Cách để Cải thiện phẩm chất lãnh đạo
Năng lực lãnh đạo bao gồm nhiều phẩm chất và kỹ năng khác nhau. Một lãnh đạo giỏi là người có thể quản lý con người và công việc, có thể giao tiếp hiệu quả, và vun đắp môi trường làm việc nhóm tích cực. Hãy phát triển phẩm chất lãnh đạo của bạn bằng cách phân tích những ưu điểm và nhược điểm của mình, và làm gương cho mọi người.
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/a/a7/Improve-Leadership-Quality-Step-1-Version-2.jpg/v4-460px-Improve-Leadership-Quality-Step-1-Version-2.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/a/a7/Improve-Leadership-Quality-Step-1-Version-2.jpg/v4-760px-Improve-Leadership-Quality-Step-1-Version-2.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
1
Tự hỏi bản thân xem bạn là kiểu người lãnh đạo nào. Nếu muốn phát triển phẩm chất lãnh đạo, bạn cần trung thực phân tích ưu và nhược điểm của mình. Điều này sẽ giúp bạn xác định những điểm mà mình cần cải thiện và ý thức hơn về hành động của mình. Hãy bắt đầu với câu hỏi “Mình là kiểu người lãnh đạo nào?”
- Có lẽ bạn lãnh đạo bằng cách làm gương và không quá xét nét công việc của người khác.
- Hoặc có lẽ bạn là người lãnh đạo giúp mọi người giải quyết vấn đề, giữ vai trò tích cực và thường can thiệp sâu hơn.
- Một cách khác để lãnh đạo là hãy trở thành một trưởng nhóm giỏi và giúp các thành viên trong nhóm hoà thuận với nhau để làm việc hiệu quả hơn.[1]
- Bạn cũng có thể làm bài kiểm tra phẩm chất lãnh đạo để đánh giá năng lực quản lý của mình.[2]
Có lẽ bạn lãnh đạo bằng cách làm gương và không quá xét nét công việc của người khác.
Hoặc có lẽ bạn là người lãnh đạo giúp mọi người giải quyết vấn đề, giữ vai trò tích cực và thường can thiệp sâu hơn.
Một cách khác để lãnh đạo là hãy trở thành một trưởng nhóm giỏi và giúp các thành viên trong nhóm hoà thuận với nhau để làm việc hiệu quả hơn.[1]
Bạn cũng có thể làm bài kiểm tra phẩm chất lãnh đạo để đánh giá năng lực quản lý của mình.[2]
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/c/ca/Improve-Leadership-Quality-Step-2-Version-2.jpg/v4-460px-Improve-Leadership-Quality-Step-2-Version-2.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/c/ca/Improve-Leadership-Quality-Step-2-Version-2.jpg/v4-760px-Improve-Leadership-Quality-Step-2-Version-2.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
2
Cân nhắc xem những người khác nghĩ gì về bạn. Khi bạn hiểu hơn về phẩm chất lãnh đạo của mình, bạn cũng nên cân nhắc xem những người khác nghĩ gì về bạn như là một lãnh đạo. Họ có thể là những đồng nghiệp hay bạn bè ở trường. Bạn hãy chú ý hơn đến sự tương tác trong nhóm, chẳng hạn đồng nghiệp có thường xin lời khuyên của bạn không và họ có thoải mái khi nhờ bạn giúp đỡ không.
[3]
- Bạn cũng có thể hỏi một người bạn thân hoặc đồng nghiệp xem họ nghĩ gì về phẩm chất lãnh đạo của mình.
- Bạn có thể hỏi một đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm vì họ hiểu bạn cũng như công việc để có thể cho ý kiến và lời khuyên về cách lãnh đạo.
Bạn cũng có thể hỏi một người bạn thân hoặc đồng nghiệp xem họ nghĩ gì về phẩm chất lãnh đạo của mình.
Bạn có thể hỏi một đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm vì họ hiểu bạn cũng như công việc để có thể cho ý kiến và lời khuyên về cách lãnh đạo.
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/8/8f/Improve-Leadership-Quality-Step-3-Version-2.jpg/v4-460px-Improve-Leadership-Quality-Step-3-Version-2.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/8/8f/Improve-Leadership-Quality-Step-3-Version-2.jpg/v4-760px-Improve-Leadership-Quality-Step-3-Version-2.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
3
Phân tích phẩm chất lãnh đạo của bạn. Sau khi đặt những câu hỏi về cách bạn lãnh đạo và những người khác nghĩ gì về bạn, bạn có thể cố gắng phân tích kỹ hơn về những phẩm chất lãnh đạo của mình. Sau đó, hãy quyết định xem những khía cạnh nào bạn cần cải thiện. Hãy viết ra những câu hỏi dưới đây và trả lời một cách chân thật và đầy đủ nhất:
- Mình có cố gắng để hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của đồng nghiệp không?
- Mình có giúp mọi người phát huy tối đa năng lực và nhận ra tiềm năng của họ không?
- Mình có dám nhận trách nhiệm không?
- Mình có tư tưởng cởi mở và ủng hộ những suy nghĩ mới cũng như giải pháp mới không?
- Mình có giao tiếp hiệu quả với mọi người không?
- Có phải mình là người giỏi giải quyết vấn đề không?
- Mình có khuyến khích và chấp nhận những ý kiến và quan điểm khác không?[4]
Mình có cố gắng để hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của đồng nghiệp không?
Mình có giúp mọi người phát huy tối đa năng lực và nhận ra tiềm năng của họ không?
Mình có dám nhận trách nhiệm không?
Mình có tư tưởng cởi mở và ủng hộ những suy nghĩ mới cũng như giải pháp mới không?
Mình có giao tiếp hiệu quả với mọi người không?
Có phải mình là người giỏi giải quyết vấn đề không?
Mình có khuyến khích và chấp nhận những ý kiến và quan điểm khác không?[4]
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/6/61/Improve-Leadership-Quality-Step-4-Version-2.jpg/v4-460px-Improve-Leadership-Quality-Step-4-Version-2.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/6/61/Improve-Leadership-Quality-Step-4-Version-2.jpg/v4-760px-Improve-Leadership-Quality-Step-4-Version-2.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
4
Xác định những phương diện cần cải thiện. Những câu hỏi này sẽ giúp làm nổi bật ưu điểm cũng như nhược điểm khi làm lãnh đạo của bạn. Hãy trả lời những câu hỏi và chia năng lực lãnh đạo theo ba phần. Phần đầu gồm những ghi chú về phẩm chất lãnh đạo mà bạn tự tin. Phần hai là những khía cạnh cần cải thiện. Phần ba là những phương diện mà bạn còn thiếu sót và cần đặc biệt quan tâm.
- Chẳng hạn, nếu bạn quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của các đồng nghiệp, và bạn chấp nhận ý kiến của người khác, thì tư tưởng cởi mở và sự nhiệt tình là ưu điểm của bạn.
- Nếu bạn không hỗ trợ mọi người phát huy tối đa năng lực của họ và giao tiếp không hiệu quả như mong muốn, thì bạn cần cải thiện những kỹ năng này.
- Những phẩm chất lãnh đạo có thể được chia nhỏ thành những phương diện bao quát hơn bao gồm khả năng giao tiếp, truyền cảm hứng và làm gương cho người khác, sự cởi mở, làm việc nhóm, và sự hợp tác.[5]
Chẳng hạn, nếu bạn quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của các đồng nghiệp, và bạn chấp nhận ý kiến của người khác, thì tư tưởng cởi mở và sự nhiệt tình là ưu điểm của bạn.
Nếu bạn không hỗ trợ mọi người phát huy tối đa năng lực của họ và giao tiếp không hiệu quả như mong muốn, thì bạn cần cải thiện những kỹ năng này.
Những phẩm chất lãnh đạo có thể được chia nhỏ thành những phương diện bao quát hơn bao gồm khả năng giao tiếp, truyền cảm hứng và làm gương cho người khác, sự cởi mở, làm việc nhóm, và sự hợp tác.[5]
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/b/bc/Improve-Leadership-Quality-Step-5-Version-2.jpg/v4-460px-Improve-Leadership-Quality-Step-5-Version-2.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/b/bc/Improve-Leadership-Quality-Step-5-Version-2.jpg/v4-760px-Improve-Leadership-Quality-Step-5-Version-2.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
1
Tập giao tiếp hiệu quả. Giao tiếp có lẽ là một phẩm chất lãnh đạo quan trọng nhất, và có tác động đến tất cả những phẩm chất cần thiết khác. Một trong những chìa khóa để giao tiếp tốt là hãy tập trao đổi rõ ràng và thực tế về vấn đề cũng như giải pháp. Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, tuy nhiên những ai mà hạn chế hết sức các cuộc tranh luận và thảo luận thì thường khó mà yêu cầu các thành viên trong nhóm đóng góp hướng tới thành công về lâu dài.
- Khuyến khích đặt những câu hỏi mở, thay vì những câu hỏi dè dặt.
- Làm nổi bật những ý được đồng tình trước và sau đó bàn bạc về những bất đồng ý kiến.
- Đừng kiêu ngạo và hãy khuyến khích môi trường làm việc cởi mởi để mọi người được tự do ngôn luận.[6]
“Nếu bạn nghe thấy mọi người trong phòng nghỉ đang nói về điều gì đó mà bạn đã nói, hãy hiểu rằng lời nhắn của bạn đang được lan truyền”.
Maureen Taylor
CEO, SNP Communications
Maureen Taylor là CEO và người sáng lập của SNP Communications, một công ty truyền thông dành cho doanh nghiệp có trụ sở tại Khu vực Vịnh San Francisco. Cô đã giúp các nhà lãnh đạo, người sáng lập và các nhà đổi mới trong mọi lĩnh vực truyền tải thông điệp trong hơn 25 năm.
Maureen Taylor
CEO, SNP Communications
Khuyến khích đặt những câu hỏi mở, thay vì những câu hỏi dè dặt.
Làm nổi bật những ý được đồng tình trước và sau đó bàn bạc về những bất đồng ý kiến.
Đừng kiêu ngạo và hãy khuyến khích môi trường làm việc cởi mởi để mọi người được tự do ngôn luận.[6]
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/d/dd/Improve-Leadership-Quality-Step-6.jpg/v4-460px-Improve-Leadership-Quality-Step-6.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/d/dd/Improve-Leadership-Quality-Step-6.jpg/v4-760px-Improve-Leadership-Quality-Step-6.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
2
Duy trì ngôn ngữ cơ thể tích cực. Ngôn ngữ cơ thể tích cực có thể giúp bạn truyền tải thông điệp năng động, cởi mở, và sẵn sàng hợp tác. Nó cũng giúp bạn gây ấn tượng mạnh mẽ khi nói chuyện và gia tăng sức ảnh hưởng cũng như hiệu quả của lời nói. Hãy duy trì ngôn ngữ cơ thể nhất quán với lời nói của bạn. Ví dụ, đừng yêu cầu ai đó làm bất cứ việc gì khi bạn đang nhìn xuống sàn nhà. Thay vào đó, hãy giao tiếp bằng mắt, cởi mở, và tương tác với họ.
- Để có ngôn ngữ cơ thể tích cực và quyết đoán khi nói chuyện, hãy duy trì giao tiếp bằng mắt, đứng thẳng người, và thư giãn cơ mặt.[7]
- Ngôn ngữ cơ thể có thể truyền tải cảm xúc thật sự của bạn, vì thế hãy duy trì ngôn ngữ cơ thể phản ánh đúng phẩm chất và cách tiếp cận của một người lãnh đạo giỏi.[8]
Để có ngôn ngữ cơ thể tích cực và quyết đoán khi nói chuyện, hãy duy trì giao tiếp bằng mắt, đứng thẳng người, và thư giãn cơ mặt.[7]
Ngôn ngữ cơ thể có thể truyền tải cảm xúc thật sự của bạn, vì thế hãy duy trì ngôn ngữ cơ thể phản ánh đúng phẩm chất và cách tiếp cận của một người lãnh đạo giỏi.[8]
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/1/14/Improve-Leadership-Quality-Step-7.jpg/v4-460px-Improve-Leadership-Quality-Step-7.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/1/14/Improve-Leadership-Quality-Step-7.jpg/v4-760px-Improve-Leadership-Quality-Step-7.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
3
Trở thành người nghe chủ động. Để làm một người giao tiếp tốt, bạn cần trở thành người nghe chủ động. Nếu bạn tập trung lắng nghe ai đó, họ sẽ nhận ra và xem bạn là người mà họ có thể trò chuyện. Đây là một phẩm chất lãnh đạo quan trọng. Bởi vì ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng, hãy duy trì giao tiếp bằng mắt với người mà bạn đang trò chuyện.
[9] Sau đây là một số gợi ý để trở thành người nghe chủ động:
- Đừng đánh giá người khác.
- Hoàn toàn tập trung vào người mà bạn đang trò chuyện.
- Cố gắng để hiểu người khác, trước khi bạn muốn họ hiểu bạn.
- Đừng ngắt lời người khác nếu không cần thiết.[10]
Đừng đánh giá người khác.
Hoàn toàn tập trung vào người mà bạn đang trò chuyện.
Cố gắng để hiểu người khác, trước khi bạn muốn họ hiểu bạn.
Đừng ngắt lời người khác nếu không cần thiết.[10]
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/7/7d/Improve-Leadership-Quality-Step-8.jpg/v4-460px-Improve-Leadership-Quality-Step-8.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/7/7d/Improve-Leadership-Quality-Step-8.jpg/v4-760px-Improve-Leadership-Quality-Step-8.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
1
Dẫn đầu. Một phẩm chất tốt của lãnh đạo là hành động nhanh và quyết đoán để giải quyết vấn đề. Nếu bạn nhận ra điều gì đó cần hoàn thành và tự tin rằng mình biết cách tốt nhất để thực hiện, hãy làm đầu tàu. Một người lãnh đạo giỏi là người luôn trong tư thế sẵn sàng để dẫn đầu mà không cần ai yêu cầu.
- Dẫn đầu chứng minh thái độ tích cực và tinh cần “có thể làm được”.[11]
- Tuy nhiên, đảm bảo rằng bạn tự tin. Hãy hành động một cách bình tĩnh và chắc chắn, và đừng vội vàng tìm giải pháp khi vấn đề cần sự bàn bạc.
- Một yếu tố khác của năng lực lãnh đạo giỏi là bạn biết thời điểm nên xin lời khuyên, và suy xét thấu đáo nếu một vấn đề cần được tìm hiểu sâu hơn trước khi giải quyết.
Dẫn đầu chứng minh thái độ tích cực và tinh cần “có thể làm được”.[11]
Tuy nhiên, đảm bảo rằng bạn tự tin. Hãy hành động một cách bình tĩnh và chắc chắn, và đừng vội vàng tìm giải pháp khi vấn đề cần sự bàn bạc.
Một yếu tố khác của năng lực lãnh đạo giỏi là bạn biết thời điểm nên xin lời khuyên, và suy xét thấu đáo nếu một vấn đề cần được tìm hiểu sâu hơn trước khi giải quyết.
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/4/41/Improve-Leadership-Quality-Step-9.jpg/v4-460px-Improve-Leadership-Quality-Step-9.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/4/41/Improve-Leadership-Quality-Step-9.jpg/v4-760px-Improve-Leadership-Quality-Step-9.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
2
Có trách nhiệm. Để làm gương, điều cần thiết là bạn có trách nhiệm cho những công việc cá nhân, những ưu tiên, và cả nhóm. Hiểu rõ về độ ưu tiên và vai trò được phân công sẽ giúp mọi người dễ dàng xác định và thừa nhận trách nhiệm của bạn.
[12]
- Hỗ trợ những thành viên trong nhóm hoàn thành công việc và cố gắng tạo ra môi trường và văn hóa làm việc mang tính hợp tác thay vì cạnh tranh.[13]
- Có trách nhiệm cũng có nghĩa là bạn sẵn sàng gỡ bỏ trách nhiệm cho những người không có đủ năng lực để giải quyết nhiệm vụ được giao.
Hỗ trợ những thành viên trong nhóm hoàn thành công việc và cố gắng tạo ra môi trường và văn hóa làm việc mang tính hợp tác thay vì cạnh tranh.[13]
Có trách nhiệm cũng có nghĩa là bạn sẵn sàng gỡ bỏ trách nhiệm cho những người không có đủ năng lực để giải quyết nhiệm vụ được giao.
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/1/13/Improve-Leadership-Quality-Step-10.jpg/v4-460px-Improve-Leadership-Quality-Step-10.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/1/13/Improve-Leadership-Quality-Step-10.jpg/v4-760px-Improve-Leadership-Quality-Step-10.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
3
Tiếp tục cải thiện kỹ năng của bạn. Để chứng minh kỹ năng lãnh đạo, hãy luôn ý thức tìm những cơ hội mới để học hỏi và nâng cao năng lực của bạn.
[14] Khi bạn chứng minh mình luôn muốn cải thiện bản thân và công việc, bạn sẽ truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm. Điều này thể hiện bạn cam kết ngày càng tiến bộ và bạn không có tính tự mãn.
- Sắp xếp và viết ra những tiêu chuẩn rõ ràng dành cho cá nhân bạn và luôn cố gắng nói được làm được.
- Hãy theo dõi công việc của bạn và xác định những điểm mà bạn cần cải thiện.
- Bạn có thể sử dụng những tiêu chuẩn này để vẽ ra một kế hoạch phát triển cá nhân.
Sắp xếp và viết ra những tiêu chuẩn rõ ràng dành cho cá nhân bạn và luôn cố gắng nói được làm được.
Hãy theo dõi công việc của bạn và xác định những điểm mà bạn cần cải thiện.
Bạn có thể sử dụng những tiêu chuẩn này để vẽ ra một kế hoạch phát triển cá nhân.
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/0/04/Improve-Leadership-Quality-Step-11.jpg/v4-460px-Improve-Leadership-Quality-Step-11.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/0/04/Improve-Leadership-Quality-Step-11.jpg/v4-760px-Improve-Leadership-Quality-Step-11.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
4
Có tầm nhìn rõ ràng. Một người lãnh đạo giỏi cần có một tầm nhìn rõ ràng và hấp dẫn về ngắn hạn lẫn dài hạn. Khả năng lên kế hoạch trước, suy nghĩ chiến lược, và phát triển những điều ưu tiên là những dấu hiệu xác nhận phẩm chất của một lãnh đạo giỏi. Để thực hiện, bạn sẽ cần phát triển tầm nhìn bao quát hơn để có thể nhìn xa hơn những kỳ hạn trước mắt.
- Nhận ra bức tranh lớn hơn có thể giúp bạn đương đầu với vấn đề trước khi chúng phát sinh.
- Cách tiếp cận này cũng có thể dẫn đến sự đổi mới và những thay đổi cơ cấu mang lại hiệu quả lâu dài.[15]
Nhận ra bức tranh lớn hơn có thể giúp bạn đương đầu với vấn đề trước khi chúng phát sinh.
Cách tiếp cận này cũng có thể dẫn đến sự đổi mới và những thay đổi cơ cấu mang lại hiệu quả lâu dài.[15]
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/a/a2/Improve-Leadership-Quality-Step-12.jpg/v4-460px-Improve-Leadership-Quality-Step-12.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/a/a2/Improve-Leadership-Quality-Step-12.jpg/v4-760px-Improve-Leadership-Quality-Step-12.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
1
Động viên mọi người. Để làm việc nhóm, bạn cần có những đồng nghiệp nhiệt tình. Một trong những cách hiệu quả nhất để người lãnh đạo động viên các thành viên trong nhóm là hãy quan tâm đến họ và nói rõ rằng bạn luôn hỗ trợ, giúp đỡ khi họ cần. Cố gắng làm cho mọi người tập trung vào những mục tiêu là những ưu tiên cao nhất để vẽ ra con đường phía trước rõ ràng.
[16]
- Bạn không nên là người cuối cùng nhận ra ai đó đang có vấn đề hoặc đang gặp rắc rối.
- Tích cực và cởi mở để xác định và đối mặt với vấn đề.
- Điều này có thể liên quan đến điều chỉnh nhóm hoặc phân chia công việc.
- Chẳng hạn, nếu ai đó không còn đam mê vì công việc có vẻ buồn chán, hãy nghĩ ra cách để họ hứng thú với các nhiệm vụ được giao.
- Bạn có thể giải thích là, cho dù nhiệm vụ này tẻ nhạt, nó lại là điều cần thiết cho toàn bộ dự án.
- Hãy nói thế này “Anh biết việc này khá buồn chán, nhưng nó lại rất cần thiết đối với cả dự án. Anh giao việc này cho em bởi vì em là một người cẩn thận”.
Bạn không nên là người cuối cùng nhận ra ai đó đang có vấn đề hoặc đang gặp rắc rối.
Tích cực và cởi mở để xác định và đối mặt với vấn đề.
Điều này có thể liên quan đến điều chỉnh nhóm hoặc phân chia công việc.
Chẳng hạn, nếu ai đó không còn đam mê vì công việc có vẻ buồn chán, hãy nghĩ ra cách để họ hứng thú với các nhiệm vụ được giao.
Bạn có thể giải thích là, cho dù nhiệm vụ này tẻ nhạt, nó lại là điều cần thiết cho toàn bộ dự án.
Hãy nói thế này “Anh biết việc này khá buồn chán, nhưng nó lại rất cần thiết đối với cả dự án. Anh giao việc này cho em bởi vì em là một người cẩn thận”.
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/0/08/Improve-Leadership-Quality-Step-13.jpg/v4-460px-Improve-Leadership-Quality-Step-13.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/0/08/Improve-Leadership-Quality-Step-13.jpg/v4-760px-Improve-Leadership-Quality-Step-13.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
2
Khen ngợi công việc hoàn thành tốt. Một cách hiệu quả để động viên người khác là hãy khen ngợi công việc hoàn thành tốt. Hãy tìm cơ hội tán dương mọi người khi họ hoàn thành tốt nhiệm vụ và chứng minh rằng bạn trân trọng thành tích của họ. Quan tâm đến công việc của đồng nghiệp là một phẩm chất quan trọng của một lãnh đạo giỏi để có thể thúc đẩy cả nhóm.
- Đối với những thành viên trong nhóm có thâm niên cao hơn, hãy luôn chú ý đến những cơ hội giúp họ phát triển nghề nghiệp.
- Văn hóa công sở hợp tác và tích cực là nơi mà người làm việc chăm chỉ sẽ được tôn trọng và đánh giá cao, khi đó sẽ tạo ra một nhóm làm việc hăng hái hơn.
Đối với những thành viên trong nhóm có thâm niên cao hơn, hãy luôn chú ý đến những cơ hội giúp họ phát triển nghề nghiệp.
Văn hóa công sở hợp tác và tích cực là nơi mà người làm việc chăm chỉ sẽ được tôn trọng và đánh giá cao, khi đó sẽ tạo ra một nhóm làm việc hăng hái hơn.
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/2/2a/Improve-Leadership-Quality-Step-14.jpg/v4-460px-Improve-Leadership-Quality-Step-14.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/2/2a/Improve-Leadership-Quality-Step-14.jpg/v4-760px-Improve-Leadership-Quality-Step-14.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
3
Hợp tác thay vì cạnh tranh. Nếu bạn đang cố gắng để trở thành một lãnh đạo giỏi, bạn sẽ có xu hướng thúc giục công việc tốt hơn bằng cách tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh giữa các thành viên. Thực tế thì phát triển văn hóa công sở hợp tác thường mang lại các mối quan hệ tốt đẹp hơn và công việc hiệu quả hơn.
- Bất kỳ cuộc tranh cãi nào phát sinh trong môi trường cạnh tranh đều làm hao tốn thời gian và nguồn lực để xử lý.
- Bạn nên tạo ra những mục tiêu chung để cùng nhau đạt được.[17]
- Thiết lập môi trường hợp tác sẽ khuyến khích sự cộng tác và tránh kiểu làm việc mà không có kết nối.
Bất kỳ cuộc tranh cãi nào phát sinh trong môi trường cạnh tranh đều làm hao tốn thời gian và nguồn lực để xử lý.
Bạn nên tạo ra những mục tiêu chung để cùng nhau đạt được.[17]
Thiết lập môi trường hợp tác sẽ khuyến khích sự cộng tác và tránh kiểu làm việc mà không có kết nối.
{“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/0/0f/Improve-Leadership-Quality-Step-15.jpg/v4-460px-Improve-Leadership-Quality-Step-15.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/0/0f/Improve-Leadership-Quality-Step-15.jpg/v4-760px-Improve-Leadership-Quality-Step-15.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
4
Hỗ trợ và dễ gần. Nếu bạn đang dẫn dắt một nhóm thực hiện một dự án, điều quan trọng là bạn nên có mặt để hỗ trợ các thành viên. Hãy nhớ rằng một lãnh đạo giỏi là người không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà còn giúp đỡ mọi người phát triển và phát huy tiềm năng của họ. Hãy cởi mở để hướng dẫn cho cấp dưới và sắp xếp thời gian cho buổi đào tạo trực tiếp nếu cần.
- Có nhiều cách để bạn hỗ trợ mọi người. Chẳng hạn, bạn có thể sắp xếp vài giờ mỗi ngày để lắng nghe bất cứ vấn đề nào.
- Bạn có thể tạo cuộc họp, hoặc dành nữa tiếng đồng hồ để đi quanh các bàn và hỏi thăm mọi người trong nhóm.
- Nếu ai đó cần bạn hướng dẫn nhưng bạn không có thời gian để hỗ trợ ngay lập tức, đừng vội từ chối. Hãy sắp xếp thời gian để trò chuyện sau.
Có nhiều cách để bạn hỗ trợ mọi người. Chẳng hạn, bạn có thể sắp xếp vài giờ mỗi ngày để lắng nghe bất cứ vấn đề nào.
Bạn có thể tạo cuộc họp, hoặc dành nữa tiếng đồng hồ để đi quanh các bàn và hỏi thăm mọi người trong nhóm.
Nếu ai đó cần bạn hướng dẫn nhưng bạn không có thời gian để hỗ trợ ngay lập tức, đừng vội từ chối. Hãy sắp xếp thời gian để trò chuyện sau.
↑ http://www.soar.ucsc.edu/forms/developing_leadership.pdf
↑ http://www.kent.ac.uk/careers/sk/leadership.htm
↑ http://www.soar.ucsc.edu/forms/developing_leadership.pdf
↑ http://www.soar.ucsc.edu/forms/developing_leadership.pdf
↑ https://hbr.org/2013/02/how-poor-leaders-become-good-l
↑ http://www.soar.ucsc.edu/forms/developing_leadership.pdf
↑ http://www.cci.health.wa.gov.au/resources/docs/Info-assertive%20communication.pdf
↑ https://www.psychologytoday.com/blog/spycatcher/201108/body-language-basics
↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2014/06/04/5-tips-for-communicating-assertively-without-being-passive-aggressive/
↑ http://www.state.gov/m/a/os/65759.htm
↑ http://www.kent.ac.uk/careers/sk/leadership.htm
↑ http://www.kent.ac.uk/careers/sk/leadership.htm
↑ https://hbr.org/2013/02/how-poor-leaders-become-good-l
↑ http://www.kent.ac.uk/careers/sk/leadership.htm
↑ https://hbr.org/2013/02/how-poor-leaders-become-good-l
↑ https://hbr.org/2013/02/how-poor-leaders-become-good-l
↑ https://hbr.org/2013/02/how-poor-leaders-become-good-l
In
Gửi thư hâm mộ tới tác giả
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi , đặt hoa công nghệ
điên hoa 24gio , hoa tươi đẹp không tưởng, hoa tươi
Những câu nói hay, Đặt tên con ,Lời chúc sinh nhật
xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương , điên hoa chia buồn , dien hoa
Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp
Mối Quan Hệ
Post Views: 177