Ly hôn khi không có đăng ký kết hôn
Ly hôn khi không có đăng ký kết hôn
Ly hôn nhưng không có đăng ký kết hôn
1/ Trường hợp hôn nhân thực tế:
Căn cứ pháp lý: Điểm a Mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hôn nhân thực tế. Tuy nhiên, theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao thì hôn nhân thực tế phải đáp ứng được cả hai điều kiện về hình thức và nội dung.
+ Về hình thức: Hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà không đăng ký kết hôn.
+ Về nội dung: Hai bên nam, nữ phải tuân thủ đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 1960 (trừ những trường hợp cán bộ miền nam tập kết ra Bắc trước giải phóng lấy tiếp vợ 2 đã có thông tư số 60 ngày 22.2.1978 của Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn là: người chồng và hai người vợ có thể thoả thuận chung sống ổn thỏa, tức là toà án không phải huỷ hôn nhân lần thứ hai. Sẽ tiến hành huỷ hôn nhân trong trường hợp có yêu cầu của một hoặc cả hai người vợ (giải quyết theo yêu cầu của vợ).
Như vậy, hôn nhân thực tế dù không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được pháp luật công nhận. Chính vì thế mà việc ly hôn của những hôn nhân thực tế sẽ được giải quyết như vụ việc ly hôn có đăng ký kết hôn bình thường.
2/ Trường hợp sống chung từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến nay mà không có đăng ký kết hôn:
Căn cứ pháp lý: Điểm b và điểm c Mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10
Nam và nữ chung sống với nhau từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm kề từ ngày Luật hôn nhân gia đình có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003, trong thời hạn này mà không có đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa sẽ thụ lý giải quyết theo Luật hôn nhân gia đình năm 2000 nhưng sẽ ra quyết định không công nhận là vợ chồng.
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi nam và nữ sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng Khoản 2 và khoản 3 điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết ( nghĩa là yêu cầu về con và tài sản sẽ được Tòa án giải quyết như đối với trường hợp ly hôn thông thường.
* Hồ sơ ly hôn bao gồm:
+ Đơn xin ly hôn;
+ Giấy xác nhận của địa phương về quá trình chung sống của 2 người;
+ Chứng minh nhân dân của vợ, chồng;
+ Giấy khai sinh của con chung (bản sao có công chứng);
+ Giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu tài sản (trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu tòa án chia tài sản chung của vợ chồng).
* Thẩm quyền giải quyết ly hôn:
Hai bên có quyền thỏa thuận, lựa chọn nộp đơn khởi kiện ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết: TAND quận (huyện) nơi cả 2 bên hoặc một trong các bên có hộ khẩu thường trú, tạm trú; nếu 2 bên có hộ khẩu thường trú ở 2 nơi khác nhau thì đơn kiện sẽ nộp tại TAND quận (huyện) nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú, tạm trú (điểm a khoản 1 điều 35 BLTTDS) giải quyết.
P. Luật sư HNGĐ – Công ty Luật Minh Gia
Nếu có vướng mắc cần tư vấn, hãy liên hệ qua Hotline: 1900.6169 để Luật Minh Gia hỗ trợ bạn.
yêu cầu ly hôn thủ tục ly hôn ly hôn đơn phương thuận tình ly hôn hôn nhân thực tế
điên hoa 24gio , hoa tươi đẹp không tưởng, hoa tươi