Cây Thuốc Quý

Tác dụng chữa bệnh của Liên kiều ít người biết

Tác dụng chữa bệnh của Liên kiều ít người biết

Tác dụng chữa bệnh của Liên kiều ít người biết là một loại dược liệu quý góp mặt trong rất nhiều bài thuốc lưu truyền từ xưa đến nay bởi các tác dụng như giải nhiệt, kháng viêm, hạ huyết áp, điều trị lao hạch,… Vậy liên kiều là gì, có đặc điểm như thế nào, cách sơ chế và liều dùng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này. Tác dụng chữa bệnh của Liên kiều ít người biết.

Mô tả dược liệu . Tác dụng chữa bệnh của Liên kiều ít người biết

Đặc điểm thực vật

Liên kiều là vị thuốc quen thuộc được dùng trong Đông y. Mỗi cây trưởng thành sẽ cao từ 2m đến 4m. Thân cây chia làm nhiều nhánh nhỏ. Lá nhỏ hình trứng, mọc đối với nhau hoặc mọc theo hình tròn. Lá rất dày và đôi khi còn có các răng cưa nhỏ ở mép lá. 

Hoa liên kiều có màu vàng rất tươi nên ngoài tác dụng làm thuốc thì còn được trồng để làm cảnh. Hoa liên kiều gồm có 4 cánh, nhụy thấp và thường nở rộ vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.

Liên kiều cho quả chín vào khoảng tháng 8 – 9. Quả liên kiều dẹt và với đầu nhọn hơi cong, đầu cuống thì đã rụng đi khi chín. Hạt của quả rất nhiều nhưng thường sẽ không còn giữ được khi quả chín. 

 

Tác dụng chữa bệnh của Liên kiều ít người biết
Tác dụng chữa bệnh của Liên kiều ít người biết

Bộ phận được sử dụng

Liên kiều chỉ dùng một bộ phận duy nhất là quả. Quả liên kiều nếu thu hoạch khi còn xanh thì gọi là thanh kiều, nếu thu hoạch khi đã chín thì gọi là lão kiều. 

Phân bố

Liên kiều phân bố tập trung nhiều ở một số tỉnh của Trung Quốc như Hồ Bắc, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Tây,… Ngoài ra liên kiều còn có ở vài nơi trên nước Nhật. 

Liên kiều không có ở Việt Nam. Nguồn dược liệu liên kiều đang sử dụng tại Việt Nam hầu hết đều được nhập từ phương Bắc (Trung Hoa).

 Thu hái và sơ chế

Đối với thanh kiều thì sẽ thu hoạch vào mùa hè. Đối với lão kiều thì sẽ thu hái khi vào khoảng tháng 10 hằng năm. Tùy vào mục đích sử dụng mà người thu hái sẽ chọn thời điểm khác nhau. 

>>> đọc thêm : Tác dụng của vị thuốc Hoàng Cầm

Sơ chế thanh kiều thì phức tạp hơn bởi cần phải nhúng quả qua nước sôi rồi mới đem phơi khô. Lão kiều tức là quả đã chín vàng thì không cần nhúng qua nước sôi mà chỉ cần bảo quản bằng cách phơi nắng để dùng dần mà thôi. 

Bảo quản. Tác dụng chữa bệnh của Liên kiều ít người biết

Bảo quản liên kiều không quá phức tạp. Quả khô chỉ cần cho vào lọ thủy tinh hoặc bao kín, tránh nước hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp. 

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu đã cho thấy trong liên kiều có rất nhiều thành phần hóa học. Trong đó thành phần hóa học nổi bật nhất trong loại thảo dược này phải kể đến:

  • Saponin
  • Alcaloid
  • Forsythin
  • Pinoresinol
  • Matairesinoside
  • Rutin
  • Oleanolic acid
  • Rengyoxid
  • Salidroside 
  • Phytochemistry
  • Cornoside 

Tính vị

Hầu hết các trường hợp sử dụng đều nhận định liên kiều khi nhấp thấy đắng, mát. Liên kiều không chứa chất độc nên người dùng có thể hoàn toàn yên tâm. 

Quy kinh

Tùy thuộc vào mỗi bài thuốc mà liên kiều được quy kinh khác nhau. Cụ thể như:

  • Quy kinh Thận, Vị
  • Quy kinh Phế
  • Quy kinh Thận
  • Quy kinh Phế, Đởm, Tâm, Đại trường, Tam tiêu
  • Quy kinh Bàng Quang, Tâm, Can (Trung Dược Học)

Tác dụng dược lý

Liên kiều sở hữu nhiều tác dụng dược lý như:

– Chống viêm: Liên kiều giúp tăng cường khả năng hoạt động của thực bào trong bạch cầu. Từ đó tình trạng viêm nhiễm không làm ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của tế bào cũng như cơ thể. 

– Kháng khuẩn: Hoạt chất bên trong liên kiều ức chế được nhiều loại vi khuẩn khác nhau, kể cả liên hoặc phế cầu khuẩn, ho gà, lao, thương hàn, tụ cầu vàng,… cúm và các loại nấm.

Ngoài ra, loại dược liệu này còn có công dụng như giảm huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường lưu lượng máu đến các bộ phận của cơ thể để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Liên kiều giúp điều hòa nhiệt cơ thể, bài tiết độc tố, lợi tiểu,…

Cách dùng và liều lượng. Tác dụng chữa bệnh của Liên kiều ít người biết

Liên kiều trước khi dùng cần phải rửa sạch. Một số trường hợp chúng ta dùng phần vỏ, bỏ phần tâm hoặc dùng phần tâm, bỏ phần vỏ. Một số trường hợp có thể dùng cả phần vỏ và phần tâm. 

Liên kiều dùng bằng cách thuốc sắc hoặc tán bột. Liều lượng khuyên dùng là ở mức 6 đến 12g/ngày/người trưởng thành. 

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu liên kiều

Là một loại dược liệu quý, liên kiều góp mặt trong rất nhiều bài thuốc dân gian lưu truyền từ xưa đến nay. Dưới đây là một số bí kíp chữa bệnh có sử dụng loại dược liệu trên mà bạn có thể tham khảo:

– Trị lao lịch: Liên kiều và vừng đen với lượng bằng nhau đem tán bột. Mỗi ngày hòa khoảng 8g hỗn hợp bột với nước ấm và uống 1 lần. Ngoài ra có thể dùng khoảng 9g liên kiều với 7g hạ thảo phơi khô, 7g hải tảo và 5g cam thảo đem sắc với 700ml nước cho đến khi còn khoảng ⅓ thì uống 1 lần/ngày ngay khi còn ấm. 

– Trị mụn nhọt: Dùng 10g liên kiều, 10g hoa cúc, 10g kim ngân hoa và 10g bồ công anh đem giã nát để đắp lên vùng mụn nhọt hoặc đem sắc uống.

Lưu ý là mụn nhọt đã lở to thì không nên dùng bài thuốc với dược liệu liên kiều này nhé. Tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị tích cực hơn. 

>>> đọc thêm : Shop Hoa Tươi thu thủy

– Trị nhiệt miệng, nóng trong người: Liên kiều, sơn chi tử, phòng phong, chích thảo với lượng bằng nhau đem giã nát với nước ấm, sau đó bỏ bã và uống phần nước ngay khi còn ấm. Bài thuốc có thể dùng cho trẻ nhỏ. 

– Trị đau họng, viêm amidan: Liên kiều 12g kết hợp với 12g kinh giới, 12g hạ thảo khô, 12g huyền sâm và 8g đơn bì, 8g bạc hà, 8g chi tử. Đem tất cả dược liệu cho vào ấm sắc với nước lọc cho đến khi còn ⅓ lượng nước thì uống. 

– Trị viêm cầu thận: Dùng 12g liên kiều đem sắc với khoảng 300ml nước cho đến khi còn khoảng ⅓ lượng nước thì chia 3 phần uống sáng trưa và tối. Uống liên tục khoảng 5 – 10 ngày để đạt được hiệu quả trị bệnh. Trong quá trình uống liên kiều trị viêm cầu thận thì người bệnh cũng nên lưu ý kiêng các loại thực phẩm có tính kích thích như quá cay, quá nóng, quá mặn,…

– Trị sốt, cảm hàn: 10g liên kiều, 8g kim ngân hoa, 4g đậu đạm xị, 4g bạc hà, 4g ngưu bàng tử, 2g kinh giới tuệ, 2g trúc diệp. Tất cả nguyên liệu đều đem tán bột mịn và viên thành viên nhỏ. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần. Mỗi lần 1 – 2 viên. 

Lưu ý khi dùng vị thuốc liên kiều để chữa bệnh

Liên kiều không chứa độc tố nhưng khi dùng thì cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để có hiệu quả cao và tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 

  • Chỉ nên sử dụng khoảng 6 – 12g liên kiều mỗi ngày đối với mỗi người bệnh.
  • Ngưng dùng liên kiều khi có các triệu chứng khí ưứ đi kèm với sốt, tiêu chảy, đi phân sệt,…
  • Không dùng liên kiều cho người có tỳ hư yếu và trường hợp u nhọt lở to, đã bị vỡ mủ. 
  • Liên kiều có tính mát nhưng không bổ. Không lạm dụng liên kiều nếu không mắc phải bệnh lý nào. Nếu sử dụng liên kiều với liều lượng nhiều thì người bệnh thường sẽ kém ăn. 
  • Liên kiều có chứa nhiều thành phần hóa học có thể gây ra các phản ứng khi sử dụng cùng với các loại thuốc như enoxaparin, heparin, warfarin, dalteparin,… Phản ứng khi xảy ra sẽ làm chậm việc đông máu, rất nguy hiểm đối với một số trường hợp nên người bệnh cần lưu ý cẩn trọng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng, đặc biệt là những người có tiền sử nhiều bệnh lý khác nhau. 

Liên kiều là một loại dược liệu quý hiếm, có tác dụng rất lớn trong điều trị nhiều loại bệnh. Nắm rõ những thông tin cần biết về liên kiều trên đây sẽ giúp bạn yên tâm và hiệu quả hơn khi sử dụng. 

0/5 (0 Reviews)
Blog sức khỏe agarwood
Blog sức khỏe Agarwood

Blog sức khỏe Agarwood chia sẻ thông tin các loại cây thuốc quý, cách làm đẹp, các bệnh lý liên quan tới hô hấp như Ho, viêm phế quản , viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng…và rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác

Blog sức khỏe Agarwood

 

Your Comment

Cancel

shop hoa tươi thủ đức , shop hoa tươi tây ninh

xem thêm >> hoa sinh nhậthoa khai trươngshop hoa tuoi tây hồ hà nội , điện hoa 24gio . shop hoa tươi Hoa Tươi

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , shop hoa tươi ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *