Sức Khỏe

12 tác dụng của cây cóc mẳn – trị bệnh, sức khỏe và lưu ý

12 tác dụng của cây cóc mẳn – trị bệnh, sức khỏe và lưu ý

Cây cóc mẳn còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác như “cây thuốc mộng”, “cỏ the”, “cây trăm chân”, “cúc mẳn”, “cúc ma”, “cầu tử thảo”, “nga bất thực thảo”, “thạch hồ tuy” hay “địa hồ tiêu”,… Trong miền Nam, loại cây này còn được gọi là “cây cóc ngồi”. 12 tác dụng của cây cóc mẳn – trị bệnh, sức khỏe và lưu ý

Mục lục

 

1. Tìm hiểu về cây cóc mẳn

1.1 Cây cóc mẳn là gì?

Thuộc loại cây cỏ mềm, cóc mẳn mọc bò, nằm lan rộng trên mặt đất. Toàn thân nhẵn bóng phân chia ra rất nhiều cành. Đặc biệt phần ngọn được phủ lớp lông trắng mịn. 12 tác dụng của cây cóc mẳn – trị bệnh, sức khỏe và lưu ý

Cây có lá đơn với cách mọc so le. Thường lá dài 10 – 18mm, rộng 6 – 10mm tạo thành hình ba cạnh, phần đầu tù và hẹp lại ở phía cuống. Mép lá có hai răng cưa ở hai bên tạo nên sự khác biệt với các loài khác. Ở mặt dưới lá cây cóc mẳn có gân chính hơi nổi lên, còn gân phụ thì không rõ và lá không có cuống. 

Cây cóc mẳn có tác dụng gì?

Khi vò ra, cây có mùi hắc đặc trưng. Cây thường ra hoa từ khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau. Đây cũng là thời gian thích hợp để thu hái loại cây này. Sau đó, người ta sẽ rửa sạch đất cát, bụi bẩn rồi đem đi phơi nắng hoặc sấy khô. Cây có thể được sao qua hay sao vàng trước khi sử dụng. 

Cúc ma, cỏ lưỡi rắn, cỏ the, cây trăm chân, cây thuốc mộng,… đều là các tên gọi khác của cây. Thông thường cây mọc hoang khắp nơi, hay xuất hiện nhất ở những nơi ẩm thấp như bờ rãnh, trên ruộng bỏ hoang và ven đường. Ngay cả chỗ những chân tường ẩm mốc hay các khe gạch vỡ hở đất trong thành phố, ta cũng dễ dàng bắt gặp loại cây này.

1.2 Cây cóc mẳn có công dụng gì và liều dùng như thế nào?

Cây thường được chỉ định dùng để chữa trị trong các trường hợp sau: 

  • Viêm mũi dị ứng hay viêm họng cấp và mạn tính.
  • Bệnh ho gà, viêm phế quản mạn tính.
  • Bệnh sốt rét, bệnh giun đũa, bệnh lỵ do amip gây nên. 
  • Trong các chấn thương và cả bệnh tạng khớp.
  • Trường hợp viêm mắt có mủ, đau mắt đỏ sưng hay đau màng mộng mắt.
  • Các bệnh hay gặp về đường tiêu hóa như đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa.
  • Dùng ngoài để chữa trị khi có vết rắn cắn, vết chai ở chân, viêm mủ da và viêm da thần kinh, thậm chí có thể đắp bó gãy xương.

Với liều dùng trong khoảng 3-9g cây cóc mẳn ở dạng thuốc sắc và không kể liều lượng khi dùng ngoài. Lúc này, bạn chỉ cần giã cây tươi để đắp ngoài da.

>>>> đọc thêm : shop hoa tươi giao tận tay tại chợ An Thới Cần Thơ 

2. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cóc mẳn

2.1 Các bệnh về mũi

Bài 1: Dùng 6g mỗi loại gồm cây cóc mẳn và phần chồi hoa Mộc lan cùng 10g quả Ké đầu ngựa. Các nguyên liệu đem cho vào nồi để sắc lấy nước uống. Trong trường hợp dùng ngoài, chỉ cần nghiền riêng cỏ mẳn hoặc trộn thêm với Tế tân và Bạch chỉ rồi chia từng phần nhỏ. Mỗi lần đặt một ít vào trong mũi giúp bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

 Bài 2: Cần sử dụng cây cóc mẳn tươi đã được rửa sạch và hong khô. Sau đó cho cây vào giã nát, vắt lấy phần nước cốt. Hằng ngày dùng phần nước cốt đó nhỏ vào mũi từ 1-2 lần, mỗi lần 2-3 giọt. Lúc nhỏ, bạn nên nằm ngửa trong 20-30 phút và thực hiện liên tục 1 tuần tương đương với 1 liệu trình. Thường sẽ có hiệu quả rõ rệt sau 1-3 liệu trình.

Bài 3: Cách đơn giản nhất là bạn chỉ cần vò nát cây cóc mẳn tươi, vê tròn lại thành viên nhỏ sau đó nhét vào lỗ mũi. Việc này có tác dụng rất tốt trong thông mũi và tiêu viêm.

Lưu ý: Những bài thuốc kể trên không chỉ sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng mà còn có tác dụng khá hiệu quả trong các trường hợp như viêm xoang mũi, viêm mũi cấp hay viêm mũi đơn thuần mạn tính…

Dược liệu cây cóc mẳn

2.2 Điều trị tốt mẩn ngứa

Cần có nguyên liệu cỏ mẳn và đậu xanh với tỉ lệ 2:1 thêm vài hạt muối cả. Tiếp đó, cho cả ba thứ giã nhỏ rồi đắp lên vùng da bị mẩn ngứa sau khi đã được rửa sạch. 12 tác dụng của cây cóc mẳn – trị bệnh, sức khỏe và lưu ý

2.3 Dùng cho người bị ho gió

Dùng khoảng 15g cây cỏ mẳn khô hoặc 30g tươi, đem đi rửa sạch, thêm vào 500ml nước rồi sắc lên. Khi lượng nước còn khoảng 100ml, chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 5 ngày liền để thấy được công dụng của bài thuốc này.

2.4 Các chứng ho dai dẳng

Chọn dùng phần cây tươi, rửa sạch và giã nát để vắt lấy nước cốt. Bạn có thể hòa thêm chút mật ong cho dễ uống. Liều dùng 8 – 10g chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Với người lớn, ở dạng nước sắc, cần phải dùng từ 20 – 40g cây tươi hoặc 16 – 30g khô. Ngoài ra còn có thể tăng hiệu quả chữa trị khi phối hợp với các vị thuốc khác.

Đem sắc hỗn hợp gồm 12g lá hen, 10g bách bộ, 8g mỗi loại bạc hà và trần bì. Bài thuốc này rất tốt để chữa trị viêm phế quản cấp và mạn tính. Trường hợp bị ho trong cảm sốt, có thể sắc 40g mỗi thứ cóc mẳn, lá xương song cùng râu ngô để uống 2 lần trong ngày.

2.5 Dùng cho người bị cảm cúm. 12 tác dụng của cây cóc mẳn – trị bệnh, sức khỏe và lưu ý

Bài 1: Dùng khoảng 100g cây cỏ the tươi. Sau khi rửa sạch, đem giã nát, vắt lấy phần nước cốt rồi hòa thêm chút rượu trắng. Chia hỗn hợp thành 2 lần uống và uống khi còn ấm. Các triệu chứng tắc mũi, nhảy mũi, phát sốt, sợ lạnh, đau đầu hay đau mình mẩy…sẽ được giảm đáng kể khi dùng bài thuốc này.

Bài 2: Cây cóc mẳn sau khi được phơi khô đem tán thành bột mịn. Liều dùng 6g đem chiêu bằng nước ấm để uống ngày 2 lần. Trên đối tượng trẻ nhỏ cần phải giảm nửa liều. Cây có tác dụng phát tán phong hàn và kháng virus nên thường được dùng chữa bệnh cúm mới phát đi kèm những biểu hiện đặc trưng thuộc thể phong hàn.

Tác dụng của cóc mẳn

2.6 Có tác dụng với người bị viêm phế quản mãn tính

Người bệnh cần sử dụng 12g lá hen, cỏ mẳn tươi và bách bộ mỗi loại 10g cùng 8g trần bì. Một thang thuốc trên đem sắc uống trong ngày. Bạn nên uống đều đặn trong vòng 10-15 ngày để hỗ trợ trị bệnh hiệu quả.

2.7 Điều trị ho do cảm cúm gây nên

Một thang thuốc sắc uống mỗi ngày gồm 40g mỗi vị cỏ mẳn, lá xương song và râu ngô. Sau khoảng 3-5 ngày, bệnh ho sẽ thuyên giảm đáng kể.

2.8 Chữa dị ứng thời tiết

Dùng một lượng cây cỏ mẳn tươi đã được rửa sạch đem đi giã nát rồi đắp lên vùng da nổi mẩn ngứa, có thể chà xát nhẹ nhàng. Bạn nên thực hiện nhiều lần trong ngày và liên tục trong nhiều ngày để đạt được hiệu quả mong muốn.

2.9 Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng

Vò nát cây cỏ mẳn phần tươi hay khô đều được rồi đưa sát vào lỗ mũi. Tuy hít vào sẽ hắt hơi nhưng sau đó bạn cảm thấy dễ thở và dễ chịu hơn rất nhiều. Thực hiện từ 2-3 lần mỗi ngày, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện. Một cách làm đơn giản hơn là vò nát cây cỏ the tươi, vê tròn lại rồi nhét vào mũi giúp thông mũi và tiêu viêm rất tốt.

2.10 Điều trị tăng huyết áp

Đập vụn và sao qua 10g mẫu đơn bì. Thêm vào 20g cỏ mẳn, 10g hạ khô thảo, 8g cỏ ngọt và 6g hoa hòe đã được sao vàng. Có thể dùng để uống hàng ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc dạng chè đều được.

2.11 Đối với mụn độc, lở loét

Phần cây tươi đem đi rửa sạch bụi bẩn. Sau khi để ráo nước, giã nát rồi chà xát nhẹ nhàng vào chỗ bị mụn ngứa. Cách này làm nhiều lần trong ngày có tác dụng chữa trị bệnh hắc lào. Trường hợp cơ thể nổi mụn ngứa và chảy nước vàng, bạn nên dùng 30 – 40g cóc mẳn khô để sắc nước và rửa vài lần trong ngày.

2.12 Dùng cho người bị viêm da thần kinh

Cây cóc mẳn có tác dụng hiệu quả trong việc chống ngứa và tiêu viêm. Do đó, bạn có thể dùng cây này xát trực tiếp vào vùng da bị bệnh.

Ngoài ra, khi bị sưng tấy, tím bầm do va đập, té ngã, bạn cũng có thể dùng cỏ the để chữa trị. Giã nát phần cây tươi, thêm vào ít rượu trắng hoặc giấm ăn rồi xào nóng lên. Sau đó, đắp lên vùng da bị tổn thương, băng bó có tác dụng giảm đau, tán huyết tốt. 

Bên cạnh đó, cây cỏ mẳn còn được dùng trong một số bài thuốc khác như:

Bài 1: Chữa ho gió gây nên do ngoại cảm: Dùng cóc mẳn một lượng khô 15g hoặc 30g tươi sắc trong 500ml nước đến khi còn 100ml, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài 2: Trị đau mắt đỏ hoặc đau mắt do viêm kết mạc: Các nguyên liệu cần có gồm có cỏ mẳn và bạc hà mỗi loại 12g, thảo quyết minh 8g và cúc hoa 4g. Đun sôi nhỏ lửa tất cả hỗn hợp trong 15 phút, rồi đem xông hơi mắt một cách nhẹ nhàng. Sau khi nước nguội bớt, chia ra uống trong ngày.

Cây cỏ mẳn này cũng có thể phối hợp với vỏ núc nác hay còn gọi là hoàng bá nam. Một thang thuốc gồm 40g mỗi vị đem sắc lấy nước uống mỗi ngày. Thực hiện uống liên tục trong 1 – 2 tuần để giảm tình trạng đau mắt.

>>>> đọc thêm : Khó Thở ! nguyên nhân, phỏng đoán bệnh và cách khắc phục

3. Lời kết

Trên đây là một số thông tin cơ bản về đặc điểm cũng như công dụng của cây cỏ mẳn trong các bài thuốc trị bệnh thông thường. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình tìm hiểu và ứng dụng loại cây này để đạt được hiệu quả chữa trị như ý muốn.

 

 

xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương

, hoa chia buồn , điện hoa 24gio

. shop hoa tươi

, đặt hoa công nghệ

điên hoa 24gio

, hoa tươi đẹp không tưởng

, hoa tươi

stt hài hước trên facebook

,Những câu nói hay về con gái

, diadiemshophoa.vn

xem thêm >> hoa tươi hải phòng

, lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

, dien hoa

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

cây thuốc NamKinh Nghiệm Cưới ,Lời chúc sinh nhật hay nhất

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *