13+ Biện pháp phòng trừ Bệnh Lùn Xoắn Lá gây hại nghiêm trọng ở lúa
Bệnh lùn xoắn lá là bệnh phổ biến ở lúa, do vi rút Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra. Virus dạng cầu, đường kính 65nm, chúng tấn công lúa tạo hiện tượng xoăn ngọn lá lúa, biến vàng, và cây lúa bị tàn lụi. Vì là do virus nên hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị vì vậy người dân nên áp dụng những biện pháp phòng bệnh hiệu quả và an toàn.
Mục Lục
Tác nhân gây bệnh lùn xoắn lá
☑ Bệnh do vi rút có tên là Rice Ragged Stunt Virut gây ra và được lây lan qua tuyến nước bọt của rầy nâu (Nilaparvata lugens).
☑ Rầy nâu chích hút dịch của cây lúa đã bị bệnh, virut bệnh sẽ được lưu giữ trong tuyến nước bọt của rầy. Khi chúng chích cây khỏe, cây sẽ vô tình bị nhiễm bệnh.
☑ Cỏ lồng vực (Echinochloa Crus-galli) và cỏ đuôi phượng (Leptochloa chinensis) là 2 loại ký chủ trung gian quan trọng của bệnh. Ngoài ra còn có cỏ ống, cỏ chát.
☑ Virus bệnh không lây lan qua hạt giống hay đất và không truyền qua trứng rầy nâu.
Triệu chứng gây hại của bệnh lùn xoắn lá
☑ Cây lúa càng non càng dễ nhiễm bệnh và thiệt hại sẽ càng lớn. Đặc biệt, trước 20 ngày sau khi sạ nếu lúa bị nhiễm bệnh thì sẽ không thể trổ bông, năng suất sụt giảm nghiêm trọng hoặc mất trắng.
☑ Cây lúa bị bệnh thường bị thấp lùn do tăng trưởng chậm cả về chiều cao cây và bề dài lá, co ngắn lại khoảng 40 – 60% so với cây lúa bình thường.
☑ Lá có màu xanh đậm, bị xoắn lại thành nhiều vòng theo hình lò xo hoặc hình mũi khoan.
☑ Những lá đã già hoặc bánh tẻ mới bị nhiễm bệnh thì thường chỉ bị xoắn nhẹ ở phần đỉnh, những lá non mới sinh ra đã bị bệnh thì bị xoắn tít lại.
☑ Rìa lá bị rách và gợn sóng, dọc theo gân lá có bướu. Chóp lá bị biến dạng, xoăn tít lại.
☑ Gân lá và phía trên bẹ lá bị sưng từng đoạn ngắn tạo thành các bướu có màu trắng hay màu vàng nhạt, đôi khi có màu nâu hay nâu đậm.
☑ Bông lúa ngắn, ít hạt, lép lửng dẫn đến thất thu hoàn toàn hoặc giảm năng suất nghiêm trọng.
Biện pháp phòng trừ bệnh lùn xoắn lá
☑ Dọn sạch tàn dư và ký chủ trung gian gây bệnh.
☑ Xử lý đất kỹ, cày trục gốc rạ để loại bỏ mầm bệnh.
☑ Chọn giống lúa kháng rầy nâu, khỏe, nếu có điều kiện nên xử lý hạt giống trước khi gieo sạ.
☑ Bón phân cân đối, nên bón thêm phân lân và kali, tạo điều kiện cho cây lúa khỏe (nhất là giai đoạn lúa non) để tăng cường sức đề kháng, chống chịu bệnh.
☑ Sau khi sạ nên cho nước vào ruộng và duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy chích hút thân cây lúa.
☑ Không được gieo sạ kéo dài, sạ quá dầy trên 120kg/ha.
☑ Không trồng lúa liên tục trên đồng ruộng, đảm bảo thời gian cách ly (không có lúa trên đồng ruộng) ít nhất từ 20-30 ngày, không để vụ lúa chét.
☑ Nếu lúa mới có 40 ngày tuổi mà bị nhiễm nặng thì nên tiêu hủy bằng cách trục cả ruộng để diệt mầm bệnh, trước khi cày vùi phải phun thuốc trừ rầy nâu để tránh rầy nâu phát tán truyền bệnh cho ruộng khác.
☑ Thường xuyên thăm đồng ruộng để sớm phát hiện ra rầy nâu, khi mật độ ≥ 2.000 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh – làm đòng) hoặc ≥ 3.000 con/m2 (giai đoạn lúa làm đòng – trỗ) thì phải phun thuốc trừ rầy như Bassa 50EC, Trebon 10EC, Admire 50EC, Actara 25 WG…
Bassa 50EC
Dùng để diệt rầy nâu, rầy xanh, rầy lưng trắng, bọ trĩ(bù lạch), rệp, sâu keo hại trên lúa, rau màu và cây ăn quả.
Hoạt chất: Fenobucarb 50%
Cách dùng: Pha 15-20ml với bình 10 lít nước, phun 2 bình cho 1sào bắc bộ (tương đương với 360m2), phun 3-4 bình cho 1 sào trung bộ (500m2), phun từ 5-6 bình cho 1 công nam bộ(1000m2).
Phun khi sâu, rầy mới xuất hiện(tuồi nhỏ), khi mật độ sâu, rầy lớn cần phun lại lần 2 sau 5-7 ngày.
TREBON 10EC
Hoạt chất: Etofenprox 10%
Cách dùng: Pha 12-15ml thuốc với bình 10 lít nước. Phun khi sau rầy mới xuất hiện, tuổi nhỏ. Lượng dùng 0,7 lít thuốc cho 1ha.
Admire 50EC
Tác động của thuốc: tác động tiếp xúc, vị độc, nội hấp mạnh, dịch chuyển hướng ngọn.
Hoạt chất: Imidacloprid
Cách dùng: Pha 10-14ml thuốc với 16 lít nước, phun 0,3-0,4 lít/ha.
Actara 25 WG
Hoạt chất: Thiamethoxam
Cách dùng: phun 25-80 g/ha, pha 1 g thuốc với bình 8 lit
TT-LED 70WG
Là thuốc trừ rầy thế hệ mới nhất, tác dụng tiếp xúc, vị độc, rầy sẽ chết nhanh sau khi tiếp xúc với thuốc, hiệu lực kéo dài do thuốc có tính lưu dẫn cao.
Hoạt chất: Nitenpyram 40% và Pymetrozine 30%
Cách dùng: Pha 20g với 25 lít nước, phun 0,43-0,4kg/ha.
Một loại bệnh nữa ở lúa cũng do tác nhân như trên gây ra và truyền bệnh đó là bệnh vàng lùn
Biểu hiện của bệnh:
☑ Lá chuyển từ xanh nhạt sang vàng nhạt, vàng cam và vàng khô. Những lá phía dưới gần gốc thì vàng trước, lần lượt lên các lá phía trên.
☑ Vết vàng từ chóp lan dần lá vào bẹ. Lá lúa bệnh có khuynh hướng xòe ngang. Bệnh làm giảm chiều cao chồi lúa và giảm số chồi của bụi lúa.
☑ Ruộng lúa bệnh ngả màu vàng, chiều cao cây không đồng đều.
Biện pháp phòng trừ bệnh cũng tương tự bệnh lùn xoắn lá, và cả hai loại bệnh có thể cùng xuất hiện trên cùng một ruộng lúa.
shop hoa tươi cầu giấy, shop hoa tươi cần thơ
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi , đặt hoa công nghệ
xem thêm >>ý ngĩa hoa lay ơn , lẵng hoa khai trương , điên hoa chia buồn , dien hoa