Phòng trị các bệnh thường gặp trên cây mai vàng . Khoảng 10 năm trở lại đây thú chơi mai đào chưng tết phát triển mạnh. Trong đó mai là cây có giá trị hơn cả do thân xù xì, hoa đẹp, có thể quản lý hoa nở đúng tết dễ dàng lại thích hợp trồng ở nhiều vùng khí hậu trong cả nước.
Một cây mai vàng đẹp có thể được chưng từ năm này qua năm khác mà vẫn giữ được giá trị cao. Vì thế trồng và chăm sóc mai trở thành một nghề nuôi sống nhiều gia đình. Để chăm sóc cây mai phát triển tốt đòi hỏi nhiều kỹ thuật trong đó việc quản lý sâu hại là quan trọng nhất hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu vấn đề này.
Bệnh vàng lá trên cây mai
Nguyên nhân:
có vài nguyên nhân phổ biến dẫn tới hiện tượng vàng lá trên cây mai như: thiếu nước, dư nước, bệnh tuyến trùng tấn công rễ, thiếu chất dinh dưỡng… Ngoài ra còn có thể do bón phân NPK không đúng công thức hoặc sử dụng thuốc kích rễ quá nhiều.
Khắc phục: sử dụng các loại phân bón lá như Roots, Acidifier, Magnisal phun lên lá định kỳ 10 ngày/lần để cung cấp dinh dưỡng cho cây vì đa số trường hợp khi cây bị vàng lá là do đất đã bị thoái hoá hoặc bộ rễ bị tổn thương nên bổ sung dinh dưỡng qua lá là tốt nhất.
Sử dụng thêm phân hữu cơ bón lót cho cây, cây mai cần trung bình 16 nguyên tố vi lượng để phát triển khoẻ mạnh giúp chống lại sâu bệnh tốt. Người ta nghiên cứu trong phân hữu cơ hoai mục có đầy đủ 16 nguyên tố này trong khi phân NPK chỉ cung cấp 3 nguyên tố đa lượng chính. Ngoài ra còn có thể sử dụng nước gạo, rác thải công nghiệp để bón cho mai cũng cho tác dụng rất tốt.
>>>> đọc thêm : hoa sinh nhật tháng 12
Bệnh nấm hồng, rỉ sắt trên mai vàng
Nấm hồng và rỉ sắt có chung hiện tượng là gây nên các đốt thâm trên lá của cây mai lâu dần tạo thành mảng. Nếu không được điều trị sẽ làm lá bị tổn thương kém hấp thụ dinh dưỡng có thể dẫn tới tình trạng bỏ cành.
Nguyên nhân:
do cây thiếu dinh dưỡng, do trồng cây quá dày khiến độ ẩm lớn tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
Điều trị:
- Thường xuyên tỉa cành tạo tán tạo độ thông thoáng cho cây.
- Nên phòng ngừa hoặc điều trị từ lúc cây mới chớm bệnh sẽ có hiệu quả cao hơn.
- Cắt bỏ và tiêu huỷ các cành bị sâu bệnh để cây ra đọt mới.
- Đặt cây ở nơi thông thoáng đầy đủ ánh sáng.
Thuốc đặc trị: Anvil 5SC, Norshield 86,2WG 50g/lít nước phun trên lá.
Côn trùng hại mai
Bọ trĩ: có kích thước rất nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường, khi lá non ra gây hại bằng cách hút nhựa ở đọt non làm lá bị xoăn, quắn lại làm lá bị khô gặp nắng gắt sẽ cháy luôn phần đọt. Bọ trĩ tấn công gây mất thẩm mỹ, giảm độ phát triển có thể khiến cây cây bị suy.
Nhện đỏ: thường tấn công vào mùa nắng khi trời khô ráo và đẻ trứng trên lá. Nhện đỏ thường tấn công phía dưới bề mặt lá nên khi phát hiện thì cây đã bị tổn thương. Khi lá bị nhện đỏ tấn công sẽ có màu sẫm, tái hơi héo và rũ xuống.
Sâu ăn lá: rất thích ăn lá non kích thước lớn nên có thể loại bỏ bằng tay. Nếu không kịp thời loại bỏ thì có thể ăn hết lá trên một nhánh khiến cây kém phát triển.
>>>> đọc thêm : Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan rừng chuẩn
Thuốc phòng trị: Peran, Kinalux, Cyperan, Angun…
Phân bón lá: Ds80 supper, Boom flower, Vitazyme, N3M….
Bài viết liên quan:
- Những sai lầm khi chăm sóc khiến cây mai vàng bị chết
- Top 5 loại cây cảnh chơi tết đẹp nhất
Blog sức khỏe Agarwood chia sẻ thông tin các loại cây thuốc quý, cách làm đẹp, các bệnh lý liên quan tới hô hấp như Ho, viêm phế quản , viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng…và rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác
shop hoa tươi quận 7, shop hoa tươi hải phòng
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi , đặt hoa công nghệ
xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , shop hoa tươi , điên hoa chia buồn , dien hoa