Sức Khỏe

Hăm tã ở trẻ em do đâu – cách điều trị và lưu ý sức khỏe

Hăm tã ở trẻ em do đâu – cách điều trị và lưu ý sức khỏe

 

Hăm tã ở trẻ em do đâu – cách điều trị và lưu ý sức khỏe

Ở trẻ em có một dạng viêm da ở vùng mang tã gọi là hăm tã hoặc viêm da tã lót. Hăm tã thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong thời gian mặc tã và có thể khiến bé khó chịu do vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng, có thể cả đau rát.

Bệnh này thường xảy ra do cha mẹ không chú ý thay tã thường xuyên cho trẻ để trẻ mang tã ướt thường xuyên hoặc do da cọ xát với chất liệu của tã.

Mục lục

1. Tìm hiểu về tình trạng hăm tã ở trẻ em

1.1 Vì sao bé bị hăm tã?

Nguyên nhân thường thấy

Hăm tã ở trẻ nhỏ thường xảy ra tại các vùng da ở mông, bẹn của trẻ khiến da bị ửng đỏ và đau rát khiến trẻ khó chịu. Một số nguyên nhân gây hăm tã thường thấy bao gồm:

  • Da trẻ bị dị ứng với các chất liệu trong tã giấy, chất tạo mùi thơm cho tã, các loại giấy ướt để lau và vệ sinh cho bé.
  • Một nguyên nhân khác có thể gây hăm tã là nhiễm trùng hay nhiễm nấm. Trên da thường là nơi tồn tại các loại nấm hay vi trùng, tuy chúng không nguy hiểm nhưng khi gặp điều kiện thích hợp như da ẩm ướt, bị bẩn do phân hoặc nước tiểu của trẻ thì chúng rất dễ bùng phát và gây bệnh về da, khiến nổi nhiều mụn nhỏ, đỏ rát, và ngứa rất khó chịu.
  • Da bé quá nhạy cảm với tã lót.

Nguyên nhân khác

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác cũng gây hăm tã ở trẻ như: 

  • Vùng da nhạy cảm của bé bị chà xát bởi tã quá thô ráp.
  • Da bé rất nhạy cảm và có thể bị ảnh hưởng bởi các hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải. Da có thể bị kích thích bởi một số loại xà phòng và nước tạo mùi thơm.
  • Một nguyên nhân khác là quần lót bằng nhựa. Nó có thể giúp quần áo bé sạch khô nhưng rất hại cho da bé và dẫn đến hăm tã do bí hơi và làm da giữ ẩm lâu.

1.2 Khi bị hăm tã có những triệu chứng nào?

Khi bé bị hăm tã rất dễ nhận ra triệu chứng. Một số triệu chứng cơ bản và dễ nhận biết bao gồm:

  • Bé ngủ không ngon giấc và tỏ ra khó chịu.
  • Nổi mẩn đỏ ửng ở các phần da tiếp xúc với tã lót bao gồm mông, bộ phận sinh dục và các ngấn ở đùi.
  • Chỗ da bị dị ứng có thể ướt hoặc khô.
  • Da có thể bị lở loét do xuất hiện những vết sưng hoặc mụn trên da.
  • Bé sẽ thấy đau và khó chịu do vùng da bị tổn thương, nhất là khi tiếp xúc với nước tiểu sẽ rất đau rát. Bé thường xuyên giật mình và thậm chí khóc thét lên.
Điều trị hăm ở trẻ em bằng thảo dược

Điều trị hăm ở trẻ em bằng thảo dược

1.3 Những bệnh cơ hội nào có thể mắc nếu trẻ bị hăm tã?

Lúc ban đầu hăm tã khá là vô hại nhưng có thể gây nên các bệnh cơ hội khác như nhiễm trùng, nấm nếu không được điều trị kịp thời. 

Những trẻ phải sử dụng kháng sinh sẽ dễ bị nhiễm nấm do kháng sinh đã giết chết những vi khuẩn có lợi kiểm soát được sự phát triển của nấm. Ban đầu nấm chỉ là một đốm nhỏ trên da nhưng sau sẽ lan rộng dày đặc trên cả một vùng da. 

Những cơn sốt sẽ đi kèm tình trạng nhiễm trùng, ngoài ra vùng da bị nhiễm trùng có thể sẽ có mụn mủ hoặc chảy nước vàng. 

2. Chăm sóc trẻ bị hăm tã như thế nào cho đúng?

2.1 Cách xử trí cơ bản cho bé bị hăm tã

Cha mẹ hãy thực hiện các biện pháp xử lý sau nếu thấy con có biểu hiện bị hăm tã:

  • Hàng ngày làm vệ sinh vùng kín cho bé, có thể dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc. Cần rửa nhẹ nhàng và chú ý chỉ mặc tã cho bé khi da khô ráo. 
  • Ngoài ra có thể pha thuốc tím ( gói nhỏ) với 1 lít nước sạch để rửa da cho bé rồi sau đó dùng khăn mềm thấm khô nước.  Có thể trị hăm tã cho bé bằng thuốc xanh methylen hoặc kem bôi Bepanthen.
  • Thường xuyên thay tã cho bé và không nên để quá lâu khiến da bé ngấm chất thải bẩn. 
  • Không nên bôi phấn rôm vào vùng da bị hăm vì việc này sẽ làm bít tắc lỗ chân lông của trẻ, làm cho việc thoát ẩm cho da khó khăn. 
  • Để da bé thông thoáng và thoải mái hơn mẹ không nên dùng khăn ướt để lau cho bé, thay vì như vậy mẹ có thể thấm nước ấm bằng khăn giấy khô đa năng để vệ sinh da cho bé. Sau đó để da bé tiếp xúc với không khí càng lâu càng tốt rồi mới mặc tã cho bé.
  • Mẹ có thể dùng kem chống hăm tã để bôi cho bé sau khi thay tã do kem có chứa các oxit kẽm rất tốt cho da.
  • Mẹ nên đổi bỉm cho bé khi thấy bé bị hăm tã. Mẹ nên tham khảo những loại tã có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo khi mang cho trẻ và tránh hăm tã cho trẻ.
Hăm mông

Hăm mông

2.2 Không nên làm gì khi bé bị hăm tã?

  • Để trẻ mang tã bẩn trong nhiều giờ liền.
  • Mang tã cho trẻ quá chặt.
  • Bôi phấn rôm lên phần da bị hăm làm lỗ chân lông bít tắc. 
  • Chưa có sự tư vấn của bác sĩ mà dùng nhiều loại kem bôi cho trẻ, làm tăng nguy cơ dị ứng cho trẻ.

Bình thường cha mẹ cũng hạn chế lạm dụng phấn rôm làm bít tắc lỗ chân lông gây nên tình trạng hăm tã cho bé. 

3. Cách chữa trị hăm tã cho bé hiệu quả và cách phòng ngừa hăm tã an toàn

3.1 Các mẹo dân gian đơn giản

Các mẹo dân gian dưới đây sẽ giúp giảm bớt tình trạng hăm tã cho bé: 

Chữa hăm tã cho bé bằng lá trầu không

Vò nát 4 – 5 lá trầu không đã rửa sạch, đun sôi với nước trong vòng 5 phút. Để nước nguội bớt rồi lau rửa phần da bị hăm cho bé. Kiên trì thực hiện sẽ giúp cải thiện tình trạng sau 2 – 3 ngày.

Chữa hăm tã cho bé bằng lá khế

Rửa sạch 1 nắm lá khế rồi để ráo nước, giã nát với một xíu muối rồi thêm nước sôi để nguội, sau đó bỏ bã lấy nước. Thấm bông y tế trong dung dịch rồi thoa đều lên vùng da bị hăm của trẻ.

 Chữa hăm tã cho bé bằng lá chè xanh hoặc vối non

Rửa sạch lá chè xanh hoặc vối non đem đun lấy nước rồi lau cho bé 1 ngày 3 lần. Có thể kết hợp với kem bôi trị hăm cho bé khi da khô. 

Chú ý: chỉ nên áp dụng các cách trên khi bé mới bị hăm và tình trạng chưa nghiêm trọng. Cần đưa bé đi bác sĩ để được tư vấn và điều trị nếu thấy các dấu hiệu bé bị hăm tã nặng.

3.2 Dùng thuốc bôi cho bé

Đầu tiên, trước khi chọn thuốc bôi cho bé, mẹ nên tìm hiểu kỹ để biết đâu là loại thuốc tốt. Vừa tránh được việc mua phải hàng giả lại tránh được tình trạng kích ứng thêm cho trẻ: 

  • Ngăn ngừa da bị phát ban, dị ứng, hăm do mang bỉm, tã. 
  • Làm dịu da kích ứng và làm mềm da
  • Tránh các tác nhân kích ứng cho da bé.
  • Giúp làm lành tổn thương trên da nhanh chóng.
  • Ngăn ngừa viêm da, hăm tã,… 
  • Có chiết xuất từ thiên nhiên và có chứng nhận an toàn cho da bé. 

3.3  Ngừa hăm tã cho bé như thế nào ?

Để ngăn ngừa hăm tã cho bé mẹ nên chú ý các vấn đề sau đây. Đừng để khi bé bị hăm rồi mới tìm cách chữa trị mẹ nhé. 

  • Thay tã thường xuyên cho bé, trung bình các lần cách nhau 3 tiếng đồng hồ. Nhớ dùng loại tã chất lượng, đảm bảo và thay sau mỗi lần bé đi nặng.
  • Mỗi lần thay tã nên dùng nước ấm hoặc khăn mềm để lau cho bé. Tuy nhiên tránh dùng khăn ướt vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ viêm nhiễm.
  • Giữ phòng ngủ của bé sạch sẽ và thoáng mát. 
  • Hạn chế nhiều nhất có thể việc mang bỉm cho bé.

Nếu sau vài ngày hăm tã không có dấu hiệu giảm bớt mà còn tệ hơn như mụn mủ ngoài da hoặc lan rộng đến bụng của bé, lở loét, trợt,… thì hãy đưa bé đi bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. 

4. Lời kết

Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn, tránh hăm tã cho trẻ. Vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp bé ăn ngủ thoải mái hơn, da không còn ửng đỏ khó chịu.

Tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diaper-rash/symptoms-causes/syc-20371636
  • https://www.healthline.com/health/home-remedies-diaper-rash
5
/
5
(
1

vote

)

 

 

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương

, hoa chia buồn , điện hoa 24gio 

. shop hoa tươi 

, đặt hoa công nghệ 

điên hoa 24gio 

 , hoa tươi đẹp không tưởng

, hoa tươi

stt hài hước trên facebook

,Những câu nói hay về con gái

 , diadiemshophoa.vn 

xem thêm >> hoa tươi hải phòng

 , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

 , dien hoa 

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *