Những công dụng của cây lá bỏng bạn nên biết
Cây lá bỏng là loại cây mọc hoang nhưng cũng được người dân trồng nhiều vừa dùng để làm cảnh vừa dùng để làm thuốc. Cùng tìm hiểu rõ hơn về những công dụng của cây lá bỏng trong bài viết dưới đây các bạn nhé. Những công dụng của cây lá bỏng bạn nên biết
Đặc điểm của cây lá bỏng
Cây lá bỏng có tên khoa học là Kalanchoe pinata (Lam.) Pers. Cây thuộc họ thuốc bỏng (Crassulaceae), còn được gọi nhiều tên khác như cây trường sinh, cây sống đời, diệp sinh căn, thuốc bỏng…
Mô tả: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 40 – 60cm. Thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thùy, ít khi 5 – 7. Phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Quả gồm 4 đại. Bộ phận dùng: Lá Phân bố: Mọc hoang và được trồng làm cảnh ở nhiều nơi nước ta. Thành phần hoá học: Acid hữu cơ : citric, isocitric, malic., flavonoid và một số hợp chất phenolic khác.
Công dụng của cây lá bỏng
Theo Đông y, cây lá bỏng có tác dụng tiêu viêm, giảm đau hiệu quả, tiêu độc, hoạt huyết,…. Tác dụng của cây lá bỏng đặc trưng nhất chính là trị bỏng đúng như tên gọi của nó.
Bên cạnh đó cây lá bỏng còn được sử dụng điều trị bệnh sỏi thận, cao huyết áp, bệnh gút, những bệnh ngoài da, có khả năng giảm đau, giảm sốt, giảm ho và điều hòa kinh nguyệt của chị em phụ nữ.
>>> đọc thêm : Hoa đẹp và ý nghĩa tặng sinh nhật mẹ
Nhiều nơi còn sử dụng cây lá bỏng làm một loại rau để nấu canh và sử dụng cây lá bỏng để chữa những vết thương hoặc mụn nhọt hiệu quả.
Theo nghiên cứu, cây lá bỏng chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chính vì vậy mà cây lá bỏng được sử dụng trong những trường hợp xuất hiện những vết thương hở, vết thương lở loét hoặc những vết thương bên trong cơ thể : viêm ruột, trĩ nội, trĩ ngoại, viêm loét dạ dày,…
Những bài thuốc từ cây lá bỏng
Công dụng của cây lá bỏng trong chữa ngứa
Nếu tự dưng phát ngứa thì có thể lấy lá bỏng, nghể răm, lá ké và bồ hòn nấu lên lấy nước xông và tắm.
Chữa chứng đi lỵ
Dùng 40g lá của cây bỏng, 16g cam thảo đất, 20g cỏ seo gà, 20g lá mơ lông. Rửa sạch sắc uống ngày 1 thang.
Chữa bệnh trĩ:
Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá bỏng đắp vào búi trĩ.
Chữa chứng đại tiện ra máu:
Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
Trị chứng viêm loét dạ dày:
Lấy lá bỏng ăn sống, mỗi ngày 40g.
Chữa nôn ra máu (do bị đánh, bị thương):
Dùng 7 lá bỏng giã nát, thêm rượu và đường vào uống trong ngày.
Chữa đổ máu cam:
Nhai 1, 2 lá bỏng, lấy nước nhai thấm bông gòn đặt vào lỗ mũi độ 10 phút sau sẽ khỏi.
Chữa mất ngủ:
Chiều và tối, ăn mỗi lần 8 lá, giấc ngủ sẽ đến sớm.
Chữa chứng viêm họng:
Lấy 10 lá sống đời rửa sạch, chia nhai sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá. Nhai kỹ, ngậm một lúc rồi nuốt cả bã, dùng khoảng 3 – 5 ngày sẽ có kết quả. Hoặc nhai ngậm sáng 4 lần, chiều 4 lần, tối 2 lần (mỗi lần 1 lá, đều nhai ngậm và nuốt cả bã) dùng trong 3 ngày là khỏi.
Chữa chứng viêm xoang mũi:
Lấy 2 lá bỏng rửa sạch, giã nát, lấy bông thấm nước thuốc nút vào lỗ mũi. Hoặc mỗi lần nhai 2 lá, lấy nước nhai lá bỏng thấm vào bông, nút vào hố mũi bên viêm ngày 4,5 lần sẽ khỏi (Nếu viêm cả 2 bên thì sáng nút một bên chiều nút một bên). Lưu ý, bệnh nhân trước khi nhai lá bỏng phải đánh răng, nạo lưỡi, súc miệng 2, 3 lần cho sạch miệng mới nhai.
Chữa mụn nhọt khi chưa có mủ:
Lấy 30g lá bỏng, 15g lá đại, 20g lá táo. Rửa sạch, giã nát đắp vào mụn ngày 1 – 2 lần.
Chữa nuôi con mất sữa:
Sáng, chiều mỗi lần ăn 8 lá, sau 2 ngày sẽ có sữa.
Ðau mắt đỏ và đau mắt hột:
Trước khi ngủ, đánh răng, nạo lưỡi sạch, nhai 3 lá bỏng, mút bớt nước, đặt bã vào gạc vải (vô trùng) đắp vào mắt buộc chặt, sáng tháo ra, rửa mắt bằng nước pha muối. Làm như trên 3 ngày liền sẽ khỏi.
Giải rượu:
Khi bị say rượu dùng 10 lá bỏng rửa sạch, nhai sống rất hiệu nghiệm.
Chữa viêm tai giữa cấp tính:
Lá bỏng giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai.
Chữa nhức đầu:
Đun lá bỏng trong lò vi sóng hoặc trên bếp lửa vài giây cho lá bỏng nóng lên và mềm ra. Sau đó đắp lên trán khi lá vẫn còn đang nóng.
Giảm đau lưng, đau xương khớp:
Làm nóng và mềm lá bỏng theo cách trên, đắp lá bỏng lên vùng bị đau khi còn nóng. Nếu cần di chuyển thì có thể dùng khăn quấn lá bỏng xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày.
>>> đọc thêm : Trái nhàu chữa bệnh gì? Công dụng của trái nhàu
Công dụng của cây lá bỏng trong chữa bỏng nhẹ
Với những vết bỏng nhẹ bạn có thể thực hiện với lá bỏng, lượng lá bỏng hái vừa đủ vết thương sau đó rửa qua nước muối loãng để ráo nước rồi giã nát. Lá bỏng giá nát sau đó lấy nước cốt thoa lên vết bỏng. Chỉ sau 1 lần thực hiện bạn sẽ thấy vết bỏng không còn đau rát, nhanh chóng khỏi.
Lưu ý:
Cây lá bỏng chỉ hỗ trợ điều trị các bệnh ở thể nhẹ. Khi bệnh phát triển, cần đến các cơ sở y tế theo phác đồ điều trị của các bác sỹ chuyên khoa.
Cây lá bỏng rất dễ trồng, vì vậy người dân nên trồng cây lá bỏng trong nhà vừa tạo một môi trường xanh và giúp ích cho cuộc sống.
Blog sức khỏe Agarwood chia sẻ thông tin các loại cây thuốc quý, cách làm đẹp, các bệnh lý liên quan tới hô hấp như Ho, viêm phế quản , viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng…và rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác
shop hoa tươi thủ đức , shop hoa tươi tây ninh
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, shop hoa tuoi tây hồ hà nội , điện hoa 24gio . shop hoa tươi , Hoa Tươi
xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , shop hoa tươi , điên hoa chia buồn , dien hoa