thực hiện đều đặn 2 lần trong ngày để đạt hiệu quả mong muốn.

Tác dụng: Chữa trị các bệnh viêm họng đỏ, viêm chân răng có mủ, loét miệng, sưng lợi.

3. Trị kinh nguyệt không đều

Nguyên liệu: Sử dụng kết hợp bạch tật lê và đương quy, 12g mỗi loại.

Cách làm: Dùng ấm sắc các nguyên liệu trên lấy nước uống 2 lần trong ngày.

Tác dụng: Chữa chứng đau bụng kinh hay kinh nguyệt không đều. 

4. Hỗ trợ sinh lý nam

Nguyên liệu: Dùng khoảng 16g bạch tật lê với 12g mỗi vị gồm củ súng, hạt sen, nhị sen, kỷ tử,  thỏ ty tử, quả ngấy hương, quả kim anh và ba kích.

Cách làm: Cho hỗn hợp các vị trên vào ấm sắc uống mỗi ngày. 

Tác dụng: Bài thuốc này dùng để chữa di tinh, xuất tinh nhanh, liệt dương và hội chứng thận hư.

5. Trị bệnh đái dầm

Nguyên liệu: Sử dụng 8g mỗi loại gồm bạch tật lê, đương quy, bạch thược, tang phiêu tiêu, ích mẫu, ích trí nhân, phục linh, sơn thù và thăng ma cùng 12g hoàng kỳ.

Cách làm: Sắc một thang tất cả các nguyên liệu trên trong ấm để lấy nước uống mỗi ngày.

Tác dụng: Chữa trị bệnh đái dầm hay gặp ở trẻ em.

6. Tốt cho thần kinh

Nguyên liệu: Cần chuẩn bị bạch tật lê, chỉ xác, hương phụ, uất kim mỗi vị 8g cùng với 12g phục linh.

Cách làm: Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang các vị thuốc trên.

Tác dụng: Điều trị vấn đề suy nhược thần kinh.

7. Tốt cho bệnh nhân bị tai biến

Nguyên liệu:  Dung bạch tật lê, thiên ma, cương tằm, ngô đồng mỗi vị 12g; câu đằng và hy thiêm mỗi vị 16g; địa long 10g và nam tinh 8g.

Cách làm: Sắc uống hỗn hợp nguyên liệu trên mỗi ngày một thang.

Tác dụng: Điều trị các di chứng nguy hiểm của bệnh tai biến mạch máu não.

8. Trị khí hư ở nữ giới

Nguyên liệu: Cần 8g mỗi loại bạch tật lê, tử uyển, hoàng kỳ, phụ tử chế, liên nhục, kim anh và khiếm thực; 12g thỏ ty tử; 4g nhức quế cùng 2g lộc nhung.

Cách làm: Cho một thang thuốc chứa các nguyên liệu này vào ấm, sắc lấy nước uống đều đặn mỗi ngày.

Tác dụng: Chữa trị tình trạng sinh khí hư ở phụ nữ hiệu quả.

9. Chữa bệnh chàm

Nguyên liệu: Bạn cần dùng bạch tật lê, bạch tiên bì, khổ sâm, thuyền thoái mỗi vị 8g; kinh giới, thục địa, sinh địa mỗi vị 16g cùng 12g mỗi loại đương quy, thương truật, phòng phong, bạch thược.

Cách làm: Cho một thang thuốc gồm các nguyên liệu trên vào ấm, sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Tác dụng: Điều trị bệnh chàm da rất tốt.

10. Hỗ trợ trị lở ngứa (ngoài da)

Nguyên liệu: 12g mỗi vị bạch tật lê và thổ phục linh cùng kinh giới và ké đầu ngựa, mỗi vị 8g thêm 6g ý dĩ.

Cách làm: Một thang thuốc trên sắc lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.

Tác dụng: Hỗ trợ điều trị trong các trường hợp bệnh lở ngứa ngoài da.

4. Bạch Tật Lê và một số thông tin hữu ích khác

4 cách ngâm rượu sử dụng bạch tật lê

Cách 1: Bạch tật lê độc vị

Nguyên liệu: Chuẩn bị 1kg bạch tật lê cùng 8 lít rượu trắng.

Cách làm: Sao bạch tật lê lên đến khi các cạnh bén cháy và tỏa ra mùi thơm, để cho nguội hẳn. Sau đó, cho hết bạch tật lê vào bình và đổ rượu vào. Đậy nắp kín lại, ủ ngâm trong vòng 1 tháng để có thể sử dụng. Bạn lưu ý cần bảo quản bình ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

=> Tác dụng chính:  Chữa bệnh yếu sinh lý.

Cách 2: Thảo dược ngâm cùng bạch tật lê

Nguyên liệu: Hỗn hợp cần dùng bao gồm 1kg bạch tật lê, 300g dâm dương hoắc, 200g mỗi loại kỷ tử và viễn chí cùng 10 lít rượu trắng.

Cách làm: Bạch tật lê sau khi sao lên cho thơm thì để nguội. Đem ngâm cùng rượu trắng trong bình cùng các thảo dược đã chuẩn bị khoảng 45 ngày.

=> Tác dụng chính: Điều trị chứng tiểu đêm và bổ thận tráng dương.

Cách 3: Ngâm cùng nhục thung dung

Nguyên liệu: Cần có 1kg bạch tật lê, 0,5kg nhục thung dung và 10 lít rượu trắng.

Cách làm: Bạch tật lê sao lên cho thơm rồi để nguội. Cho các nguyên liệu vào bình, ngâm với rượu trắng. Một tháng sau có thể lấy ra để sử dụng.

=> Tác dụng chính: Tăng cường sinh lý và kéo dài thời gian quan hệ ở nam giới.

Cách 4: Ngâm cùng ba kích tím

Nguyên liệu: Chuẩn bị khoảng 1kg bạch tật lê và 0,5 kg ba kích tím cùng 10 lít rượu trắng.

Cách làm: Đem sao bạch tật lê rồi để nguội. Cho vào bình ngâm với rượu trắng thảo dược này kết hợp với ba kích tím. Sau 45 ngày mới có thể đem ra sử dụng.

=> Tác dụng chính: Điều trị tình trạng xuất tinh sớm.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng bạch tật lê

  • Không sử dụng bạch tật lê đối với đối tượng huyết hư, khí yếu. 
  • Một số bệnh như đau dạ dày, tiêu chảy, chứng vú to ở nam giới, yếu tứ chi…có thể xảy ra khi dùng quá liều bạch tật lê. Vì vậy bạn cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng chỉ định.
  • Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú, hiện nay chưa có đủ thông tin khoa học về việc sử dụng bạch tật lê. Do đó, trước khi dùng thảo dược này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ tránh việc sử dụng tùy tiện gây ra hậu quả nghiêm trọng.
  • Một số tương tác có thể xảy ra khi sử dụng kết hợp bạch tật lê với một số loại thuốc, thực phẩm chức năng hay các dược liệu khác. Điều bạn nên làm là hỏi thăm ý kiến từ bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

5. Lời kết

Dù mang lại rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng bạch tật lê có thể gây ra những ảnh hưởng xấu khi dùng quá liều. Do đó, bạn cần thận trọng trong quá trình sử dụng để tăng tác dụng và hạn chế tối đa một số tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là với đối tượng nam giới muốn có đời sống tình dục viên mãn.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về đặc điểm nhận dạng, công dụng hữu hiệu cũng như các bài thuốc trị liệu từ loại thảo dược quý này.

5
/
5
(
1

vote

)

 

 

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương

, hoa chia buồn , điện hoa 24gio 

. shop hoa tươi 

, đặt hoa công nghệ 

điên hoa 24gio 

 , hoa tươi đẹp không tưởng

, hoa tươi

stt hài hước trên facebook

,Những câu nói hay về con gái

 , diadiemshophoa.vn 

xem thêm >> hoa tươi hải phòng

 , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

 , dien hoa 

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *