15 tác dụng của cây Gai – trị bệnh, làm đẹp và cách dùng
15 tác dụng của cây Gai – trị bệnh, làm đẹp và cách dùng
Cây gai hay còn gọi là cây lá gai, cây tầm ma hay cây trữ ma. Loại cây này mọc rất nhiều ở vùng nông thôn, ngoại ô. Lá và rễ không chỉ dùng để làm bánh mà còn có tác dụng chữa nhiều loại bệnh như: động thai, tiểu tiện đỏ, nhức mỏi xương khớp, đi ngoài ra máu…
Không chỉ vậy, ở một số địa phương, lá gai còn dùng như một loại rau ăn bởi nó rất giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Cùng tìm hiểu về loài cây này trong bài viết hôm nay nhé!
Mục lục
1. Cây lá gai có những đặc điểm gì?
1.1 Đặc điểm cơ bản về cây lá gai
Cây lá gai có hình dáng nhỏ, chiều cao trung bình 1 – 2m. Đây là giống cây lâu năm, gốc hóa gỗ, cành non có màu đỏ nhạt và bên trên có phủ lớp lông. Lá hình trái xoán, đầu nhọn, đáy tròn, mọc so le nhau. Cuống lá màu đỏ. Khi lá còn non phủ lớp lôn mềm ở cả mặt trên và mặt dưới. Khi lá già mặt trên bắt đầu nhẵn và chuyển màu xanh lục thẫm, mặt dưới lớp lông có màu trắng bạc, mép lá có các răng cưa.
Hoa của cây lá gai mọc ở kẽ lá, xếp thành chùy đơn. Trên một cành có cả hoa đực lẫn hoa cái. Quả mọc sau khi hoa tàn, quả có hình dạng như quả lê, bên trên có nhiều lông. Trong quả có các hạt, trong hạt chứa dầu.
Cây gai mọc dại và trồng nhiều ở nước ta. Người dân dùng lá gai để chế biến thành bánh ít lá gai rất ngon và nổi tiếng. Ngoài ra vỏ gai còn làm sợi dệt và rễ củ thì có tác dụng làm thuốc.
Lưu ý thêm
Cây gai là loài thực vật ưa ẩm, chúng lớn rất nhanh vào mùa mưa. Cây xuất hiện hiện tượng rụng lá và hơi tàn lụi vào mùa đông. Loài cây này thường được trồng bằng cách giâm cành từ các đoạn thân khỏe mạnh.
Rễ của cây gai là một vị thuốc trong Đông Y có tên gọi là trữ ma căn. Trong vị thuốc này có chứa physcion, emodin – Đây là các chất có tác dụng lợi tiểu, trị tiểu ra máu và ngăn ngừa thai hư.
Bên cạnh đó trong lá gai có chứa rhoifolin, acid chlorogenic cùng nhiều chất sắt tạo nên màu xanh đen rất đẹp. Bên cạnh đó, những chất này còn có tác dụng tăng cường hiệu quả của adrenalin, giúp thông tiểu tiện, diệt nấm, kháng khuẩn, giảm viêm, kích thích bài tiết mật, giảm viêm, giảm sưng, cầm máu. Trong Đông Y có viết lá và rễ gai có tính hàn, vị ngọt, hiệu quả trong việc lương huyết, chỉ huyết, tán ứ.
1.2 Công dụng theo từng bộ phận của cây lá gai
Rễ gai: Rễ gai là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để chữa nhiều căn bệnh như chứng xuất huyết do huyết nhiệt, nhiệt độc ung thũng, thai lậu hạ huyết, thai động bất an…Ngoài ra còn có tác dụng cầm máu, mát máu, thanh nhiệt, giải độc, an thai…
Lá gai: Theo nghiên cứu, lá gai có tác dụng chỉ huyết, tán ứ, lươn huyết và chỉ huyết. Dùng lá gai trong trường hợp giữa các chứng khạc ra máu, nôn ra máu, đao thương xuất huyết, áp xe vú mới phát, tiểu tiện ra máu và hậu môn sưng đau. Để chữa trị bạn có thể giã nát và nghiền nhỏ và đắp ngoài.
Hoa cây gai ( trữ ma hoa): dùng 3 – 9g sắc uống có tác dụng chữa bệnh sởi.
Vỏ thân, cành (trữ ma bì): Vỏ thân, cành của cây lá gai nổi tiếng với công udngj thanh phiền nhiệt, chỉ huyết, tán ứ, lợi tiểu tiện. Dùng chữa ứ nhiệt, tiểu tiện khó, sang thương xuất huyết và tâm phiền hiệu quả.
2. Một số công thức trị bệnh từ cây lá gai
2.1 Cây lá gai giúp cầm máu vết thương hiệu quả
Lá gai là một vị thuốc có tác dụng cầm máu vết thương hiệu quả theo y học dân gian. Bạn rửa sạch vài cái lá gai, giã nát rồi đắp vào vết thương sẽ rất nhanh cầm máu. Theo thuyết ngũ hành, lá gai có màu đen tương ứng với hành thủy, máu có màu đỏ thuộc hành hỏa.
Thủy khắc hỏa nên lá gai có hiệu quả trong việc cầm máu. Còn theo lý giải của y học hiện đại thì trong trong lá gai có chứa các thành phần như chlorogenic acid, flavonoid rhoifolin và apogenin. Chlorogenic acid có khả năng thủy phân acid cefeitannic và quinic nên lá gai có khả năng cầm máu vết thương hiệu quả.
2.2 Chứa các chất giúp chống oxy hóa mạnh mẽ
Trong lá gai có chứa chlorogenic acid. Theo nghiên cứu chất này có tính chống oxy hóa mạnh gấp 10 lần vitamin E. Chlorogenic acid phong tỏa các gốc tự do, ngăn chặn sự oxy hóa lipoprotein LDL vốn là nguyên nhân gây nên xơ động mạch dẫn tới bệnh cao huyết áp và nhồi máu cơ tim.
2.3 Bổ dưỡng cho phụ nữ có thai
Cây lá gai rất tốt cho phụ nữ mang thai:
Cách 1: Dùng 30g rễ cây tươi hoặc khô sắc với 600ml nước lọc. Khi nước thuốc còn ⅓ thì chia làm 3 lần uống trong ngày. Sau 1 – 2 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt
Cách 2:
Chuẩn bị:
- Gạo nếp 100g
- Hồng táo 10 quả
- Rễ cây gai tươi 50g.
Thực hiện:
Các dược liệu trên sơ chế sạch rồi nấu lấy nước. Lọc bỏ phần bã, phần nước đổ vào nồi cùng gạo nấu thành cháo. Ăn cháo nhiều lần trong ngày rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ có thai.
2.4 Giảm triệu chứng đau bụng ở phụ nữ có thai
Cách 1:
Chuẩn bị:
- Lá ngải cứu 12g
- Tía tô 12g
- Rễ gai tươi 48g
Thực hiện: Các nguyên liệu trên sắc uống lấy nước uống mỗi ngày.
Cách 2:
Chuẩn bị:
- Cành tía tô 4g
- Rễ gai 4g
Thực hiện: Cành tía tô và rễ gai cắt nhỏ rồi phơi khô. Cho vào nồi sắc cùng 400ml nước. Khi nước còn 100ml thì chia nhỏ các lần và uống trong ngày.
Trường hợp xuất hiện xuất huyết có thể thêm 10g lá huyết dụ.
2.5 Dùng cho người bị sa tử cung
Sắc 300g rễ gai khô với 600ml nước. Uống thang thuốc này trong ngày và duy trì 3 – 4 ngày.
2.6 Dùng cho người đi ngoài ra máu
Sắc 15 – 20g lá gai uống trong ngày.
2.7 Nước tiểu có màu trắng đục
- Rễ gai 30g
- Rau dừa nước: 20g
- Thổ phục linh 20g
- Đinh lăng, trinh nữ và thương nhĩ tử mỗi vị 16g
Các vị thuốc trên sắc với 1l nước. Khi còn ¼ thì chia nhỏ làm 2 lần uống trong ngày,
2.8 Có tác dụng giúp giảm viêm, sưng, mủ
Lấy 1 lượng bằng nhau rễ gai và rễ vông vang giã nát rồi đắp lên vết mụn nhọt 1 – 2 ngày.
2.9 Giúp tóc bớt rụng
Trong rễ gai có nhiều sắc dùng ngăn ngừa rụng tóc rất hiệu quả.
2.10 Công thức giúp giảm tê mỏi tay chân
Sắc 15 – 20g rễ cây gai uống giúp giảm tê mỏi tay chân.
2.11 Trị bệnh phong thấp ở người cao tuổi
Dùng 50g trữ ma căn ngâm với 1l rượu trong 7 ngày. Uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 10ml.
2.12 Trị nóng trong người dẫn tới tiểu tiện đỏ
Chuẩn bị:
- Cát căn 10g
- Rễ gai 20g
- Nhân trần 15g
- Lá cây cối xay 20g
Thực hiện: Các vị thuốc trên sắc với 400ml nước sôi. Chia nhỏ và uống nhiều lần trong ngày. Duy trì bài thuốc từ 5 – 7 ngày.
2.13 Dùng cho người mắc chứng đái dắt
Chuẩn bị:
- Mã đề: 30g
- Rễ gai: 30g
- Hành tươi: 3 nhán
Thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào nồi sắc, dùng uống hết 1 lần/ ngày. Áp dụng bài thuốc từ 3 – 5 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm hoàn toàn.
2.14 Tốt cho phụ nữ mang thai bị ra huyết dọa sảy thai
Chuẩn bị:
- Lá ngải cứu 12g
- Tía tô 12g
- Rễ gai tươi 48
Thực hiện: Sắc thang thuốc lấy nước uống hằng ngày.
2.15 Công dụng giúp thanh nhiệt, dưỡng thai
Chuẩn bị:
- Gạo nếp 100 – 150g
- Sinh địa 30g
- Trữ ma căn 30g
Thực hiện: Sắc sinh địa và trữ ma căn lấy nước rồi nấu với gạo nếp thành cháo.
3. Những điều cần lưu ý khi dùng cây gai chữa bệnh
– Nếu bệnh không do thực nhiệt gây nên thì không nên dùng lá gai
– Không phải bệnh do thực nhiệt không nên sử dụng cây gai.
– Cây gai khi còn tươi có thể gây ngứa nhưng khi chế biến thì ăn rất ngon như một loại rau.
4. Lời kết
Cây gai đặc biệt là phần rễ và lá có nhiều tác dụng. Những bài thuốc chữa bệnh từ lá gai chỉ mang tính chất tham khảo bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương
, hoa chia buồn , điện hoa 24gio
. shop hoa tươi
, đặt hoa công nghệ
điên hoa 24gio
, hoa tươi đẹp không tưởng
, hoa tươi
stt hài hước trên facebook
,Những câu nói hay về con gái
, diadiemshophoa.vn
xem thêm >> hoa tươi hải phòng
, lẵng hoa khai trương , điên hoa chia buồn
, dien hoa
Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp