Sức Khỏe

Sốc phản vệ là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và sự nguy hiểm

Sốc phản vệ là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và sự nguy hiểm

 

Sốc phản vệ là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và sự nguy hiểm

Một tai biến dị ứng nghiêm trọng đó là sốc phản vệ, tình trạng này có thể gây tử vong. Người bệnh bị dị ứng sau vài giây, vài phút tiếp xúc với chất gây dị ứng sẽ xảy ra tình trạng sốc phản vệ.

Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì tình trạng này có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn.

Mục lục

1. Tìm hiểu về sốc phản vệ

1.1 Thế nào là sốc phản vệ?

Sốc phản vệ là một triệu chứng xảy ra khi người bệnh bị dị ứng cấp tính nặng và nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

Sốc phản vệ là một hội chứng lâm sàng dễ nhận biết với sự xuất hiện đột ngột của giãn mạch và thành mạch tăng tính thẩm thấu, phế quản nhạy cảm quá mức.

Bạn có thể bị sốc phản vệ trong tình trạng một số chất hóa học được giải phóng bởi hệ miễn dịch. Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ có thể là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn hơn. Vì vậy có thể xác định nguyên nhân gây ra sốc phản vệ do một số trường hợp.

Sốc phản vệ dễ gây hôn mê

Sốc phản vệ dễ gây hôn mê

Tuy nhiên một số trường hợp khó xác định nguyên nhân. Một số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng của bệnh tuần hoàn như miễn giảm huyết áp khi bị sốc phản vệ, còn có khoảng 20% các trường hợp khác không xuất hiện triệu ở da hay niêm mạc khi bị sốc phản vệ.

Cơ thể bị sốc phản vệ do xuất hiện một lượng lớn yếu tố gây dãn mạch, huyết áp giảm bởi sự tương tác các kháng nguyên và kháng thể dẫn đến. Loại sốc phản vệ hay gặp nhất là sốc khi tiêm kháng sinh insulin. 

1.2 Vì sao bị sốc phản vệ?

Hệ miễn dịch sẽ tiết ra những chất kháng thể đặc hiệu để chống lại những chất lạ khi đi vào cơ thể. Phản ứng hữu hiệu sẽ xảy ra với những chất có hại.

Tuy nhiên hệ miễn dịch sẽ khởi động chuỗi các phản ứng hóa học dẫn đến hiện tượng dị ứng. Trong một số trường hợp khác khi hệ miễn dịch phản ứng lại một cách quá mẫn cảm những chất vô hại như thức ăn.

Những nguyên nhân dễ gây ra tình trạng sốc phản vệ như thuốc tiêm, thuốc uống, nọc độc côn trùng hoặc thức ăn. Bị mất máu nhiều, cơ thể bị dập nát bị chấn thương là một số trường hợp khác gây ra sốc phản vệ. 

Những nguyên nhân phổ biến do thuốc là kháng sinh, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc gây tê, gây mê. Tình trạng sốc phản vệ cũng xảy ra do nọc ong bởi đây là loại nọc côn trùng hay gặp nhất. Những nguyên nhân sốc phản vệ do thức ăn là các loại thức ăn hằng ngày như trứng, các loại hải sản, lạc…

Khi bạn xuất hiện các dấu hiệu của sốc phản vệ thì cần có sự hướng dẫn và có biện pháp kịp thời của bác sĩ. Nếu không được xử lý kịp thời sốc phản vệ có thể gây ra tử vong.

Vì vậy cần nghi ngờ tình trạng sốc phản vệ xảy ra khi cảm thấy cơ thể có sự thay đổi đột ngột khi tiếp xúc với các tác nhân lạ. Bạn cần đọc kỹ các thực phẩm đang dùng nếu bị dị ứng với thức ăn.

Tiêm penicillin dễ gây sốc phản vệ

Tiêm penicillin dễ gây sốc phản vệ

1.3 Dấu hiệu và diễn biến của sốc phản vệ

1.3.1 Dấu hiệu của bệnh 

Sốc phản vệ khá đa dạng, phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cơ thể, thay đổi tùy theo độ nặng của sốc, số lượng việc hấp thụ các chất nguyên hay chất lạ vào cơ thể. 

Bồn chồn, hốt hoảng, khó thở, phù nề thanh khí quản, nhịp tim nhanh, suy cấp tim, trụy mạch là những dấu hiệu sớm của sốc phản vệ.

Từ vài giây đến 30 phút là thời gian diễn tiến của sốc phản vệ, tiên lượng càng xấu nếu tốc độ sốc càng nhanh. 

1.3.2 Diễn biến của bệnh

Nhẹ, trung bình, nặng là 3 mức độ diễn tiến của sốc phản vệ, mỗi mức độ sẽ biểu hiện những triệu chứng và dấu hiệu khác nhau.

Sốc phản vệ nhẹ

Xuất hiện các biểu hiện như đau đầu sợ hãi, lo lắng, chóng mặt. Một số trường hợp sẽ xuất hiện các dấu hiệu khác như nổi mề đay, nổi mẩn ngứa, nôn hoặc buồn nôn, ho, tê ngón tay, khó thở, phù Quincke, người mệt mỏi, đau quặn vùng bụng, đi ngoài không tự chủ.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu như đôi khi có ngoại tâm thu, nhịp tim nhanh (135 đến 155 lần trên một phút), huyết áp tụt. 

Sốc phản vệ trung bình

Hoảng hốt, sợ chết, choáng váng, ngứa ran, mề đay nổi khắp người, khó thở và đôi khi hôn mê, chảy máu mũi, co giật, chảy máu dạ dày, ruột là biểu hiện của sốc phản vệ trung bình.

Khi kiểm tra sẽ phát hiện da người bệnh tái nhợt, niêm mạc tím tím, đồng tử giãn, môi tham. Mạch nhanh nhỏ khó bắt tiếng tim đập yếu và không đo được huyết áp.

Sốc phản vệ nặng

Đây là loại sốc phản vệ xảy ra với tốc độ chớp nhoáng ngay trong những phút đầu tiên, khiến bệnh nhân nghẹt thở, hôn mê, da tím tái, không đo được huyết áp, nghẹt thở, co giật và tử vong sau ít phút, thời gian kéo dài nhiều nhất là vài giờ.

Áp lực tĩnh mạch trung tâm và áp lực động mạch phổi đều thấp khi đo. Có thể dẫn đến toan lactic và giảm co bóp cơ tim do sốc phản vệ giai đoạn này biểu hiện rõ tình trạng thiếu oxy máu và giảm tuần hoàn.

Sự giãn mạch, mất máu vào trong các khoang chứa vào thành mạch và giảm khoang bóp cơ tim là sốc giảm thể tích trong sốc phản vệ. Yếu tố chính trong sốc phản vệ là cấp cứu sốc giảm thể tích. 

Lưu ý

Tuy nhiên, sốc phản vệ có thể diễn biến với tốc độ trung bình trong nhiều trường hợp. Người bệnh sẽ có một số phản ứng như ngứa ngáy khắp người và nóng ran, ù tai, mệt mỏi, mắt đỏ, ngứa mũi, chảy nước mắt, ho khan, khó thở và đau quặn vùng bụng… 

Khi tiến hành thăm khám có thể sẽ phát hiện các triệu chứng như phù nề mí mắt và vành tai, xung huyết vùng da, ban, mề đay, viêm kết mạc dị ứng, mạch nhanh, viêm mũi, huyết áp tụt, tim đập nhỏ.

Tiếp theo sau đó sẽ biểu hiện các trạng thái như ý thức mù mờ hoặc hôn mê, đồng tử không có phản ứng với ánh sáng.

Viêm cầu thận, viêm cơ tim là những diễn biến chứng muộn diễn ra sau sốc phản vệ đáng chú ý. Nguy cơ tử vong xảy ra chính từ những biến chứng này. 

Có trường hợp một đến hai tuần sau khi đã được điều trị sốc phản vệ mới xuất hiện hen phế quản, mày đay tái phát nhiều lần, phù Quincke,ôi khi là những bệnh tạo keo như Lupus ban đỏ hệ thống, viêm nút quanh động mạch…

2. Xử trí khi bệnh nhân bị sốc phản vệ như thế nào?

2.1 Làm sao để nhận biết sốc phản vệ khi truyền dịch?

Những triệu chứng để nhận biết bệnh nhân bị sốc phản vệ dịch truyền khi tiêm khi tiêm truyền tại cơ sở y tế hay truyền dịch tại nhà như: rét run, vã mồ hôi, khó thở, sắc mặt tái nhờn, mạch nhanh… 

Lập tức ngừng truyền ngay và ủ ấm cho bệnh nhân khi thấy người bệnh xuất hiện những triệu chứng này. Để tìm nguyên nhân gây sốc và hướng dẫn xử lý cần báo cho bác sĩ phụ trách.

Dưới đây là một số một trường hợp cụ thể và cách xử lý an toàn cho người bệnh:

Dịch truyền không chảy được

Có thể do:

  • Cần điều chỉnh lại kim và kê lại đốt kim nếu kim bị lệch hoặc lỗ kim áp vào thành mạch.
  • Dùng bàn tay vuốt nhẹ theo đường về của tĩnh mạch để dồn máu nếu mạch kẹp
  • Dịch truyền sẽ dồn mạnh xuống làm thông kim tạm thời gặp một đến hai khúc của đoạn dây truyền rồi buông nhanh trong trường hợp bị tắc kim. Nếu không được thì phải thay kim khác.
Tiêm hoặc truyền dễ gây ra sốc phản vệ

Tiêm hoặc truyền dễ gây ra sốc phản vệ

Phồng nơi tiêm

Cần tiêm lại hoặc tiêm chỗ khác do tiêm ra ngoài thành mạch hoặc mũi vát của tiêm chưa vào đủ sâu vào lòng mạch. Cần phải ngừng truyền ngay nếu thấy dung dịch  ưu trương nếu thoát ra ngoài thì ngừng truyền ngay. 

Phù phổi cấp

Những người mắc bệnh cao huyết áp, suy tim thường xảy ra tình trạng này. Truyền quá nhanh với lượng nhiều là nguyên nhân gây ra tai biến này, khó thở dữ dội, sắc mặt tím tái, đau ngực là những dấu hiệu có thể xuất hiện.

Cần ngừng truyền ngay và báo bác sĩ chuyên môn để xử lý khi mắc phải vấn đề này.

2.2 Cách xử trí bệnh nhân bị sốc phản vệ 

Da nhợt nhạt, ẩm nhớt và lạnh, mạch nhanh và yếu, khó thở, lú lẫn và mất ý thức là các dấu hiệu sốc phản vệ nguy hiểm.

Ngay cả khi cần làm các thao tác sau nếu thấy ai đó đang bị phản ứng dị ứng và có các dấu hiệu sốc phản vệ, ngay cả khi đó có phải là triệu chứng của sốc phản vệ hay không

  • Tìm bất cứ sự trợ giúp y tế nào hoặc gọi 115
  • Đặt nạn nhân ở tư thế nằm thoải mái, thoáng khí và nâng cao chân nạn nhân lên.
  • Kiểm tra mạch và nhịp thở của nạn nhân. Hãy tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) nếu có thể và các biện pháp sơ cứu khác.
  • Sử dụng dụng cụ tiêm epinephrine tự động hoặc thuốc kháng histamine để tiêm thuốc điều trị sốc phản vệ cho nạn nhân nếu nạn nhân có mang theo.

Nên mang theo những dụng cụ tiêm tự động bên mình đối với những người có nguy cơ sốc phản vệ cao, vì sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm. Dụng cụ này là một ống tiêm kết hợp với kim tiêm ẩm, chỉ khi ống vào đùi mới tiêm được một lần duy nhất, các phản ứng của sốc phản vệ sẽ được giảm chậm đi và tăng khả năng chốc sốc, tăng khả năng sống.

3. Cách cấp cứu cho người bị sốc phản vệ

Phải khẩn trương thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay tại chỗ cho đến khi đảm bảo được đường thở, tuần hoàn, hô hấp bằng adrenalin, truyền dịch rồi mới được phép chuyển bệnh nhân đi nơi khác là nguyên tắc cấp cứu sốc phản vệ.

Ngừng ngay việc tiếp xúc với các dị nguyên như các loại thuốc, chế phẩm máu và máu, thuốc uống, bôi, nhỏ mắt, dịch truyền… 

3.1 Phác đồ điều trị chung

Ở mức độ nhẹ, có thể dùng Methylprednisolon 40-80mg tiêm tĩnh mạch hoặc kháng histamin tiêm dưới da.

Ở mức độ nặng cần đặt bệnh nhân nằm tại chỗ, chân cao, đầu thấp nếu có khó thở hoặc tụt huyết áp. Tiêm vào bắp mặt trước bên đùi với Adrenalin ống 0,5-1mg.

Nên pha loãng Adrenalin với 10ml nước cất rồi tiêm bắp 0,01mg/kg/lần cho trẻ em. Tiêm 10 đến 15 phút/lần cho tới khi mạch quay bắt rõ, khó thở giảm hẳn, huyết áp trở lại bình thường.

Tiếp tục tiêm adrenalin 0,3-0,5mg/lần/mỗi 5 phút qua đường tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch cảnh nếu sau tiêm adrenalin 1mg/5 phút mà không bắt được mạch quay. Cho đến khi bắt được  mạch thì chuyển mạch liên tục.

3.2 Điều trị theo tình trạng

Thông qua gọng kính hoặc mặt nạ để đảm bảo thông qua mạch thở, thở oxy trong điều trị hô hấp. Nếu có phù thanh môn có thể mở khí quản cấp cứu, thở máy 100% oxy trong giờ đầu, bóp bóng ambu có oxy và điều chỉnh máy thở theo tình trạng cụ thể.

3.3 Điều trị tuần hoàn cho bệnh nhân

Đặt đường truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân (tĩnh mạch ngoại vi), đặt đường truyền trung tâm qua tĩnh mạch cảnh hoặc tĩnh mạch đùi nếu không thể thiết lập được.

Vì sốc phản vệ luôn có hiện tượng giãn mạch kết hợp với tăng tính thấm thành mạch nên truyền dịch nhanh Natri clorua 0,9% 1-2 lít, có thể phối hợp với dịch keo hoặc Haesteril 6%.

Adrenalin 0,1 μg/kg dùng để truyền tĩnh mạch liên tục rồi điều chỉnh liều sao cho huyết áp tâm thu > 90mmHg.

4. Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh sốc phản vệ cũng như các dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị sốc phản vệ. Để tránh các biến chứng nguy hiểm nên phát hiện và điều trị kịp thời.

Tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anaphylaxis/symptoms-causes/syc-20351468
  • https://www.webmd.com/allergies/anaphylaxis#1
5
/
5
(
1

vote

)

 

 

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương

, hoa chia buồn , điện hoa 24gio 

. shop hoa tươi 

, đặt hoa công nghệ 

điên hoa 24gio 

 , hoa tươi đẹp không tưởng

, hoa tươi

stt hài hước trên facebook

,Những câu nói hay về con gái

 , diadiemshophoa.vn 

xem thêm >> hoa tươi hải phòng

 , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

 , dien hoa 

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *