Thu Tục Ly Hôn

Thủ tục – hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Thủ tục – hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

 

Thủ tục – hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Theo quy định thì: Mục đích nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Về Trình tự thủ tục, hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

+) Đăng ký nuôi con nuôi tại

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.  

+) Hồ sơ của người xin nhận con nuôi:

Hồ sơ được lập thành 02 bộ, gồm những giấy tờ sau:

1.1. Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu quy định).

1.2. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.

1.3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam.

1.4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình.

1.5. Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe.

1.6. Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản.

1.7. Phiếu lý lịch tư pháp.

1.8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm 1.2 đến 1.8 do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.

+) Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi:

Hồ sơ được lập thành 03 bộ, gồm những giấy tờ sau:

1. Giấy khai sinh;

2. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

3. Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

4. Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

5. Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

 

6. Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em; (trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này).

7. Danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế trong nước (theo mẫu), có xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.

*) Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi

1. Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

2. Ngay sau khi có quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp; trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi thì phải có ủy quyền cho người kia; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Hết thời hạn nêu trên, nếu người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

3. Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, trẻ em được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ gia đình.

Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.

4. Sau khi giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp quyết định cho trẻ em là con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, biên bản giao nhận con nuôi, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài.

5. Bộ Tư pháp gửi quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc trẻ em được nhận làm con nuôi để thực hiện biện pháp bảo hộ trẻ em trong trường hợp cần thiết.

*) Thông báo tình hình phát triển của con nuôi

Sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước nơi con nuôi thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.

*) Hệ quả của việc nuôi con nuôi

1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi. 

Trân trọng!

CV – Đào Quang Vinh – Công ty Luật Minh Gia

Gửi câu hỏi tại đây
Đặt lịch gặp luật sư
Yêu cầu báo giá vụ việc

Nếu có vướng mắc cần tư vấn, hãy liên hệ qua Hotline: 1900.6169 để Luật Minh Gia hỗ trợ bạn.


Tag

con nuôi luật hôn nhân gia đình luật nuôi con nuôi điều kiện nhận con nuôi

 

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

 

kinh nghiêm cưới

bài Thơ Haycây thuốc quý ,Lời chúc Mừng Sinh Nhật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *