Sức Khỏe

[Chảy máu mũi] – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

[Chảy máu mũi] – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

 

[Chảy máu mũi] – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chảy máu mũi hay xuất huyết mũi là tình trạng hay gặp ở mỗi người. Máu thường chảy khoảng vài phút rồi ngưng nên không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu diễn ra quá thường xuyên thì có thể bạn đã mắc một bệnh lý khác.

Hãy tìm hiểu cách xử lý hiệu quả khi bị xuất huyết mũi trong bài viết này. 

Mục lục

1. Tìm hiểu về chảy máu mũi (chảy máu cam)

Chảy máu mũi còn có một số tên gọi khác như: chảy máu cam, xuất huyết mũi hoặc tỵ nục. Tùy vào từng địa phương mà mỗi nơi có tên gọi khác nhau. Chảy máu mũi là gì và nguyên nhân gây nên từ đâu? 

1.1 Như thế nào là chảy máu mũi?

Chảy máu mũi là hiện tượng  mũi bị chảy máu do các mạch máu trong mũi bị tổn thương. Các mạch máu nằm ở cả phía trước và phía sau của mũi lỗ mũi. Chúng dễ bị vỡ nếu bị kích thích.  Ngoài ra, các lớp lót trong mũi bị kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh xuất huyết mũi. 

Thông thường, mũi thường bị chảy một bên mũi. Đôi khi máu chảy từ hai bên cánh mũi, khiến lượng máu mất nhiều hơn, người bị cảm thấy mệt mỏi. 

Nguyên nhân chảy máu mũi là gì?

Nguyên nhân chảy máu mũi là gì?

1.2 Đối tượng nào hay mắc phải?

Chảy máu mũi gặp ở cả người lớn và trẻ em. Trong đó, lứa tuổi dưới 18 tuổi thường bị chảy máu mũi nhiều nhất. Đặc biệt, các bạn đang trong thời gian ôn thi căng thẳng cũng hay bị chảy máu mũi. Lịch học căng thẳng, ăn uống không khoa học, lo âu về kì thi là nguyên nhân khiến các bạn học sinh, sinh viên bị xuất huyết mũi. 

Người lớn làm việc căng thẳng, không nghỉ ngơi hợp lý và sử dụng nhiều chất kích thích khiến họ đôi lúc bị chảy máu mũi. 

Bà bầu cũng là đối tượng bị chảy máu mũi, nguyên nhân xuất phát từ việc thay đổi hormone trong quá trình mang thai. Thường các mẹ bầu chảy máu mũi vào giai đoạn đầu hoặc giai đoạn giữa của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai thường xuyên bị chảy máu mũi ở giai đoạn cuối thai kỳ thì cần đi khám bác sĩ. 

Tình trạng chảy máu mũi trước: 

Các mạch máu nằm giữa hai thành lỗ mũi rất dễ bị tổn thương và gây chảy máu. Tình trạng chảy máu mũi trước thường phổ biến hơn so với chảy máu mũi sau. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng này là: ngoáy mũi mạnh, viêm xoang, không khí quá khô không đủ độ ẩm,…

Tình trạng chảy máu mũi sau

Nguyên nhân gây nên là do phần sâu nhất trong mũi bị tổn thương. Máu không chảy xuống từ mũi mà sẽ chảy xuống cổ. Khi bị chảy máu mũi sau, bệnh nhân cần đi gặp bác sĩ vì nó rất nguy hiểm. Va đập mũi mạnh, phẫu thuật mũi, mũi bị gãy,…thường gây nên tình trạng chảy máu mũi sau này. 

Làm gì khi bị chảy máu mũi

Làm gì khi bị chảy máu mũi

1.3 Nguyên nhân dẫn đến chảy máu mũi là gì?

Chảy máu cam thường xuất hiện bất ngờ mà không có dấu hiệu gì báo trước. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mạch máu mũi bị tổn thương và xuất huyết. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến mũi bị chảy máu: 

Do căng thẳng và mệt mỏi

Căng thẳng, mệt mỏi và lo âu khiến cho việc chảy máu mũi xuất hiện. Những người hay bị stress dễ bị chảy máu mũi cấp tính, chảy nhiều hoặc dễ tái phát nhiều lần. 

Khi căng thẳng, con người có một số hành vi và sử dụng thuốc để điều trị – yếu tố chính gây chảy máu mũi. 

Trong lúc bạn đang lo âu, suy nghĩ tìm mọi cách đối phó khiến cơ thể bạn dường như căng lên. Lúc này, các mạch máu bị tác động và khiến bạn bị chảy máu mũi. 

Chảy máu mũi khiến một số người bất ngờ, hoảng sợ và mang tâm lý thêm âu lo. 

Hay bị nhức đầu

Đau đầu và chảy máu cam là hai bệnh lý riêng biệt. Tuy nhiên, khi chúng đi kèm với nhau là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Bạn cần kịp thời đi khám để chữa trị. Một số bệnh lý có dấu hiệu đau đầu kèm chảy máu cam là: 

Viêm mũi dị ứng: các mao mạch trong mũi bị giãn quá mức nên chúng bị vỡ ra,  khiến máu mũi chảy. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng còn có triệu chứng đau đầu, hắt hơi, …

Viêm xoang: máu mũi chảy kèm đau đầu xuất hiện với những bệnh nhân bị bệnh xoang nặng. Các mao mạch máu mũi của bệnh nhân xoang bị tổn thương và gây chảy máu. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải chịu những cơn đau đầu hành hạ. 

Ung thư mũi – họng: các khối u gây chèn ép mạch máu mũi nên xuất hiện tình trạng chảy máu cam. Các bệnh nhân ung thư luôn có cảm giác mệt mỏi, đầu đau,…

Chảy máu mũi ở trẻ em

Chảy máu mũi ở trẻ em

Hay ngoáy mũi mạnh

Một số người rất hay có thói quen đưa tay vào trong mũi để ngoáy. Tưởng chừng đó chỉ là cách giúp bạn đỡ ngứa mũi. Hoặc cho rằng đây là một thói quen vô hại. 

Tuy nhiên, niêm mạc mũi khá là mỏng, các mạch máu dễ bị tổn thương khi chịu tác động mạnh. Hành động ngoáy khiến các mao mạch máu trong mũi bị đứt, vỡ và gây chảy máu mũi. 

Ngoáy mũi nhiều khiến lông mũi rụng, khoang mũi yếu dần, nếu kéo dài có thể gây nên viêm mũi. Vô cùng có hại cho đường hô hấp của chúng ta. 

Do bị tăng huyết áp đột ngột

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây chảy máu mũi ở người già. Khi huyết áp tăng khiến cho áp lực của thành mạch tăng. Khi đạt đến một độ áp lực nhất định, các thành mạch này bị vỡ và mũi bị chảy máu. Huyết áp cao còn khiến cho lượng máu chảy càng nhiều so với những người bình thường. 

Ngoài ra, người bị cao huyết áp còn bị suy tim, bóc tách thành mạch chủ, xuất huyết não,….có thể gây tử vong nếu không được cứu chữa. 

Do ăn uống không phù hợp

Một số thói quen ăn mặn, đồ cay nóng, nhiều đạm, chất béo,…khiến năng lượng dư thừa bị đốt cháy và sinh nhiệt trong cơ thể. Khi cơ thể luôn có cảm giác nóng bức, khó chịu sẽ gây nên chảy máu cam. 

Ngoài ra, việc uống không đủ nước cộng ăn các chất quá nhiều năng lượng khiến cơ thể khô, không đủ mát. 

Vì vậy, người bị chảy máu mũi nên ăn uống đồ mát, ít cay nóng và uống đủ nước. 

Thay đổi thời tiết

Chảy máu mũi thường xuất hiện khi thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp. Khi trời hanh khô, các mao mạch trong mũi co lại và gây ra hiện tượng xuất huyết mũi. 

Khi thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh cao huyết áp, dị ứng xuất hiện. Các mao mạch trong mũi bị khô, nứt và chảy máu mũi. 

2. Khi bị chảy máu mũi cần làm gì?

Chảy máu mũi có thể tự sơ cứu tại nhà. Vì vậy, dưới đây là hai bước cơ bản để giúp ngăn chảy máu nhiều khi bị xuất huyết mũi. 

Bước 1:Sơ cứu cơ bản bệnh nhân

Khám phá:  Sỏi thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

 Khi bị chảy máu mũi, người bị cần giữ bình tĩnh, không hoảng sợ. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần nói chuyện, hướng dẫn bé không khóc to hoặc la hét, tránh việc chảy máu nhiều hơn và gây tâm lý cho bé. 

Người bị chảy máu mũi nên ngồi xuống, thẳng lưng hoặc nửa đứng nửa ngồi. Hướng dẫn bé hoặc người bị xuất huyết mũi ngồi hơi ngả về phía trước, không được ngả người về sau. Đây là cách để máu mũi không chảy xuống cổ họng, gây khó chịu. 

Bước 2: Những thao tác cụ thể ngăn máu chảy

Sơ cứu người bị chảy máu mũi bằng những phương pháp sau đâu: 

  • Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp và giữ chặt hai bên cánh mũi lại với nhau. Tiến hành giữ chặt trong khoảng từ 03 đến 05 phút đến khi máu ngưng hoặc chảy ít. Lúc này, người bị chảy máu có thể thở bằng miệng để duy trì việc hô hấp. 
  • Cách thứ hai mà mọi người thực hiện là dùng bằng ngon. Lấy một miếng bông gòn dài từ 02 -03cm hoặc bông gòn vo lại thành cục nhỏ. Lưu ý nên để bông gòn ướt mềm. Đưa bông gòn vào mũi và lấy tay bóp chặt vào hai cánh mũi. Phương pháp này giúp mũi ngưng chảy máu. Tuy nhiên, cần đưa bông gòn ra ngoài sau khi máu đã ngừng chảy. 
  • Người bị chảy máu mũi cần đến gặp bác sĩ nếu: mũi bị va đập, tổn thương mạnh. Máu chảy không dừng được. Hoặc xuất hiện kèm biểu hiện buồn nôn, chóng mặt. 

Lưu ý: sau khi máu đã ngưng chảy không nên cậy hoặc hỉ mũi mạnh. Việc này tránh gây chảy máu mũi lần nữa. Tuy nhiên, sau khi máu đã ngưng chảy có thể nhẹ nhàng lấy cục máu đông ra ngoài để mũi được thông thoáng. Mọi người có thể hỉ nhẹ hoặc lấy tăm bông, đừng dùng tay  vì tay có thể làm xước mũi, gây chảy máu mũi lại. 

3. Làm thế nào để ngăn ngừa chảy máu mũi?

Để ngăn ngừa chảy máu mũi, chúng ta cần phải chăm sóc, vệ sinh mũi hàng ngày. Đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và không duy trì các thói quen xấu. 

  • Giữ độ ẩm cho mũi: 

Mũi khi bị khô khiến cho niêm mạc mũi nứt và gây xuất huyết. Mọi người cần phải cung cấp độ ẩm cho mũi bằng việc sử dụng nước muối nhỏ mũi. Hoặc bôi một lớp dầu vào mũi trước khi đi ngủ, thực hiện đều đặn mỗi ngày. Không để nhiệt độ phòng quá hanh khô. 

  • Thực đơn dinh dưỡng

Để phòng ngừa bệnh chảy máu mũi, mọi người cần bổ sung vitamin K, kali, vitamin C, chất sắt. Những chất dinh dưỡng này được tìm thấy trong cải bó xôi, bông cải xanh, cam quýt, các loại trái cây, các loại thịt đỏ,…

Khi bị chảy máu mũi không nên ăn đồ cay nóng, các loại trái cây có tính nhiệt như sầu riêng, vải, mít,…Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo. Các loại đồ uống kích thích như cà phê, rượu, bia, ….

  • Không ngoáy mũi, đưa các dị vật vào mũi. Hạn chế và tránh các tác động mạnh gây tổn thương cho mũi.
  • Vệ sinh mũi mỗi ngày bằng tăm bông và nước muối. 
  • Uống đủ nước: nước lọc, nước sâm, nước ép trái cây,..
  • Không hút thuốc lá; không để trẻ ngửi mùi thuốc lá. 
  • Xông hơi để mũi được thông thoáng. Mọi người có thể xông bằng nước sôi hoặc bằng tinh dầu. Tinh dầu không những giúp mũi loại bỏ bụi bẩn, thông thoáng mà còn giúp đầu óc thư giãn. 

4. Lời kết

Chảy máu mũi không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng đó cũng là cảnh báo cơ thể đang không ổn. Mọi người cần bỏ những thói quen xấu và tăng cường vệ sinh mũi để mũi thông thoáng và sạch sẽ. Nếu tình trạng chảy máu mũi thường xuyên, xuất hiện từ 2-3 lần/tuần và kéo dài thì nên đi gặp bác sĩ. Vì đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác. 

5
/
5
(
1

vote

)

 

 

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương

, hoa chia buồn , điện hoa 24gio 

. shop hoa tươi 

, đặt hoa công nghệ 

điên hoa 24gio 

 , hoa tươi đẹp không tưởng

, hoa tươi

stt hài hước trên facebook

,Những câu nói hay về con gái

 , diadiemshophoa.vn 

xem thêm >> hoa tươi hải phòng

 , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

 , dien hoa 

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *