Cây Thuốc Quý

Cáp giới và tác dụng chữa bệnh của Cáp giới

Cáp giới và tác dụng chữa bệnh của Cáp giới

Tên khoa học: Gekko gekko Lin.

Họ: Tắc Kè (Gekkonidae).

Tên gọi: Cáp giới và tác dụng chữa bệnh của Cáp giới

Con đực gọi là Cáp, con cái gọi là Giới. Về đêm, nghe kêu 1 tiếng “Tắc *cáp+”, 1 tiếng “Kè *giới+”, do âm thanh mà có tên Tắc kè.

Mô tả: Tắc kè hình dáng gần giống như con Thạch sùng (hay con Thằn Lằn, nhưng to hơn nhiều. Có loại da màu nâu đen, hoặc nâu xanh, loại thì màu xám lưng có chấm lốm đốm. Con đực da sần sùi, miệng rộng, đuôi nhỏ mà dài, con cái da mịn nhẵn, miệng b , đuôi lớn mà ngắn hơn. Phần bụng phình to có 4 chân, ngón chân có màng mỏng, có thể leo bò trên các vách núi treo leo và trên cây. Mình dài koảng 10-17cm (chưa kể phần đuôi) đuôi có thể dài bằng phần mình, miệng có hai hàm răng nhọn. Tắc kè sống ở vách núi hay các hốc thân cây trong rừng. Cüng thường sống thành từng đôi một (một đực, một cái). Sách cổ nói con đực kêu “tắc” con cái kêu “kè” nhưng thực tế một con có thể kêu cả hai tiếng “Tắc kè”.

Cáp giới và tác dụng chữa bệnh của Cáp giới

Nếu dùng Tắc kè ngâm thuốc thường phải kiếm đủ cả đôi. Ban ngày mắt của nó lóa lên nên chỉ đi kiếm mồi vào ban đêm, chúng chỉ thích ăn những loại sâu bọ có cánh, lúc bắt mồi động tác rất nhanh nhẹn, linh hoạt. Vào khoảng tháng 4 bắt đầu mùa hoạt động của Tắc kè, tháng 5-6 là tháng hoạt động nhanh nhất, cuối tháng 10 đã ít thấy, sau tiết Sương giáng thì đã bắt đầu bước vào ngủ qua đông, nó nằm im trong mùa đông không hoạt động. Nếu bắt Tắc kè bỏ vào lồng sắt mà thời gian ấy là mùa nóng thì chúng dễ bị chết, nhưng gặp điều kiện khí hậu thích nghi thì tuy qua mấy tháng không cho ăn nhưng Tắc kè vẫn sống. Những con nuôi trong lồng như thế thì khoảng tháng 5-6 đã đẻ nhiều trứng màu trắng vỏ mềm, một lần đẻ hai trứng, chừng 100 ngàysau bắt đầu nở (3 tháng 10 ngày), không phải ấp, Tắc kè con sau khi nở 3-4 năm sau mới trưởng thành.

Phân biệt:

(1) Cần phân biệt với con Tắc kè, Cắt kè, Tò te hay rồng đất, có hình dáng như con trên nhưng nhỏ hơn, con đựng có gờ gai lưng phát triển hơn con cái. Sống ở bụi cây ven suối, bơi giỏi. Rồng đất tên khoa học Physygnathus cocincinus.

(2) Khác với con Giác thiềm (Phrinosoma cornuta).

Địa lý: Sống trong các hốc đá, hốc cây các miền núi rừng khe hốc nhà cao khắp nơi trong nước Việt Nam.

capgio_02

Phần dùng làm thuốc:

Dùng cả con còn đủ đuôi đã bỏ nội tạng, căng thẳng phẳng phơi sấy khô. Thường dùng chân trước đến chân sau dài 9,7cm, nếu nhỏ hơn kích thước trên thì thuộc vào loại bé.

Cách bắt và nuôi.

(1) Người ta thường lắng nghe nó kêu ở chỗ nào thì tìm bắt.

a) Dùng tóc để bắt, thường về lúc chập tối người ta dùng gậy tre nhỏ, đầu gậy có buộc những nắm tóc, bó thành tụm tua tủa rồi luôn vào những hốc trên cây, Tắc kè tưởng là mồi (các loại sâu có cánh mỏng) liền nhảy ra vồ ăn, lúc đó k o ra ngay thì sẽ bắt được.

b) Dùng ánh sáng để bắt, vào khoảng 7-10 giờ tối, Tắc kè thường bò ra khỏi lỗ hang xuống dưới kiếm mồi, dùng đèn pin soi vào tắc kè sẽ nằm im nhanh nhanh ta tóm lấy cổ.

c) Dùng móc sắt để bắt về mùa hè nóng nực, Tắc kè thường bò ra ngoài hốc để ngóng mát. Vì ban ngày chúng hay bị lóa mắt, cho nên nhanh nhẹn dùng móc sắt móc vào hàm trên hay hàm dưới rồi lấy tay túm chặt lấy cổ bắt bỏ vào lồng.

(2) Cách nuôi:

a) Làm núi giả, tìm chỗ khô ráo, rồi lấy đá và gạch xây thành núi giả rỗng giữa. Núi giả gồm vách xung quanh và lồng rỗng có cửa vào. Làm vách núi sau khi san bằng nền, dùng gạch xây thành vách cao 3m, rộng 2,3m, dài 3m, trên vách có để những lỗ nhỏ cách mặt đất độ 1m, trên nóc có để một cửa thông lên trên, bên một vách có một cửa sổ, một bên có cửa ra vào sau đó đắp đá ra ngoài có chất hồ cẩn thận ở những chỗ có lỗ thì vẫn chừa ra thành hang sâu.

Sau khi xây xong bên ngoài chỉ trông thấy đá không thấy gạch. Cửa sổ hang đều lấy thép vít lại, cửa ra vào cüng làm bằng lưới thép. Làm lòng núi cần xây một hòn núi giả con, dài 1-7m, rộng 1m, một đầu xây nối liền với vách tường nóc núi giả. Chỗ cách đất 1m có chừa những lỗ nhỏ làm hang cho nó ở. Bốn chung quanh có chừa lối đi để tiện quan sát.

b) Nuôi: Tắc kè thích ăn những côn trùng bộ cánh mỏng.

Ban đêm dùng đèn dầu để những côn trùng tập trung cho Tắc kè bắt (Tắc kè không sợ ánh sáng lờ mờ). Nếu ăn không đủ no phải cho ăn mồi thêm. Nếu trong hang không đủ ẩm thì phải phun thêm nước vào cho đủ ẩm. Tối lúc lên đèn thắp đèn ở núi giả cho những sâu bọ có cánh bay vào để Tắc kè bắt ăn, nếu không đủ ta phải bắt thêm cho ăn từng bữa, ban ngày lóa mắt cho nên ít hoạt động.

Bào chế:

(1) Dùng búa đập đầu cho Tắc kè chết, từ bụng trở xuống buộc vào giá căng lấy dao con nhọn sắc, mổ từ đít lên đến hai chân trước, dùng giẻ sạch hoặc bông thấm cho sạch khô máu ở mình, không được rửa bằng nước, đồng thời móc vứt hai mắt đi vì mắt có chất độc, sau đó căng trên chiếc giá phơi hay sấy khô. Giá gồm 1 thanh tre dọc hay hai thanh tre ngang, 2 thanh ngang để căng 4 chân. Sau khi căng lên giá thì dùng than để sấy khô. Cứ hai con kích thước bằng nhau thì căng lên 1 giá (thường gọi là một đôi đực cái).

Cách căng bụng có hai kiểu:

– Nẹp kiểu bắt chéo dấu nhân:

Một nẹp căng từ chân phải phía trước chéo sang chân trái phía sau, một nẹp cho từ chân trái phía trước néo sang chân phải phía sau

Nẹp kiểu song song:

Bụng chia làm hai phần. Phần trên ngực căng một nẹp rộng bản, hình chữ nhật, đặt gần phía hai chân trước. Phần dưới ngực một một nệp rộng bản, hình hơi bán nguyệt vì bụng thót dần, nẹp đặt gần hai chân sau. Một nẹp dài nhỏ, cứng hơn xuyên dưới các nẹp dọc theo xương sống, để khi sấy khô đuôi tắc kè khỏi bị cong. Các nẹp phải bằng cật tre gìa đã ngâm hoặc sấy để tránh mọt. Căng xong, hơ than củi hoặc sấy toàn thân từ từ, đến khô, khi toàn thân đã khô thì chúc đầu xuống, đuôi chổng lên để chỉ sấy riêng đầu. Nhìn thấy khô, tay bóp thấy cứng là được.

(2) Xung quanh mắt và con ngươi của Tắc kè

có chất độc cho nên người ta thường hay khoét bỏ mắt khi dùng, khi dùng bỏ vẩy trên đuôi, dưới bụng và trên thịt. Dùng rượu ngâm cho thấm rồi lấy lửa than rang cách 2 lần giấy cho vàng khô, xong bỏ vào bình sứ treo trên góc nhà phía đông một đêm thì tác dụng trị bệnh tăng lên gấp đôi, nhưng đừng làm hư cái đuôi đi (Lôi Công).

>>> ĐỌC THÊM : Bó hoa hồng vàng trong tình yêu và tình bạn

(3) Khi dùng đầu và chân phải rửa bỏ cái rêu của nó bên trong, nếu không sạch được thì lấy sữa khô sao qua để dùng hoặc sao mật (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

(4) Khi dùng sao cho thật vàng, khi thử thì nướng cho thật chín, ngậm một miếng trong miệng rồi chạy mà không thở dồn dập là loại thật. Thứ thuốc này nên dùng vào hoàn tán thì hay hơn (Dụng Dược Pháp Tượng).

Mô tả dược liệu:

Cáp giới khô thường được mổ bụng bỏ ruột trong, tứ chi và đầu ngực, dùng cạp tre căng ra, phần đuôi dùng giấy cột trên phiến tre mỏng rộng, căng rộng ra từ đầu tới đuôi dài khoảng 21-32cm. Bộ xương vùng đầu rõ ràng, mắt lõm sâu. Vùng lưng sau khi tróc phiến vảy màu xám xanh làm lộ da dư thừa màu nâu, cột sống giữa và xương hai bên thể hiện dạng cạnh sống lưng lồi lên, tứ chi và phần đuôi nhăn teo nhiều, 5 ngón chân cứng cong có lỗ hút. Con nào có thịt trắng mùi thơm còn nguyên đuôi không sâu mọt là tốt. Không dùng con đã mất đuôi, hoặc đuôi bị chắp. Vì hiệu lực của Tắc kè là do đuôi của nó.

Tính vị:

Vị mặn tính bình có độc ít. Qui kinh: Nhập kinh Phế, Thận. Tác dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương.

Chủ trị + Trị suy nhược lâu ngày, ho suyễn, suy nhược, ho ra máu, tiểu tiện nhiều lần.

Liều dùng: Dùng từ 2g- 6g, tán bột trộn vào thuốc làm hoàn.

Kiêng kỵ: Ho suyễn do ngoại tà phong hàn, người có thực nhiệt cấm dùng.

Cách dùng:

(1) Ở Triết Giang người ta thường dùng đuôi Tắc kè để làm thuốc, ở Quảng Tây thường dùng Tắc kè để ngâm rượu mỗi lít ngâm 2 con, trước khi ngâm chặt đầu trước khi ngâm vào rượu để làm thuốc bổ.

(2) Khi dùng tươi, sau khi chặt đầu và bỏ từ mắt trở lên, bỏ bàn chân, lột da bổ bụng, mổ ruột nấu cháo, khi bắt được con cả đuôi thì nhúng vào trong nước nóng chặt bỏ đầu, ruột gan, rồi nướng vàng thật thơm ngâm rượu 400 với các loại thuốc phế như Bách bộ, Thiên môn, Mạch môn, bổ thận như Thục địa, Nhục thung dung, Nhân sâm và các vị thuốc thơm cho dễ uống, trong 100 ngày. Muốn dùng khô, sau khi mổ bụng bỏ hết nội tạng lau sạch bằng giấy bản xong tẩm rượu, dùng hai que nhỏ dẹp, 1 căng thẳng 2 chân trước, 1 căng thẳng 2 chân sau như đã mô tả ở phần bào chế, xong lấy 2 que nứa khác nhọn xuyên qua đầu và đuôi rồi lấy giấy bản cuộn đuôi lại để khỏi gẫy phơi nắng hoặc sấy khô cất dùng.

Bảo quản: Cáp giới và tác dụng chữa bệnh của Cáp giới

Tắc kè dễ bị hư hỏng do sâu, mọt, đục khoét. Chuột rất thích ăn Tắc kè, nhất là đuôi. Tắc kè sấy xong phải cho vào thùng kín. Trong thùng có thể để lẫn Long não, Tế tân. Nếu có điều kiện thì cho thêm chút hút ẩm như Silicagel, gạo rang. Về mùa xuân mùa hè cứ sau 10 ngày sấy 1 lần. Sấy bằng than củi hoặc tủ sấy ở 60-700C.

Sấy toàn thân, đầu phải sấy kỹ. Khi sấy cần sấy kỹ. Khi sấy cần chú ý, đuôi phải chổng lên vì đuôi là bộ phận chủ yếu lại nhiều chất béo. Nhiệt độ nóng quá có thể làm chất béo chảy. Về mùa thu và mùa đông sau một ngày sấy 1 lần. Mỗi lần sấy song vuốt lại sửa nẹp ngay ngắn. Không nên sấy Tắc kè bằng diêm sinh vì diêm sinh làm biến chất, màu sắc bóng bị bạc, thân bị mốc. Rượu Tắc kè: Tắc kè 24g-Đảng sâm 40g Huyết giác 3g, Trần bì 3, Tiểu hồi 1, đường rượu đủ 1000ml uống tối trước khi đi ngủ 1 cốc con (30ml). Trị thận suy dương k m, đau lưng, mỏi gối, đái rắt, hen suyễn thuộc hàn.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Ho phù mặt, tứ chi phù, Tắc kè 1 con đực, 1 can cái (gọi: đôi Cáp giới) có đầu và đuôi theo cách biến chế trên, hòa mật tẩm sao cho chín rồi dùng Nhân sâm thượng hạng giống hình người nửa lượng tán bột, Sáp ong nóng chảy 4 lượng, trộn thuốc trên làm thành 6 cái bánh, mỗi lần nấu cháo nếp lấy 1 chén trộn với cái bánh trên khuấy ra ăn lúa nóng (Phổ Tế Phương).

+ Dùng 3-4 con Tắc kè đã chế biến khô, chặt bỏ 4 bàn chân,

bỏ từ 2 u mắt tới miệng, cắt thành miếng nhỏ, tẩm nước gừng rồi sao vàng. Sau đó đem gĩa nhỏ hay để cả miếng, ngâm vào 1 lít rượu trắng, rồi cho thêm 1 ít Trần bì ngâm 10 ngày càng lâu càng tốt. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 1 cốc nhỏ (Kinh Nghiệm Phương).

+ Dùng 1-2 con Tắc kè to còn cả đuôi, chặt bỏ 4 bàn chân, chặt bỏ đầu từ 2 u mắt trở lên, lột da, mổ bụng, bỏ ruột rửa sạch. Sau khi làm xong chặt từng miếng cho thêm Gừng, chữa k m ăn, gầy còm, suy dinh dưỡng, tinh thần mệt mỏi, chẻ trậm lớn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Phế hư, ho lâu ngày không lành, phế tích tụ hư nhiệt lại thành ung, ho ra máu mủ, ho cả ngày không cầm, tắc tiếng hết hơi, đau nhói trong lồng ngực dùng Cáp giới, A giao, Lộc giác giao, Tê giác (Sống), Linh dương giác, mỗi thứ 2 chỉ rưỡi, dùng 3 thăng nước sống sắc còn nửa thăng trong nồi bằng bạc hay sành uống ngày 1 lần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Bổ phế bình suyễn, trị suyễn lâu năm, di tinh, ho suyễn, ho ra máu do Phế Thận bất túc:

Cáp giới tán bột, lần uống 5 phân ngày uống 2-3 lần với nước đường cát trắng khuấy nước cơm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). . Trị Phế Thận đều hư, ho lâu không bớt: Cáp giới 1 cặp, Nhân sâm 1 chỉ 5 tán bột, lần uống 5 phân, ngày uống 2-3 lần với nước cơm (Sâm Cáp Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Cáp giới và tác dụng chữa bệnh của Cáp giới

+ Trị ho suyễn, tổn thương phế, trong đờm có lẫn máu:

Cáp giới 2 chỉ, Tri mẫu, Bối mẫu, Lộc giao (chưng), Anh bì, Hạnh nhân, Tz bà diệp, Đảng sâm mỗi thứ 3 chỉ, Cam thảo 1 chỉ, sắc uống (Cáp Giới Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

>>>> đọc thêm : Bó hoa hồng tím biểu tượng tình yêu từ cái nhìn đầu tiên

+ Bổ thận tráng dương, trị di tinh, liệt dương do Thận dương bất túc: Cáp giới 1 cặp tán bột, mỗi lần 1 chỉ ngày uống hai lần với rượu ngọt (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham khảo:

+ Bệnh phế nuy khạc ra máu, ho ra huyết là chứng ho có tính cách thượng khí lên trên, những người bị tráng dương dùng Cáp giới rất tốt, (Hải Dược Bản Thảo).

+ Cáp giới chữa được chứng đái lắt nhắt, ra sạn, thông lợi, thông kinh nguyệt, chứng thuộc phế khí, ho ra máu (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). Cáp giới và tác dụng chữa bệnh của Cáp giới

+ Cáp giới chữa được chứng phế khí xông ngược lên, ích được tinh huyết, đinh suyễn, khỏi ho, phế ung, tiêu khát và giúp cho sinh dục có lợi (Bản Thảo Cương Mục).

+ Cắt đuôi Tắc kè để làm thuốc, Tắc kè vẫn sống,

Tắc kè có khả năng phát sinh đuôi rất khỏe, sau khi cắt đuôi đi trong vòng 10 ngày lại tiếp tục mọc đuôi, việc tái sinh này rất có lợi cho việc tái sinh bắp thịt của cơ thể Tắc kè, do đó người bệnh phổi, dùng phổi Tắc kè làm thuốc bổ sẽ thúc đẩy tái sinh tế bào tổ chức phổi. Ở Quảng Tây Trung Quốc có kinh nghiệm dùng dao đã sát trùng bằng cồn, để cắt đuôi Tắc kè, sau khi cắt dùng bột của loại nấm Lycopendon boviste bôi vào chỗ cắt, sau đó lại thả Tắc kè vào nguyên như cü, đuôi đem sấy khô dùng làm thuốc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

>>> đọc thêm : Tác dụng chữa bệnh của Cát Cánh

+ Kinh nghiệm cho rằng đuôi Tắc kè có sức nạp khí bình suyễn rất mạnh, lại có thể trị được suy nhược thần kinh, suyễn thở mệt do tim, phù thủng tay chân và mặt (Tân biên Trung Y Học Khái Luận).

Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

Trích: Bách Khoa Y Học 2010

Biên soạn ebook : Lê Đình Sáng

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

5/5 (1 Review)
Blog sức khỏe agarwood
Blog sức khỏe Agarwood

Blog sức khỏe Agarwood chia sẻ thông tin các loại cây thuốc quý, cách làm đẹp, các bệnh lý liên quan tới hô hấp như Ho, viêm phế quản , viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng…và rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác

Blog sức khỏe Agarwood 

 

Your Comment

Cancel

shop hoa tươi thủ đức , shop hoa tươi tây ninh

xem thêm >> hoa sinh nhậthoa khai trươngshop hoa tuoi tây hồ hà nội , điện hoa 24gio . shop hoa tươi Hoa Tươi

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , shop hoa tươi ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *