Kỹ Năng Sống

Những kỹ năng sinh tồn cần thiết cho trẻ

Những kỹ năng sinh tồn cần thiết cho trẻ

 

Bài viết dưới đây VnDoc xin giới thiệu với các bạn một số kỹ năng sinh tồn cần thiết để dạy cho bé phòng trường hợp bất ngờ xảy ra để có cách giải quyết khi lâm vào trạng thái như bị lạc, ở nhà một mình hoặc là khi đi đường sao cho an toàn nhất.

Dạy trẻ kỹ năng sinh tồn là một việc làm rất cần thiết trong xã hội đầy những thử thách, biến động ngày nay vì trẻ càng được trải nghiệm nhiều kỹ năng thì trẻ càng thích nghi tốt với cuộc sống bấy nhiêu.

Dặn trẻ dừng ngay tại điểm mình bị lạc.

Lúc mình được 4 tuổi, bố hay dẫn mình đi ăn quà vặt, đi chơi vào mỗi sáng chủ nhật. Có lần, mình bị lạc ngay ở đoạn trước cổng chợ.

Người qua lại đông kinh khủng, mình hoàn toàn mất phương hướng vì mình bé tẹo, lọt thỏm giữa rừng người, nhưng mình nhớ lời ông dặn là khi bị lạc thì luôn đứng yên ở chỗ bị lạc, không được tự ý đi lang thang. Mình đang mếu máo thì ông quay ngược lại và tìm thấy mình. Điều này, mình đã nhắc lại với các con.

Những kỹ năng sinh tồn cần thiết cho bé

Nếu tìm sự giúp đỡ thì đối tượng có thể tin tưởng là những người mặc đồng phục như cảnh sát, nhân viên an ninh, nhân viên của địa điểm mình đang bị lạc (như siêu thị, khu vui chơi… ).

Một lần, nhà mình chờ chuyển tiếp ở một sân bay, thời quan quá lâu nên việc để mắt liên tục đến chúng trở nên rất mệt mỏi, loáng một cái con biến mất khỏi tầm mắt. Hắn đã biết túm lấy một cô mặc đồng phục, nhân viên trong sân bay để được họ lên loa thông báo cho bố mẹ tới nhận.

Mẹo vặt giúp con gây tiếng ồn khi bị lạc (trường hợp trẻ không có điện thoại).

Khi cho con đi chơi ở những khu vui chơi quá rộng, người đông, khó tìm được nhau, giống như Disney Land chẳng hạn, bố mẹ nên bỏ vào túi con một chiếc còi đồ chơi để chúng có thể thổi khi lạc bố mẹ hoặc rơi vào tình huống bị làm cho sợ hãi.

Những kỹ năng sinh tồn cần thiết cho bé

Dạy cho trẻ gọi cấp cứu và phải làm gì trong trường hợp có tai nạn nghiêm trọng xảy ra là một điều rất cần thiết. Ở các nước tiên tiến, chương trình học của trẻ có những bài ngoại khóa hướng dẫn vấn đề này tùy theo từng lứa tuổi. Biết cách gọi cấp cứu là một hành động đơn giản để đứa trẻ được cứu sống. Các cháu có thể phản ứng rất hiệu quả thật sớm khi gặp tai nạn nếu được dạy phải hành động thế nào.

Trong nhà, bố mẹ nên dán số điện thoại cấp cứu ở một chỗ dễ nhìn để đảm bảo trẻ có thể nhìn thấy khi cần thiết. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần học và dạy con một số động tác xử lý như cầm máu, chăm sóc vết bỏng… để cứu mình và người khác. Đồng thời trước những tình huống này, con nên kêu gọi sự cứu giúp của những người xung quanh. Nếu thấy bố mẹ có hiện tượng bất thường, sau khi đã gọi cấp cứu con cũng cần lớn tiếng hô hào để nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm.

Những kỹ năng sinh tồn cần thiết cho bé

Nguyên tắc là không được mở cửa cho bất cứ ai trừ bố mẹ nhưng nếu thấy có người có vẻ cố tình rình rập ở cửa để vào nhà thì trẻ nên bật TV thật lớn, gây tiếng ồn trong nhà để kẻ lạ mặt nghĩ trong nhà có người lớn.

Ở tủ lạnh, mình luôn treo một list số điện thoại quan trọng như xe cấp cứu, cứu hỏa, cảnh sát… Dạy trẻ cách gọi điện tới số gọi cấp cứu khi cần, nếu dùng điện thoại di động thì để loa để vừa nói được, vừa có thể giúp đỡ bố/mẹ, người đang ở trong trạng thái bị thương chẳng hạn.

Không phải đi đâu xa, thiết thực nhất là ngay tại trong nhà, nhiều trẻ ở thành phố hoàn toàn lúng túng khi bị đói lúc chỉ có một mình.

Trước đây có trường hợp một bé tuổi mẫu giáo đã sống sót khi bị bỏ quên trong nhà nhiều ngày nhờ biết tự mở tủ lạnh, lôi tất cả những thứ có thể ăn được như trứng sống ra ăn.

Những kỹ năng sinh tồn cần thiết cho bé

Trẻ em ở phố hầu hết ít để ý tới điều này. Thậm chí, tụi trẻ như con mình, sinh ra ở Thụy Sĩ, từ bé tới giờ chỉ uống nước chai Evian, còn không có thói quen uống nước ở vòi hay đun nước máy sôi lên để uống.

Vì thế, rất thường xuyên mình phải nhắc chúng đừng quên là nếu có lúc nào nhà hết nước chai. Các con phải biết là nước vòi dùng được hoặc tìm kiếm ở những nguồn khác trong trường hợp đặc biệt, như mở ấm nước điện vẫn đang còn nước, dùng đá trong tủ lạnh làm tan chảy, để ý các loại đồ ăn khô có thể ăn được có trong các hộc tủ, đồ ăn sống trong tủ lạnh…

Dạy chúng xác định thực phẩm trông như thế nào là đã hỏng, mốc, không còn có thể ăn được (trong sinh hoạt hàng ngày).

Nếu ai sống ở môi trường có đất đai, gần thiên nhiên thì dạy con cách nhận diện, xác định nguồn thực phẩm từ cây quả, thảo dược.

Khi con lớn lên, cha mẹ sẽ không thể có thời gian giám sát con suốt ngày đêm. Dạy con các kỹ năng thoát hiểm và cách phòng tránh tai nạn trong nhà là việc quan trọng hàng đầu. Hỏa hoạn, ngập lụt, động đất… là những dạng tai họa mà không ai có thể nói trước. Dạy con cách ứng phó với những tai nạn này ngay từ nhỏ sẽ giúp bố mẹ phần nào yên tâm hơn.

Ở nước ngoài, việc dạy trẻ cách đối phó với các tình huống như hỏa hoạn, động đất… rất được quan tâm. Đó là lí do dễ hiểu khi chúng ta có thể nhận thấy khả năng bản ứng của các bé Tây trước các tình huống này thường rất nhanh nhạy.

Tụi trẻ nhà mình bắt đầu tự đi học bằng các phương tiện công cộng hoặc tự đi lại trong thành phố bằng taxi từ lớp 3.

Vì thế, dặn chúng nhận diện phương tiện như biển số xe, tên công ty xe, những tòa nhà hay biển hiệu quan trong trên con đường lạ chúng đi qua là rất cần thiết, ngoài ra, chúng cần mang theo điện thoại và đảm bảo là không được chơi games đến vạch pin cuối cùng.

Khi về Việt Nam, mình dặn chúng ở trường hợp bị lạc mà không có điện thoại trên người, không vội vàng túm lấy người lạ để xin giúp đỡ, nên bình tĩnh quan sát và đi vào một nhà hàng, cửa hiệu nào nhìn đàng hoàng, có vẻ tin cậy được nhất, ngồi đó và gọi nhờ điện thoại ở lễ tân cho người nhà.

Đối với trẻ nhỏ tuổi như chúng, dạy tự vệ không quan trọng bằng việc phòng tránh mối nguy hiểm, vì chúng quá nhỏ, nếu gặp kẻ gian là người lớn thì chúng khó mà chống cự được, vì vậy cần:

Hiện nay có rất nhiều trường hợp giả làm người quen của bố mẹ lân la trò chuyện với trẻ rồi bắt cóc hoặc có những hành vi đồi bại. Vì vậy, để bảo đảm an toàn cho trẻ, cha mẹ cần hết sức lưu ý dặn trẻ không được tiếp xúc với người lạ. Để tránh làm bé hoảng sợ, cần nhấn mạnh người lạ là người mà mình chưa biết là tốt hay xấu nên vẫn phải giữ khoảng cách như không đi theo họ, không ăn thứ gì mà họ đưa cho…

Để con hiểu rõ hơn vấn đề, bố mẹ hãy tự dựng lên cho con một số tình huống khi gặp người lạ để từ đó cho trẻ biết cách phản ứng và hành động đúng nhất. Giới hạn cho trẻ những người mà trẻ có thể tin tưởng (như bố, mẹ, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột của bé), ngoài ra không đi theo hoặc nghe lời của bất cứ ai khác nếu không được bố mẹ dặn dò.

Đây là một điều quan trọng khi dạy trẻ kỹ sinh tồn. Trẻ nhỏ luôn luôn hiếu động, tinh nghịch nên khó tránh việc xảy ra những điều đáng tiếc. Người lớn đừng nghĩ trẻ chỉ có thể gặp nguy hiểm ở bên ngoài mà không biết rằng ngay tại trong nhà trẻ cũng có thể bị thương.

Trong nhà ai cũng có vô khối các vật dụng nguy hiểm như dao, kéo, kim… Khi người lớn không có mặt, trẻ có thể lôi mấy thứ đó ra chơi và sẽ gây hại cho chính chúng và người khác. Dạy con sử dụng đúng cách, không gây sát thương cho bản thân và người khác là việc mà cha mẹ cần quan tâm ngay từ khi con mới 4, 5 tuổi. Dạy con làm từ từ từng việc một và dưới sự quan sát của cha mẹ sẽ giảm thiểu tác hại.

Bên cạnh dạy con biết sử dụng các vật sắc nhọn trong nhà, bố mẹ cũng cần chỉ cho trẻ biết những đồ gì tuyệt đối không được động đến khi bố mẹ vắng nhà như ổ điện, lửa, phích nóng, …

Dạy con biết quản lý tiền là một việc vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh không thể xem nhẹ. Bố mẹ đừng ngần ngại khi phải đưa tiền cho trẻ ngay từ nhỏ, hãy tập thói quen cho con biết tiêu tiền ngay khi con biết nhận thức rõ giá trị của đồng tiền. Hãy bắt đầu bằng việc đưa ra trợ cấp cho con. Tuy nhiên, cần phải cho trẻ biết rằng, tiền không thể tự do chi tiêu theo ý muốn, hãy dạy trẻ cách tiêu tiền một cách hợp lý. Để làm được như vậy, chính bản thân bố mẹ phải là tấm gương cho con, trẻ sẽ quan sát việc chi tiêu của người lớn và xem chúng ta có làm những gì mà bạn nói không.

Dạy trẻ tự lo cho mình hay nói cách khác là dạy trẻ biết làm việc nhà, dạy trẻ biết tự lập. Hiện nay có quá nhiều bố mẹ yêu chiều con nên cố gắng hay con làm tất cả mọi việc từ nhỏ đến lớn. Hậu Kết quả của việc đó là nhiều trẻ 7 – 8 tuổi ăn cơm mẹ vẫn đút, 10 tuổi vẫn được mẹ tắm cho. Thậm chí không ít em, đến 18 tuổi, tốt nghiệp phổ thông rồi vẫn phải bố mẹ đưa đi học, rồi không biết nấu cơm khi mẹ vắng nhà.

Những trường hợp trên không phải là ít, và phổ biến ở gia đình thành phố. Bố mẹ với tư tưởng cần cho con nhiều thời gian để học tập nên không hề bắt con động tay đến một việc gì trong nhà, bàn tay của các con chỉ cần cầm bút không cần động đến các việc khác. Nhưng bố mẹ có biết làm như vậy không hề tốt cho con, ngược lại nó sẽ gây hại khôn lường. Trẻ không có khả năng tự lập không những mất tự tin mà còn luôn cảm thấy phụ thuộc vào cha mẹ.

Trẻ được nuông chiều từ nhỏ dễ nảy sinh tính ích kỷ, luôn coi mình là trung tâm, muốn mọi người phải ưu tiên, chăm sóc cho mình trước nhất. Để giúp con không bị bỡ ngỡ với cuộc sống xa gia đình sau này bố mẹ hãy dạy con biết tự lo cho bản thân mình ngay từ khi còn nhỏ. Với mỗi độ tuổi của con, người lớn hãy dạy con biết làm những việc đơn giản nhất.

Đây là một điều quan trọng khi dạy trẻ kỹ năng sinh tồn. Khi con lớn lên, con cần có sự lựa chọn, chính kiến và quyết định riêng của bản thân mình. Tuy nhiên, có một số trường hợp, sự lo lắng, chăm sóc “quá kỹ” từ mẹ đã vô tình khiến cho trẻ có cảm giác bị cấm đoán nên hầu như không còn có sự tự do của riêng mình, không còn có được sự độc lập trong suy nghĩ và hành động.

Trên thực tế, không ít bậc phụ huynh thường can thiệp rất nhiều vào chuyện học hành, sinh hoạt của con. Đôi khi việc bố mẹ cấm đoán, không cho con làm theo sở thích của mình sẽ khiến cho trẻ mất đi cảm giác tự do, chúng sẽ cảm thấy bí bách vì không được làm theo thứ mình muốn. Thậm chí, nếu bố mẹ cấm đoán con quá nhiều, họ sẽ mất đi cơ hội được nghe ý kiến từ con. Chúng sẽ tự đưa ra quyết định mà không cần hỏi bố mẹ, vì chúng biết có khi hỏi thì cũng không nhận được sự cho phép.

Khi một đứa trẻ dần lớn lên, hãy cho trẻ nhiều tự do hơn trong việc lựa chọn quần áo, các địa điểm du lịch và các hoạt động ngoại khóa. Tất nhiên, là phụ huynh có quyền quyết định cao nhất. Tuy nhiên, đồng hành với trẻ trong việc ra quyết định có thể dạy cho trẻ những bài học quan trọng, chẳng hạn như những quyết định của trẻ ảnh hưởng như thế nào tới người khác.

Con cần biết mở nắp hộp đồ ăn (ở nước ngoài), cách dùng tấm khăn, vải để lọc nước bẩn và đun chín ở trường hợp bị khát ở nơi không có nước sạch, cách dựng lều hoặc che phủ kín toàn thân để ngủ mà không bị muỗi…

Bố mẹ cũng có rất nhiều điều phải học để bảo vệ con mình trước khi dạy con mình những kỹ năng sống sót cần thiết đấy.

Một ví dụ nhỏ thế này. Mình nhớ đã từng xem phóng sự về một vụ trẻ con bị bắt cóc ở một khu vui chơi. Kẻ bắt cóc đã nhanh tay thay đồ cho đứa trẻ.

Nhân viên an ninh của khu vui chơi đã được huấn luyện cho những công việc này nên họ đã chặn tất cả các cửa và dặn cha mẹ đứa trẻ là phải chú ý tới đôi giầy của mỗi đứa trẻ để nhận diện con chứ đừng nhìn lướt qua quần áo, vì kẻ bắt cóc thường chỉ kịp thay quần áo chứ ít chú ý tới giầy dép. Thật là một kinh nghiệm hữu ích.

Mời các bạn tham khảo thêm:

 

shop hoa tươi bến tre, shop hoa tươi rạch giá, shop hoa tươi hà tĩnh

 xem thêm >> lẵng hoa sinh nhật đẹp,lẵng hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi hoa tươi

 

shop hoa tươi hồ thị kỷ

xem thêm >> shop hoa tươi quận 1 , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *