Sức Khỏe

[ Huyết Áp Cao] – nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

[ Huyết Áp Cao] – nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Huyết áp cao hay tăng huyết áp, là một bệnh phổ biến. Rất nhiều người đã làm tưởng rằng cao huyết áp chỉ xảy ra ở những người hay stress, nóng nảy, bồn chồn và lo lắng. [ Huyết Áp Cao] – nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tuy nhiên, các bác sĩ đã nhận định rằng, huyết áp cao hoàn toàn không phụ thuộc vào tính cách, dù bạn là người điềm tĩnh và luôn thoải mái , bạn vẫn có thể sẽ bị huyết áp cao. Vậy tình trạng tăng huyết áp như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Mục lục. [ Huyết Áp Cao] – nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

 

1. Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp 

1.1 Khái niệm huyết áp, cao huyết áp

Huyết áp là lượng máu được bơm vào tim và áp lực của lượng máu đó lên thành động mạch. Lượng máu bơm vào tim càng nhiều, thành động mạch càng hẹp lại và huyết áp sẽ càng cao.

Các cơ quan bên trong cơ thể rất cần có Oxy để sống. Oxy được đưa vào các cơ quan cơ thể thông qua tuần hoàn máu. Khi tim co bóp, tim sẽ tạo ra một áp lực và sẽ đẩy máu qua động mạch, mao mạch và mạch máu.

Bệnh cao huyết áp xảy ra phổ biến ở Việt Nam

Bệnh cao huyết áp xảy ra phổ biến ở Việt Nam

Áp lực của máu là kết quả sự tác động của hai lực. Lực đầu tiên diễn ra khi máu được bơm ra khỏi tim vào bên trong các động mạch. Lực thứ hai xảy ra khi tim nghỉ giữa hai nhịp đập của nó. Hai lực này được đo bởi các chỉ số trong việc đo huyết áp.

>>>> đọc thêm : Shop Hoa Tươi Bến Tre

Hướng dẫn đọc chỉ số đo huyết áp. [ Huyết Áp Cao] – nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Khi đo huyết áp sẽ xuất hiện hai chỉ số đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Ví dụ như 120/80 mmHg ( milimet thủy ngân)

Với người bình thường, huyết áp ở tâm trương thường sẽ nhỏ hơn 80 và tâm thu sẽ nhỏ hơn 120. Ở những người có triệu chứng tiền huyết áp thì chỉ số huyết áp đẩy vào động mạch sẽ giao động từ 120- 139 mmHg và huyết áp khi tim nghỉ là 80-80 mmHg 

Những bệnh nhân bị cao huyết áp sẽ có chỉ số >= 135 mmHg huyết áp tâm thu và >=85 mmHg huyết áp tâm trương.

Bệnh nhân được chẩn đoán cao huyết áp nếu chỉ số 135/85 hoặc có thể cao hơn. Hoặc chỉ cần một trong hai chỉ số huyết áp tâm trương hoặc tâm thu cao hơn mức quy định.

1.2 Triệu chứng để biết mình bị cao huyết áp

Huyết áp cao thường sẽ không xuất hiện các triệu chứng hay dấu hiệu. Chính vì thế các duy nhất được các bác sĩ xác định bạn có bị cao huyết áp hay không là các chỉ số khi tiến hành đo huyết áp. 

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp, vì vậy các bác sĩ cần xác định và đo các số đo hàng ngày đưa ra chẩn đoán các chỉ số đó chỉ trong vài ngày hay kéo dài hơn theo thời gian.

Những người bị áp huyết cao nói rằng họ sẽ bị đau đầu, chính vì vậy bạn nên đến bác sĩ nếu tình trạng sức khỏe bản thân không ổn định mà nghi là cao huyết áp.

Nguyên nhân xảy ra cao huyết áp ở người cao tuổi

Nguyên nhân xảy ra cao huyết áp ở người cao tuổi

Các triệu chứng khi bị áp huyết cao nặng:

  • Thở nông 
  • Đau đầu
  • Mặt đỏ
  • Chảy máu mũi
  • Đau ngực
  • Chóng mặt
  • Tiểu máu
  • Mắt nhìn mờ

Việc khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần rất quan trọng, để phát hiện bạn có bị cao huyết áp hay không để tránh những biến chứng nguy hiểm như đau tim hay đột quỵ.

Khi bạn tiến hành khám sức khỏe tổng quát, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về có hay không khả năng bị cao huyết áp và những biện pháp để theo dõi huyết áp hàng ngày.

Đặc biệt hơn, nếu trong gia đình bạn có người có  tiền sử bệnh đột quỵ, tim mạch … các bác sĩ sẽ khuyên bạn đi kiểm tra i định kỳ hàng tháng huyết áp hoặc mua máy đo huyết áp về để theo dõi.

Dấu hiệu cao huyết áp là gì?

Dấu hiệu cao huyết áp là gì?

1.3 Vì sao bị cao huyết áp ? 

Hầu hết, ở người trưởng thành khi bị cao huyết áp thường không có nguyên nhân. Tuy nhiên có khoảng 10% khả năng mắc bệnh do những nguyên nhân sau:

  • Tuổi tác lớn
  • Béo phì
  • Thói quen ăn mặn, muối có thể làm tăng khả năng hấp thu nước vào trong máu.
  • Ăn nhiều thức ăn có nhiều chất béo bão hòa
  • Do gen di truyền
  • Chủng tộc: Có nguyên cứu đã xác định rằng những người Mỹ có gốc Phi có nhiều nguy cơ bị áp huyết cao hơn những chủng tộc khác.
  • Giới tính: Khả năng cao xuất hiện ở đàn ông 45 tuổi trở về sau và phụ nữ sau mãn kinh 
  • Sử dụng nhiều đồ uống có cồn như bia, rượu…
  • Lười tập thể dục
  • Người có bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường….
  • Những người mắc bệnh thận mãn tính hoặc cấp tính.
  • Stress
  • Hội chứng Cushing
  • Tác dụng phụ của những loại thuốc cảm, thuốc tránh thai, corticoid…
  • Hội chứng Conn

1.4 Khi bị tăng huyết áp có thể dẫn tới những biến chứng nào?

Huyết áp cao là căn bệnh có rất nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt. Nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh thậm chí gây tàn phế hoặc có thể tử vong.

Những biến chứng có thể xảy ra:

  • Suy thận: Các mạch máu bên trong thận sẽ hẹp lại và gây suy thận 
  • Suy tim: Khi bị huyết áp cao, tim sẽ phải hoạt động và làm việc một cách quá sức, lâu ngày tim sẽ yếu đi và gây suy tim
  • Nhồi máu cơ tim, đột quỵ : Huyết áp cao làm xơ vữa động mạch, từ đó có thể dẫn tới đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
  • Biến chứng não: Thành động mạch bị thu hẹp có thể dẫn đến mất trí nhớ hay xuất huyết não.
  • Tiểu đường: Nồng độ insulin tăng nhanh trong cơ thể
  • Phình động mạch: Động mạch phình to có thể dẫn tới xuất huyết bên trong cơ thể
  • Võng mạc bị xuất huyết: Những mạch máu bên trong mắt có thể bị tổn thương thậm chí có thể dẫn tới mù lòa

2. Có những cách chẩn đoán và điều trị cao huyết áp nào?

Huyết áp cao nếu như được phát hiện và chữa trị ở giai đoạn đầu thì hoàn toàn có thể kiểm soát nhờ sự thay đổi về thói quen sống và chế độ ăn uống.

2.1 Chẩn đoán bệnh cao huyết áp

  • Khám lâm sàng: Có thể tự đo huyết áp bằng máy đo khi xuất hiện những triệu chứng của chứng huyết áp cao
  • Khám cận lâm sàng: Thực hiện các xét nghiệm như: Xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang ngực, điện tâm đồ, CT scan

Lưu ý trước khi đo huyết áp để có được kết quả tốt nhất:

  • Đi vệ sinh trước lúc thực hiện kiểm tra
  • Ngồi yên trong vòng 5 phút trước lúc kiểm tra
  • Đặc biệt không hút thuốc lá hay uống cà phê trước khi thực hiện kiểm tra.
Luyện tập thể thao, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Luyện tập thể thao, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

2.2 Điều trị bệnh như thế nào?

Dùng thuốc Tây

Đây là phương pháp được sử dụng cho những bệnh nhân huyết áp cao khi bệnh tình tiến triển nặng hơn: 

  • Thuốc có tác dụng lợi tiểu 
  • Thuốc giãn mạch 
  • Thuốc có tác dụng ức chế sự hấp thụ canxi 
  • Thuốc ức chế sự chuyển hóa Beta 
  • Thuốc có tác dụng ức chế ACE 

Sống lành mạnh 

Bạn nên tập cho mình thói quen sống lành mạnh , hạn chế thức khuya, ăn uống khoa học , tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi và tránh căng thẳng stress hay làm việc một cách quá sức.

Người bệnh nên tăng cường vận động và tập những bài tập tốt cho lưu thông máu như : đi bộ, vận động nhẹ 30 phút .

Ổn định cân nặng

Bạn hãy cố gắng duy trì chỉ số BMI ở mức vừa phải từ 18,5 đến 22,9. Nếu bạn đang trong tình trạng béo phì, bạn nên thực hiện chế độ ăn kiêng và tập thể dục thường xuyên để giảm cân, điều hòa huyết áp trong cơ thể.

Ăn uống khoa học

Những bệnh nhân bị cao huyết áp nên tập cho mình thói quen ăn uống khoa học: ăn nhiều rau, gạo lứt và hoa quả chín. Bạn nên ăn hoa quả chín dạng múi hoặc miếng, không nên xay hay ép vì có thể làm mất các vitamin và chất xơ trong hoa quả. Khuyến khích sử dụng những loại thực phẩm giàu omega như: Cá thu, cá hồi….

Đặc biệt lưu ý, bạn không nên ăn nội tạng của động vật, hay những loại thực phẩm chế biến sẵn như: thịt hộp, cá hộp, đồ ăn có nhiều muối, món kho… Không được sử dụng những đồ uống có chứa cồn như rượu, bia…

3. Cách xử lý tăng huyết áp đột ngột

Trước tiên bạn hãy đặt người bệnh ngồi nghỉ hoặc nằm nghỉ. Trong trường hợp bạn đang ở ngoài đường hay ngoài trời, bạn hãy nhanh chóng dìu và đưa người bệnh vào những nơi có bóng râm, thoáng khí và thật sự yên tĩnh. Bên cạnh đó, bạn có thể cởi mũ và áo người bệnh để họ cảm thấy thoải mái hơn đồng thời tiến hành đo lại huyết áp.

Nếu như huyết áp tâm thu giao động từ 140 đến dưới 160 mmHg thì có thể điều trị và chăm sóc người bệnh tại nhà, chú ý nghỉ ngơi và hạn chế di chuyển đi lại. Sử dụng thuốc huyết áp theo đơn của bác sĩ. Tránh stress, lo âu, và hạn chế ăn đồ ăn mặn… để giúp huyết áp ổn định trở lại. Nếu tình trạng không được cải thiện bạn nên đến các cơ sở y tế tái khám và có phương pháp điều trị mới phù hợp hơn.

Lưu ý quan trọng

Trong trường hợp huyết áp tâm thu giao động trên 160mmHg, ngay lập tức uống thuốc hạ huyết áp đã được bác sĩ kê đơn. Thuốc hạ áp sẽ có tác dụng nhanh chóng và sẽ thường được bào chế thành những viên ngậm hoặc dung dịch nhỏ giọt.

Bệnh nhân lúc này đặc biệt cần nghỉ ngơi và kiểm tra huyết áp thường xuyên. Nếu huyết áp vẫn còn cao hay không được cải thiện, cần đưa người bệnh đến bệnh viện sớm nhất có thể để tránh những biến chứng xấu khó lường.

Khi bệnh nhân cao huyết áp có các triệu chứng như khó thở, mê man, yếu liệt, mắt lừ đừ, thì lúc này bệnh nhân cần được đưa đi đến các khoa cấp cứu của các cơ sở y tế gần nhất để có thể kịp thời xử lý tình trạng bệnh.

4. Cách phòng tránh bệnh 

Huyết áp cao là một bệnh mãn tính và kéo dài suốt đời. Các chỉ số sẽ ổn định nếu bệnh nhân uống thuốc đầy đủ , tuân thủ liệu trình đều đặn, kiểm tra huyết áp thường xuyên và khám định kỳ.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cao huyết áp cũng cần tránh những yếu tố có thể làm tăng huyết áp. Việc dừng uống thuốc hay chỉ cần quên uống thuốc cũng có thể làm huyết áp sẽ tăng trở lại.

Hay chỉ đơn giản là sử dụng thêm thuốc viêm nhiễm hay thuốc cảm cúm trong lộ trình mà không có sự tư vấn của bác sĩ cũng có thể khiến bệnh tình càng nghiêm trọng hơn.

Không những vậy, huyết áp tăng cao đột ngột cũng là do chế độ ăn quá mặn, uống nhiều bia rượu, stress, mất ngủ…. Bạn nên tạo cho mình một chế độ sinh hoạt hàng ngày hợp lý để tránh những biến chứng khôn lường của bệnh này nhé.

>>>> đọc thêm : Ho dai dẳng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý

5. Lời kết

Trên đây là một số triệu chứng mà bạn nên tham khảo để có thể nhận biết, đi khám bệnh và có phác đồ điều trị kịp thời. Một cơ thể khỏe mạnh luôn là mong ước của mỗi người.

Vì bản thân và cũng chính vì sức khỏe của mình, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần, tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên nhé.

5
/
5
(
1

vote

)

 

 

xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương

, hoa chia buồn , điện hoa 24gio

. shop hoa tươi

, đặt hoa công nghệ

điên hoa 24gio

, hoa tươi đẹp không tưởng

, hoa tươi

stt hài hước trên facebook

,Những câu nói hay về con gái

, diadiemshophoa.vn

xem thêm >> hoa tươi hải phòng

, lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

, dien hoa

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

xem thêm >> hoa tươi hải phòng

, lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

, dien hoa

xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

cây thuốc NamKinh Nghiệm Cưới ,Lời chúc sinh nhật hay nhất

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *