Mối Quan Hệ

Cách để Trở nên kiên nhẫn

Cách để Trở nên kiên nhẫn

Việc giữ kiên nhẫn không bao giờ là điều dễ dàng, hơn nữa thời đại ngày nay còn khiến bạn khó kiên nhẫn hơn bao giờ hết. Trong thời đại mà tin nhắn và thông tin được gửi đi khắp thế giới một cách nhanh chóng, mọi thứ đều có thể sẵn sàng chỉ với vài cú nhấp chuột. May mắn thay, sự kiên nhẫn là một đức tính có thể xây dựng và nuôi dưỡng theo thời gian. Từ đó, bạn sẽ lấy làm ngạc nhiên thấy rằng sự thư giãn và bình yên trong suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thế nào.

 

  • Tiêu đề ảnh Be Patient Step 1

    {“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/1/1d/Be-Patient-Step-1-Version-9.jpg/v4-460px-Be-Patient-Step-1-Version-9.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/1/1d/Be-Patient-Step-1-Version-9.jpg/v4-760px-Be-Patient-Step-1-Version-9.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
    1
    Cố gắng tìm hiểu tại sao bạn luôn hấp tấp. Ví dụ: Khi đang chờ đợi một cuộc họp quan trọng bắt đầu! Chúng ta thường mất kiên nhẫn khi làm nhiều việc một lúc hoặc khi có thời gian biểu kín mít và nghĩ rằng thời gian trôi qua vùn vụt với sự bận rộn và hỗn loạn.

    • Nếu bạn đang ôm đồm quá nhiều việc, hãy xem lại danh sách việc cần làm trước khi cố gắng thay đổi phản ứng tự nhiên của bạn trước những tình huống căng thẳng.
    • Cố gắng dàn trải công việc để chỉ làm lần lượt từng việc mà không khiến cho bản thân rơi vào trạng thái nôn nóng chờ đợi được bận rộn với thứ gì đó.
    • Phân chia trách nhiệm với người khác nếu có thể; bản thân việc này là một bài kiểm tra sự kiên nhẫn của bạn, tuy nhiên bạn phải học cách chia sẻ gánh nặng.
  • Nếu bạn đang ôm đồm quá nhiều việc, hãy xem lại danh sách việc cần làm trước khi cố gắng thay đổi phản ứng tự nhiên của bạn trước những tình huống căng thẳng.
  • Cố gắng dàn trải công việc để chỉ làm lần lượt từng việc mà không khiến cho bản thân rơi vào trạng thái nôn nóng chờ đợi được bận rộn với thứ gì đó.
  • Phân chia trách nhiệm với người khác nếu có thể; bản thân việc này là một bài kiểm tra sự kiên nhẫn của bạn, tuy nhiên bạn phải học cách chia sẻ gánh nặng.
  • Tiêu đề ảnh Be Patient Step 2

    {“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/9/92/Be-Patient-Step-2-Version-9.jpg/v4-460px-Be-Patient-Step-2-Version-9.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/9/92/Be-Patient-Step-2-Version-9.jpg/v4-760px-Be-Patient-Step-2-Version-9.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
    2
    Chỉ ra những yếu tố thường làm bạn mất kiên nhẫn. Ví dụ: khi bạn không làm gì cả! Sự thiếu kiên nhẫn xuất hiện một cách âm thầm; và khi bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng hoặc không vui, có lẽ bạn cũng không nhận ra nguyên nhân tiềm ẩn của những cảm giác này chính là sự thiếu kiên nhẫn. Để giảm những lần thiếu kiên nhẫn, bạn cần phải nhận thức được điều này.

    • Những sự kiện, con người, giai đoạn hoặc tình huống nào có vẻ như luôn làm bạn mất đi sự bình tĩnh? Hãy ngồi xuống và viết ra danh sách những thứ khiến bạn lo lắng, căng thẳng hoặc tức giận. Mấu chốt của hầu hết mọi vấn đề là chúng ta thường khó chấp nhận thực tế. Đối với bạn thì thực tế đó là gì?
  • Những sự kiện, con người, giai đoạn hoặc tình huống nào có vẻ như luôn làm bạn mất đi sự bình tĩnh? Hãy ngồi xuống và viết ra danh sách những thứ khiến bạn lo lắng, căng thẳng hoặc tức giận. Mấu chốt của hầu hết mọi vấn đề là chúng ta thường khó chấp nhận thực tế. Đối với bạn thì thực tế đó là gì?
  • Tiêu đề ảnh Be Patient Step 3

    {“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/b/b0/Be-Patient-Step-3-Version-9.jpg/v4-460px-Be-Patient-Step-3-Version-9.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/b/b0/Be-Patient-Step-3-Version-9.jpg/v4-760px-Be-Patient-Step-3-Version-9.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
    3
    Tìm ra đặc điểm chung. Việc nhận thức được sự thiếu kiên nhẫn của mình cũng cho bạn cơ hội học hỏi từ điều đó, đôi khi còn giúp bạn khám phá ra một mối quan hệ hoặc tình huống nào đó không tốt hay không có tính xây dựng, qua đó bạn cũng thấy rằng bạn có khả năng tạo ra sự thay đổi. Khi hiểu ra điều đó, bạn có thể suy nghĩ thấu đáo về vấn đề và quyết định xem sự thiếu kiên nhẫn của bản thân có hợp lý hay hữu ích không. Thường thì câu trả lời sẽ là không, nhưng trong trường hợp ngược lại thì bạn có thể tìm cách khắc phục nguyên nhân của vấn đề thay vì chỉ cảm thấy căng thẳng.
  • Tiêu đề ảnh Be Patient Step 4

    {“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/9/9a/Be-Patient-Step-4-Version-9.jpg/v4-460px-Be-Patient-Step-4-Version-9.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/9/9a/Be-Patient-Step-4-Version-9.jpg/v4-760px-Be-Patient-Step-4-Version-9.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
    1
    Viết nhật ký. Trong vòng một hoặc hai tuần, bất kỳ khi nào bạn có cảm giác hối hả và thiếu kiên nhẫn, hãy viết ra những gì liên quan đến cảm xúc đó (ví dụ: Ngày 1 tháng 7 – lớp thiên văn học). Bạn cần đảm bảo ghi chú thường xuyên và liên tục mỗi khi cảm giác đó xuất hiện.

    • Bạn sẽ nhận thấy bản thân có ý thức hơn (và sẵn sàng hơn) cho sự thiếu kiên nhẫn. Bạn cũng có thể quan sát sự thiếu kiên nhẫn một cách khách quan và biết sự kiện nào khiến cảm giác này tăng lên.
    • Bạn sẽ rút ra được kết luận rằng hoàn cảnh xung quanh không khiến bạn bồn chồn lo lắng mà là do chính cảm giác của bạn gây ra điều đó. Bằng cách này, bạn sẽ kiểm soát sự thiếu kiên nhẫn tốt hơn khi nó xuất hiện.
  • Bạn sẽ nhận thấy bản thân có ý thức hơn (và sẵn sàng hơn) cho sự thiếu kiên nhẫn. Bạn cũng có thể quan sát sự thiếu kiên nhẫn một cách khách quan và biết sự kiện nào khiến cảm giác này tăng lên.
  • Bạn sẽ rút ra được kết luận rằng hoàn cảnh xung quanh không khiến bạn bồn chồn lo lắng mà là do chính cảm giác của bạn gây ra điều đó. Bằng cách này, bạn sẽ kiểm soát sự thiếu kiên nhẫn tốt hơn khi nó xuất hiện.
  • Tiêu đề ảnh Be Patient Step 5

    {“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/4/4d/Be-Patient-Step-5-Version-9.jpg/v4-460px-Be-Patient-Step-5-Version-9.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/4/4d/Be-Patient-Step-5-Version-9.jpg/v4-760px-Be-Patient-Step-5-Version-9.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
    1
    Vượt qua sự thiếu kiên nhẫn. Về lâu dài, bạn cần thay đổi thái độ với cuộc sống để rèn luyện tính kiên nhẫn, nhưng bạn có thể nhanh chóng tiến bộ bằng việc học cách thư giãn bất cứ khi nào cảm thấy mất kiên nhẫn. Hít thở sâu và thả lỏng đầu óc. Tập trung vào hơi thở và bạn sẽ vượt qua được cảm giác đó.
  • Tiêu đề ảnh Be Patient Step 6

    {“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/6/6c/Be-Patient-Step-6-Version-9.jpg/v4-460px-Be-Patient-Step-6-Version-9.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/6/6c/Be-Patient-Step-6-Version-9.jpg/v4-760px-Be-Patient-Step-6-Version-9.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
    2
    Buông bỏ nếu bạn không thể làm gì để xử lý yếu tố gây nên sự thiếu kiên nhẫn ở bạn. Nếu không thể làm gì để giải quyết nguyên nhân khiến bạn thiếu kiên nhẫn, bạn chỉ việc cho qua. Phải, điều này không dễ thực hiện, nhưng không phải là không thể. Và đó là điều tốt duy nhất nên làm.

    • Ban đầu, có lẽ bạn sẽ cảm thấy khó mà thư giãn khi vấn đề đó quan trọng với bạn – chẳng hạn như chờ kết quả sau cuộc phỏng vấn việc làm – nhưng bạn có thể giảm bớt sự nôn nóng trước những chuyện nhỏ nhặt (ví dụ như xếp hàng ở siêu thị).
    • Nếu cố gắng nỗ lực để kiên nhẫn hơn trong những sự việc ngắn hạn hay vặt vãnh, bạn sẽ dần dần có thêm sức mạnh để duy trì sự kiên nhẫn trong những tình huống khó khăn và dai dẳng nhất.
  • Ban đầu, có lẽ bạn sẽ cảm thấy khó mà thư giãn khi vấn đề đó quan trọng với bạn – chẳng hạn như chờ kết quả sau cuộc phỏng vấn việc làm – nhưng bạn có thể giảm bớt sự nôn nóng trước những chuyện nhỏ nhặt (ví dụ như xếp hàng ở siêu thị).
  • Nếu cố gắng nỗ lực để kiên nhẫn hơn trong những sự việc ngắn hạn hay vặt vãnh, bạn sẽ dần dần có thêm sức mạnh để duy trì sự kiên nhẫn trong những tình huống khó khăn và dai dẳng nhất.
  • Tiêu đề ảnh Be Patient Step 7

    {“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/4/4c/Be-Patient-Step-7-Version-9.jpg/v4-460px-Be-Patient-Step-7-Version-9.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/4/4c/Be-Patient-Step-7-Version-9.jpg/v4-760px-Be-Patient-Step-7-Version-9.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
    1
    Nhắc nhở bản thân là mọi thứ đều cần thời gian. Người thiếu kiên nhẫn là người khăng khăng muốn mọi việc được hoàn thành ngay bây giờ và không muốn phí thời gian. Tuy nhiên, có một số việc không thể vội vã được.

    • Nghĩ về những kỷ niệm vui nhất của bạn. Đó có thể là những trường hợp mà sự kiên nhẫn của bạn được đền đáp xứng đáng, chẳng hạn như khi bạn làm việc chăm chỉ để hoàn thành mục tiêu vốn không thể đạt được ngay lập tức, hoặc khi bạn đã dành thêm nhiều thời gian để thư giãn bên cạnh người thân yêu. Thử nghĩ xem bạn có thể tạo ra những kỷ niệm đó nếu thiếu kiên nhẫn không? Chắc hẳn là không.
    • Hầu hết những điều tốt đẹp trong cuộc sống đều cần thời gian và nỗ lực; nếu thiếu kiên nhẫn, bạn thường sẽ từ bỏ các mối quan hệ, mục tiêu và những thứ quan trọng khác đối với bản thân. Điều tốt đẹp không hẳn lúc nào cũng đến với những người biết chờ đợi, nhưng hầu hết những kết quả tốt đẹp đều không đến ngay lập tức.
  • Nghĩ về những kỷ niệm vui nhất của bạn. Đó có thể là những trường hợp mà sự kiên nhẫn của bạn được đền đáp xứng đáng, chẳng hạn như khi bạn làm việc chăm chỉ để hoàn thành mục tiêu vốn không thể đạt được ngay lập tức, hoặc khi bạn đã dành thêm nhiều thời gian để thư giãn bên cạnh người thân yêu. Thử nghĩ xem bạn có thể tạo ra những kỷ niệm đó nếu thiếu kiên nhẫn không? Chắc hẳn là không.
  • Hầu hết những điều tốt đẹp trong cuộc sống đều cần thời gian và nỗ lực; nếu thiếu kiên nhẫn, bạn thường sẽ từ bỏ các mối quan hệ, mục tiêu và những thứ quan trọng khác đối với bản thân. Điều tốt đẹp không hẳn lúc nào cũng đến với những người biết chờ đợi, nhưng hầu hết những kết quả tốt đẹp đều không đến ngay lập tức.
  • Tiêu đề ảnh Be Patient Step 8

    {“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/6/62/Be-Patient-Step-8-Version-9.jpg/v4-460px-Be-Patient-Step-8-Version-9.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/6/62/Be-Patient-Step-8-Version-9.jpg/v4-760px-Be-Patient-Step-8-Version-9.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
    2
    Biết điều gì là quan trọng. Việc không tập trung vào những điều quan trọng nhất trong cuộc sống sẽ dẫn đến sự thiếu kiên nhẫn. Hãy làm cho cuộc sống bình yên bằng cách sống tử tế, giàu lòng vị tha đối với người khác, biết ơn mọi thứ và tận dụng tối đa những điều quan trọng nhất. Khi những việc nhỏ nhặt khiến bạn thiếu kiên nhẫn, việc dành thời gian nhớ đến một trong những điều kể trên sẽ giúp bạn bớt nóng lòng muốn thay đổi ngay lập tức.
  • Tiêu đề ảnh Be Patient Step 9

    {“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/3/33/Be-Patient-Step-9-Version-9.jpg/v4-460px-Be-Patient-Step-9-Version-9.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/3/33/Be-Patient-Step-9-Version-9.jpg/v4-760px-Be-Patient-Step-9-Version-9.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
    3
    Luôn nhớ rằng cuối cùng bạn cũng sẽ đạt được những gì mình muốn. (Điều này cần có sự trưởng thành và sự kiên nhẫn để thấu hiểu và chấp nhận!) Điều này có thể sẽ đúng nếu bạn tập trung nỗ lực vào một điều gì đó; nhưng thường thì bạn sẽ phải kiên trì để đạt được mục tiêu.

    • Với một số người, việc này có thể diễn ra dễ dàng, nhưng điều duy nhất có ý nghĩa là biết cách khiến bản thân bận rộn, kể cả trong khoảng thời gian rỗi.
    • Nhớ rằng sự kiên nhẫn là một kỹ năng tinh thần mà bạn không bao giờ quên; do đó bạn cần nuôi dưỡng tính kiên nhẫn như một phần quan trọng trong cuộc sống. Sự thiếu kiên nhẫn là một điều không đáng tự hào, nhưng đó là việc mà bạn nên cố gắng rèn luyện để vượt qua trước khi nó phá hủy cuộc sống của bạn.
  • Với một số người, việc này có thể diễn ra dễ dàng, nhưng điều duy nhất có ý nghĩa là biết cách khiến bản thân bận rộn, kể cả trong khoảng thời gian rỗi.
  • Nhớ rằng sự kiên nhẫn là một kỹ năng tinh thần mà bạn không bao giờ quên; do đó bạn cần nuôi dưỡng tính kiên nhẫn như một phần quan trọng trong cuộc sống. Sự thiếu kiên nhẫn là một điều không đáng tự hào, nhưng đó là việc mà bạn nên cố gắng rèn luyện để vượt qua trước khi nó phá hủy cuộc sống của bạn.
  • Tiêu đề ảnh Be Patient Step 10

    {“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/f/f5/Be-Patient-Step-10-Version-9.jpg/v4-460px-Be-Patient-Step-10-Version-9.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/f/f5/Be-Patient-Step-10-Version-9.jpg/v4-760px-Be-Patient-Step-10-Version-9.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
    4
    Luôn nhìn cuộc đời một cách tích cực. Thái độ tích cực đóng một vai trò quan trọng trong khả năng rèn luyện để có sự kiên nhẫn. Nên nhớ rằng cuộc đời không là một cuộc đua, mà là một cuộc hành trình mà bạn tận hưởng từng trải nghiệm trên đường đi.
  • Tiêu đề ảnh Be Patient Step 11

    {“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/4/47/Be-Patient-Step-11-Version-9.jpg/v4-460px-Be-Patient-Step-11-Version-9.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/4/47/Be-Patient-Step-11-Version-9.jpg/v4-760px-Be-Patient-Step-11-Version-9.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
    1
    Chuẩn bị cho những việc không mong đợi. Mặc dù bạn đã có kế hoạch nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng diễn ra như dự tính. Hãy chấp nhận khó khăn và những khúc quanh trong cuộc sống một cách khéo léo. Đặt ra kỳ vọng thiết thực. Điều này không chỉ áp dụng cho hoàn cảnh mà còn để ứng xử với hành vi của những người xung quanh.

    • Nếu bạn nổi nóng với con cái hoặc vợ/chồng vì họ vô tình làm đổ nước, thì điều đó có nghĩa là bạn không hề nhìn nhận sự thật rằng con người không ai hoàn hảo. Cho dù sự việc đó không xảy ra không chỉ một lần mà là nhiều lần do sự cẩu thả, thì việc mất kiên nhẫn của bạn sẽ không làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn. Đó là việc cần được giải quyết bằng sự tự chủ và trao đổi nếu có thể.
  • Nếu bạn nổi nóng với con cái hoặc vợ/chồng vì họ vô tình làm đổ nước, thì điều đó có nghĩa là bạn không hề nhìn nhận sự thật rằng con người không ai hoàn hảo. Cho dù sự việc đó không xảy ra không chỉ một lần mà là nhiều lần do sự cẩu thả, thì việc mất kiên nhẫn của bạn sẽ không làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn. Đó là việc cần được giải quyết bằng sự tự chủ và trao đổi nếu có thể.
  • Tiêu đề ảnh Be Patient Step 12

    {“smallUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/6/6b/Be-Patient-Step-12-Version-9.jpg/v4-460px-Be-Patient-Step-12-Version-9.jpg”,”bigUrl”:”https://www.wikihow.com/images_en/thumb/6/6b/Be-Patient-Step-12-Version-9.jpg/v4-760px-Be-Patient-Step-12-Version-9.jpg”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:345,”bigWidth”:760,”bigHeight”:570,”licensing”:”<div class=”mw-parser-output”></div>”}
    2
    Cho bản thân nghỉ ngơi. Việc này gồm hai phần.

    • Trước tiên, không làm gì cả trong vài phút. Chỉ ngồi yên và suy nghĩ. Đừng xem tivi; thậm chí không đọc sách. Không làm gì cả. Ban đầu sẽ rất khó khăn và bạn có thể bạn sẽ mất kiên nhẫn sau một hoặc hai phút, nhưng ít phút đó thật sự có thể làm cho cuộc sống của bạn chậm lại, và đó là một điều quan trọng để xây dựng thái độ cần thiết cho việc hình thành sự kiên nhẫn.
    • Tiếp theo, đừng đóng khung bản thân và thế giới quanh bạn theo chuẩn mực không thể đạt được. Chắc chắn là chúng ta sẽ kiên nhẫn hơn nếu không nghe tiếng khóc của trẻ nhỏ, đĩa không bị vỡ, máy vi tính không bị treo và mọi người không mắc sai lầm, nhưng đó là những điều không bao giờ xảy ra. Việc trông đợi cuộc sống diễn ra một cách êm đềm chẳng khác nào việc bạn đập đầu vào tường. Hãy để bản thân được thư giãn! Cho các con ra ngoài chơi để bạn không cảm thấy căng thẳng với việc chăm sóc bọn trẻ!
  • Trước tiên, không làm gì cả trong vài phút. Chỉ ngồi yên và suy nghĩ. Đừng xem tivi; thậm chí không đọc sách. Không làm gì cả. Ban đầu sẽ rất khó khăn và bạn có thể bạn sẽ mất kiên nhẫn sau một hoặc hai phút, nhưng ít phút đó thật sự có thể làm cho cuộc sống của bạn chậm lại, và đó là một điều quan trọng để xây dựng thái độ cần thiết cho việc hình thành sự kiên nhẫn.
  • Tiếp theo, đừng đóng khung bản thân và thế giới quanh bạn theo chuẩn mực không thể đạt được. Chắc chắn là chúng ta sẽ kiên nhẫn hơn nếu không nghe tiếng khóc của trẻ nhỏ, đĩa không bị vỡ, máy vi tính không bị treo và mọi người không mắc sai lầm, nhưng đó là những điều không bao giờ xảy ra. Việc trông đợi cuộc sống diễn ra một cách êm đềm chẳng khác nào việc bạn đập đầu vào tường. Hãy để bản thân được thư giãn! Cho các con ra ngoài chơi để bạn không cảm thấy căng thẳng với việc chăm sóc bọn trẻ!
  • Thay vì khó chịu vì bị làm phiền (chẳng hạn như tiếng khóc của trẻ nhỏ trên chuyến bay dài), bạn nên làm một người quan sát bị động. Nếu tập thói quen mỗi ngày quan sát sự vật và sự việc mà không đánh giá hoặc đưa ra ý kiến chủ quan, có thể công nhận điều gì đó mà không để nó làm bạn khó chịu thì dần dần bạn sẽ thoải mái hơn.
  • Sự buồn chán có thể làm bạn khó kiên nhẫn hơn. Nếu bạn đang chờ đợi trong phòng mạch của bác sĩ và thứ duy nhất mà bạn có thể tập trung vào là tiếng tích tắc của đồng hồ thì hy vọng bạn không sớm mất kiên nhẫn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể đọc sách và chơi trò chơi ô chữ thì thời gian sẽ trôi nhanh (hoặc ít nhất là không quá chậm). Nếu không có việc gì để làm trong khi chờ đợi thì hãy cảm kích sự thật rằng bạn đang không có việc để làm. Trong cuộc sống đầy hối hả, cơ hội để không làm gì cả thường rất hiếm và nên được trân trọng vì bạn có dịp quên đi những thứ vặt vãnh thường ngày.
  • Kiên nhẫn với người khác là một cách để tôn trọng họ. Không ai hoàn hảo cả; và nếu bạn muốn là một người cha/người mẹ, người chủ, người chồng/người vợ hoặc người bạn tốt thì việc nhận ra điều này là rất quan trọng để trở nên kiên nhẫn với người khác. “Đừng mất thời gian vì những điều vụn vặt” là một phương châm sống rất hay. Bạn và những người xung quanh sẽ cảm thoải mái hơn và thân thiết với nhau hơn.
  • Trở nên kiên nhẫn là nhiệm vụ không hề dễ và bạn cần được động viên để kiên nhẫn hơn. Tuy nhiên, đây là một việc bạn có thể làm được và nên làm. Sự kiên nhẫn có thể giảm mức độ căng thẳng và cải thiện sức khỏe lẫn kéo dài tuổi thọ; bên cạnh đó, sự kiên nhẫn thật sự có thể làm bạn hạnh phúc hơn. Bất kể lúc nào bạn cảm thấy thiếu kiên nhẫn, hãy nghĩ đến ảnh hưởng tích cực của sự kiên nhẫn, và nên nhớ rằng sự thiếu kiên nhẫn chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn.
  • Nhớ rằng với mỗi một phút tức giận, bạn sẽ mất đi 60 giây hạnh phúc.
  • Trở về thực tại và tập trung vào công việc trước mắt. Bạn sẽ nghĩ rằng mình có rất nhiều việc phải làm hôm nay nhưng bạn chỉ có một việc để làm là việc ở ngay trước mặt bạn. Cảm giác hoàn thành sau khi làm xong một công việc sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng và khuyến khích bạn cố gắng để có thêm thành quả.
  • Khi bạn có thể thay đổi thái độ để trở thành một người kiên nhẫn thì bạn sẽ nhận ra rằng sự kiên nhẫn có thể giúp bạn chịu đựng bất kỳ trở ngại nào, cho dù nó dai dẳng hoặc trắc trở ra sao. Quan trọng hơn hết có lẽ là sự kiên nhẫn sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.
  • Cách để giải tỏa căng thẳng là viết. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng người viết về cảm xúc của họ thường bình tĩnh hơn và học cách chấp nhận cảm xúc mà họ đang trải qua. Vì vậy, lần sau khi bạn cảm thấy tức giận, hãy viết điều ra đó ra giấy và cố gắng ngẫm nghĩ xem tại sao bạn lại tức giận như vậy.
  • Một câu trích dẫn từ tiểu thuyết Shogun của James Clavell: “Nghiệp là khởi đầu của sự hiểu biết. Tiếp theo là sự kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn rất quan trọng. Người mạnh mẽ là người kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn tức là cố gắng không phụ thuộc vào bảy loại cảm xúc: căm ghét, yêu quý, vui sướng, lo lắng, giận giữ, sầu khổ, sợ hãi. Nếu không bị điều khiển bởi bảy cảm xúc đó, bạn là người kiên nhẫn, rồi bạn sẽ sớm hiểu quy luật của mọi thứ và hòa hợp với những điều không thể thay đổi”.
  • Nhiều người nhận ra thiền và yoga có thể giúp họ xây dựng sự kiên nhẫn.
  • Nên nhớ rằng tóm gọn lại thì chìa khóa của sự kiên nhẫn là đánh lạc hướng tâm trí của bạn khỏi sự việc khiến bạn thiếu kiên nhẫn và làm cho đầu óc bận rộn với thứ khác.
  • Hãy kiên nhẫn với người thiếu kiên nhẫn. Nếu cảm thấy họ làm bạn quá khó chịu, hãy rời khỏi và đến một nơi khác để tránh hành vi có thể gây căng thẳng của họ.
  • Không nên đánh đồng sự kiên nhẫn với sự trì hoãn. Bạn cần hiểu rằng, sự kiên nhẫn có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái khi không làm gì, nhưng việc ăn không ngồi rồi sẽ sinh ra sự thiếu kiên nhẫn và căng thẳng.
  • In
  • Gửi thư hâm mộ tới tác giả
  •  xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

    điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

     

    Những câu nói hayĐặt tên con ,Lời chúc sinh nhật

    xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

    Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

    Mối Quan Hệ 

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *